QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cột khoẻ dầm yếu!!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cột khoẻ dầm yếu!!!

    Trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng, ta quan niệm là "cột khoẻ dầm yếu". Xin hỏi các sư huynh dày dặn kinh nghiệm thiết kế, vấn đề này được thể hiện như thế nào? Cột và dầm đều phải "khoẻ" hết để chịu lực mà Em là người mới, mong các sư huynh chỉ giáo dùm. Em cám ơn!

  • #2
    Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

    Nguyên văn bởi ninh47xd
    "Cột khoẻ dầm yếu" nghĩa là ở trạng thái giới hạn, dầm phải là cấu kiện bị phá hoại trước, cột bị phá hoại sau.
    Anh Ninh nói đúng đấy. Nếu mà Cột bị phá hoại trước thì kết cấu sẽ bị phá hoại nhiều hơn so với Dầm. Trong TC có nói rõ đấy.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

      theo em thì việc cột khoẻ dầm yếu sẽ làm giảm mô men trên dầm khi sử dụng PP PTHH !! Các bác chỉ cho em thêm được ko ạ..........
      Hoàng Đức Anh -Vinacon ...giun

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

        Nguyên văn bởi ketcaumuonnam
        Trong thiết kế kết cấu nhà cao tầng, ta quan niệm là "cột khoẻ dầm yếu". Xin hỏi các sư huynh dày dặn kinh nghiệm thiết kế, vấn đề này được thể hiện như thế nào? Cột và dầm đều phải "khoẻ" hết để chịu lực mà Em là người mới, mong các sư huynh chỉ giáo dùm. Em cám ơn!
        hehehe, từ này có nghĩa là khi "quá tải" thì khớp dẽo sẽ hình thành trước tiên tại các dầm trong khi cột thì vẫn làm việc trong giai đoạn đàn hồi (nếu làm ngược lại thì "ùm...." 1 phát). Vì vậy, nút khung thì phải cấu tạo theo nguyên lý trên.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

          Trong tiêu chuẩn xây dựng có yêu cầu độ cứng đơn vị của cột phải lớn hơn độ cứng đơn vị của dầm >6 ( ic/id >=6). Điều này để nếu có công trình bị phá hoại thì kết cấu dầm sẽ bị pá hoại trước cột. Như vậy công trình sẽ không bi phá hoại nhiều.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

            Như vậy, để đạt được điều kiện cột "khoẻ" còn dầm thì "yếu" , khi thiết kế mình phải chú ý vấn đề gì? Điều kiện minhthanhbk97 đưa ra làm sao mà đạt được đây ic>6id ? Làm sao có thể kiểm tra được khi dầm đạt TTGH "khớp dẻo" chỉ xuất hiện trong dầm mà cột vẫn còn ok? Huynh nào đã làm ngon lành rồi thì post lên cho mọi người tham khảo với! Em là người mới! Cảm ơn các huynh quan tâm chỉ giáo!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

