QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn về chức năng của TVGS

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn về chức năng của TVGS

    Không biết anh em trên diễn đàn có quan tâm đến vấn đề này không?

    Theo luật XD thì tư vấn giám sát là trách nghiệm của chủ đầu tư, khi chủ đầu tư không làm được chức năng này thì có thể tổ chức, cá nhân có chuyên môn thực hiện phần việc này, như vậy có thể nói TVGS là một nhà thầu của Chủ đầu tư và chủ đầu tư có quyền thuê hoặc không thuê TVGS, TVGS phải họat động độc lập với nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư. Thực tế thì chủ đầu tư và TVGS ai là người có quyết định cuối cùng và các vấn đề đảm bảo chất lượng công trình đây... bởi nếu có bất đồng ý kiến giữa chủ đầu tư và TVGS thì không biết giải quyết thế nào đây, chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp thường là có quan hệ đặc biệt do đó TVGS muốn hoằn thành nhiệm vụ và đảm bảo công việc thật khó, nên TVGS thường chọn phương án là đảm bảo công việc của mình và chất lượng thì phải xử lý mềm dẻo thôi....

  • #2
    Nguyên văn bởi Supervisor
    Không biết anh em trên diễn đàn có quan tâm đến vấn đề này không?

    Theo luật XD thì tư vấn giám sát là trách nghiệm của chủ đầu tư, khi chủ đầu tư không làm được chức năng này thì có thể tổ chức, cá nhân có chuyên môn thực hiện phần việc này, như vậy có thể nói TVGS là một nhà thầu của Chủ đầu tư và chủ đầu tư có quyền thuê hoặc không thuê TVGS, TVGS phải họat động độc lập với nhà thầu xây lắp và chủ đầu tư. Thực tế thì chủ đầu tư và TVGS ai là người có quyết định cuối cùng và các vấn đề đảm bảo chất lượng công trình đây... bởi nếu có bất đồng ý kiến giữa chủ đầu tư và TVGS thì không biết giải quyết thế nào đây, chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp thường là có quan hệ đặc biệt do đó TVGS muốn hoằn thành nhiệm vụ và đảm bảo công việc thật khó, nên TVGS thường chọn phương án là đảm bảo công việc của mình và chất lượng thì phải xử lý mềm dẻo thôi....

    Tôi có vài ý kiến đóng góp cho bài viết của bạn như thế này:
    1- Theo Luật XD thì chủ đầu tư có thể tự mình giám sát hoặc có thể thuê các đơn vị tư vấn đề làm tư vấn giám sát chứ không phải TVGS là trách nhiệm của chủ đầu tư.
    2- Quyết định cuối cùng của bạn nói tôi vẫn chưa rõ là quyết định về cái gì? Bởi vì thực tế, TVGS là đại diện cho chủ đầu tư để quản lý về mặt chất lượng của công trình. Nếu có bất đồng gì chăng nữa thì TVGS cũng phải lấy chất lượng công trình lên làm đầu, nếu nhà thầu làm không đạt yêu cầu về chất lượng thì có văn bản trả lời cho CDT, có gì là khó giải quyết đâu.
    3- Còn vấn đề bạn nói:"chủ đầu tư và nhà thầu xây lắp thường là có quan hệ đặc biệt do đó TVGS muốn hoằn thành nhiệm vụ và đảm bảo công việc thật khó, nên TVGS thường chọn phương án là đảm bảo công việc của mình và chất lượng thì phải xử lý mềm dẻo thôi"
    điều đó cũng có những cái đúng riêng trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên , bạn cũng nên đi học lớp TVGS (nếu bạn chưa có chứng chỉ) và tìm hiểu kỹ hơn về Luật XD ở những điều qui định các hoạt động TVGS.
    Chúc bạn thành công
    Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
    Email : cncc.jsc@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Các hình thức quản lý dự án

      Điều 35. Các hình thức quản lý dự án

      1. Căn cứ điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân, yêu cầu của dự án, người quyết định đầu tư xây dựng công trình quyết định lựa chọn một trong các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình sau đây:

      a) Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình không đủ điều kiện năng lực;

      b) Trực tiếp quản lý dự án khi chủ đầu tư xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án.

      2. Trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

      3. Tổ chức, cá nhân quản lý dự án phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định này.

      Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và Ban quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án

      1. Chủ đầu tư có nhiệm vụ ,quyền hạn sau :

      a) Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế, dự toán xây dựng công trình sau khi dự án được phê duyệt.

      b) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu đối với các gói thầu không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước .

      c) Ký kết hợp đồng với các nhà thầu.

      d) Thanh toán cho nhà thầu theo tiến độ hợp đồng hoặc theo biên bản nghiệm thu.

      đ) Nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác, sử dụng.
      Tuỳ theo đặc điểm cụ thể của dự án, chủ đầu tư có thể uỷ quyền cho Ban quản lý dự án thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình cho Ban quản lý dự án.

      2. Ban quản lý dự án có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

      a) Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, xin cấp giấy phép xây dựng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng và các công việc khác phục vụ cho việc xây dựng công trình;

      b) Chuẩn bị hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định;

      c) Lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức lựa chọn nhà thầu;

      d) Đàm phán, ký kết hợp đồng với các nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;

      đ) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực;

      e) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết;

      g) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của công trình xây dựng;

      h) Nghiệm thu, bàn giao công trình;

      i) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

      3. Ban quản lý dự án được đồng thời quản lý nhiều dự án khi có đủ điều kiện năng lực và được chủ đầu tư cho phép. Ban quản lý dự án không được phép thành lập các Ban quản lý dự án trực thuộc hoặc thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu để phục vụ cho công tác quản lý dự án.

      Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô lớn, phức tạp hoặc theo tuyến thì Ban quản lý dự án được phép thuê các tổ chức tư vấn để quản lý các dự án thành phần.

      4. Ban quản lý dự án được thuê cá nhân, tổ chức tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm, năng lực để phối hợp với Ban quản lý dự án để quản lý các công việc ứng dụng công nghệ xây dựng mới mà tư vấn trong nước chưa đủ năng lực thực hiện hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

      Việc thuê tư vấn nước ngoài đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải được người có thẩm quyền cho phép.

      5. Trường hợp dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu, ngoài việc phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này Ban quản lý dự án còn phải thực hiện các công việc sau:

      a) Thoả thuận với tổng thầu về hồ sơ mời thầu mua sắm thiết bị công nghệ chủ yếu và về chi phí mua sắm thiết bị thuộc tổng giá trị của hợp đồng

      b) Phê duyệt danh sách các nhà thầu phụ trong trường hợp chỉ định tổng thầu;

      Điều 37. Nhiệm vụ của chủ đầu tư và tổ chức tư vấn quản lý dự án trong trường hợp chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án.

      1. Người quyết định đầu tư quyết định hình thức lựa chọn tư vấn quản lý dự án. Tổ chức tư vấn được lựa chọn phải đủ điều kiện năng lực phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Tổ chức tư vấn phải là tổ chức tư vấn độc lập và không bị ràng buộc lợi ích kinh tế với chủ đầu tư hoặc với nhà thầu.

      2. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp thuê tư vấn tổ chức quản lý dự án:
      a) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án đủ điều kiện năng lực phù hợp với dự án;

      b) Ký thanh toán cho nhà thầu theo yêu cầu của tư vấn quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về tính chính xác, hợp lý của giá trị thanh toán;

      c) Tạo mọi điều kiện cho hoạt động của tổ chức tư vấn quản lý dự án;

      d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại khi thông đồng với tổ chức tư vấn quản lý dự án hoặc nhà thầu làm thất thoát vốn đầu tư.

      3. Nhiệm vụ của tổ chức tư vấn quản lý dự án:

      a) Kiểm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình để chủ đầu tư phê duyệt;

      b) Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn lựa chọn nhà thầu;

      c) Đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà thầu theo uỷ quyền của chủ đầu tư;

      d) Thực hiện nhiệm vụ giám sát thi công xây dựng công trình nếu đủ điều kiện năng lực;

      đ) Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán các hợp đồng đã ký kết;

      e) Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ sinh môi trường của dự án;

      g) Nghiệm thu, bàn giao công trình;

      h) Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, lập báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng.

      Tuỳ điều kiện của dự án, chủ đầu tư có thể giao các nhiệm vụ khác cho tư vấn quản lý dự án và phải được ghi cụ thể trong hợp đồng.

      4. Tổ chức tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình quản lý dự án. Tư vấn quản lý dự án phải chịu trách nhiệm về các hoạt động quản lý dự án tại công trường xây dựng.

      Ghi chú

      Working...
      X