              Nguyên văn bởi ketcaumuonnam
              Như vậy, để đạt được điều kiện cột "khoẻ" còn dầm thì "yếu" , khi thiết kế mình phải chú ý vấn đề gì? Điều kiện minhthanhbk97 đưa ra làm sao mà đạt được đây ic>6id ? Làm sao có thể kiểm tra được khi dầm đạt TTGH "khớp dẻo" chỉ xuất hiện trong dầm mà cột vẫn còn ok? Huynh nào đã làm ngon lành rồi thì post lên cho mọi người tham khảo với! Em là người mới! Cảm ơn các huynh quan tâm chỉ giáo!
              chào bạn ; vấn đề bạn nói thường là 1 thí nghiệm trong phòng thì mới thấy được hoặc là khi 1 cái nhà nào đó bị xập thì mới dùng kiến thức này mà check; trong thiết kế ; thường nên làm cột chịu tải chắc chắn hơn dầm ; nhưng có 1 số trường hợp nhiều khi cột lại nhỏ mà dầm lại rất lớn ; thực ra kết cấu cột làm việc khác dầm và nhiều khi dầm lại phải to mà cột phải bé vì thực ra còn phụ thộc vào nội lực ; không thể nào nói trước được làm thế nào để có thể tính toán 1 công thức cụ thể để biết dầm phá họa mà cột vẫn ok ; nếu bạn có nội lực của dầm ; cột ; từ đó bạn chọn tiết diện và thiết kế thép ; tiết diện chọn thường lưu ý tỉ lệ độ cứng của dầm và cột. nhưng ví dụ tại vị trí trên mái ; thường dầm to hơn cột ; vì dầm phụ thuộc vào nhịp ; cột phụ thuộc vào chiều dài tính toán ; độ ổn định ----
              vài dòng mong góp ý thêm
              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                Vay truic jo, trong tinh toan ket cau cac bac quan niem giua cot va dam la ji? Gia su ton tai truong hop dam khoe cot yeu thi the nao nhi, lien ket giua dam va cot la ji do may bac tim ra, ma may bac tim ra thi do co chuong trinh nao chay noi... Xin loi neu toi oi wa! Thuc su nhu may bac da noi, tai trong trong mot ket cau se truyen theo San -> Dam -> Cot. Trong thuc te co nhung dam co chieu cao chi bang san.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                  Nguyên văn bởi dungdce
                  Vay truic jo, trong tinh toan ket cau cac bac quan niem giua cot va dam la ji? Gia su ton tai truong hop dam khoe cot yeu thi the nao nhi, lien ket giua dam va cot la ji do may bac tim ra, ma may bac tim ra thi do co chuong trinh nao chay noi... Xin loi neu toi oi wa! Thuc su nhu may bac da noi, tai trong trong mot ket cau se truyen theo San -> Dam -> Cot. Trong thuc te co nhung dam co chieu cao chi bang san.
                  giữa cột và dầm thì là nút cứng, hoăc mềm tùy theo sơ đồ thiết kế (khung giằng hay giằng,...). Nếu bác nào biết thiết kế theo tiêu chuẩn Mỹ, Anh,... thì chắc sẽ biết khái niệm cứng, dẻo, dẻo vừa. Thiết kết dầm yếu tức là thiết kế dầm làm việc theo chế độ dẻo, nếu có ai để ý kỹ thì sẽ thấy hướng dẫn cấu tạo thiết kế dẻo sẽ bố trí thép sao cho khớp dẻo sẽ hình thành ở vị trí nào (gần nút khung). Níu mò theo cái TCVN thì bó tay. hic.hic.hic... y như là đọc sách "Ta" nói chuyện "Tây" dzậy á.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                    Sách kết cấu bê tông cốt thép 2 có viết.
                    Thông thường phải thiết kế sao cho khớp dẻo xuất hiện ở dầm trước sau đó mới đến cột. Lí do
                    _ Cột bị phá hoại nghĩa là toàn bộ nhà bị đổ trong khi chưa kịp phát huy khả năng chịu tải của các cấu kiện khác của công trình.Ví dụ đối với kết cấu như hình a. nếu khớp dẻo xuất hiện tại cột thì chỉ cần 6 khớp dẻo( hình b) là đủ cho nó mất khả năng chịu lực. Còn muốn khớp dẻo xuất hiện tai dầm thì cần 19 khớp dẻo.
                    _Trong các kết cấu nhà cao tầng thì biến dạng dẻo sẽ tập trung tại 1 tầng nào đó nên cần có hệ số dẻo tương đối lớn
                    Vài điều

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                      Nguyên văn bởi secretgarden195
                      Sách kết cấu bê tông cốt thép 2 có viết.
                      Thông thường phải thiết kế sao cho khớp dẻo xuất hiện ở dầm trước sau đó mới đến cột. Lí do
                      _ Cột bị phá hoại nghĩa là toàn bộ nhà bị đổ trong khi chưa kịp phát huy khả năng chịu tải của các cấu kiện khác của công trình.Ví dụ đối với kết cấu như hình a. nếu khớp dẻo xuất hiện tại cột thì chỉ cần 6 khớp dẻo( hình b) là đủ cho nó mất khả năng chịu lực. Còn muốn khớp dẻo xuất hiện tai dầm thì cần 19 khớp dẻo.
                      _Trong các kết cấu nhà cao tầng thì biến dạng dẻo sẽ tập trung tại 1 tầng nào đó nên cần có hệ số dẻo tương đối lớn
                      Vài điều
                      Bác đi sâu vào kết cấu mất rùi.uh mình thống nhất với ban là cột xuất hiện khớp dẻo sau cùng.khi sử dụng công trình thì cột chịu tải trọng chuyển vị thì chúng ta phải tính khả năng giới hạn chuyển vị của cột trước khi cột chưa gãy mà sàn đã đổ +dầm gãy,như vậy kết cấu chúng ta không đạt yêu cầu.bắt buộc chúng ta phải tính sao cho sàn lệch tâm qua tâm công trình và dầm không nứt mà cột làm việc bình thường.thông thường chúng ta tính liên kết dầm với với tường là liên kết khớp nhằm cho cấu kiện chúng ta làm việc tốt trong quá trình chuyển vị.như vậy cột chúng ta phải là cột khả năng chịu lực tốt nhất.
                      Ngựa Non Tập Chạy
                      Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                        Nguyên văn bởi David Giang
                        Bác đi sâu vào kết cấu mất rùi.uh mình thống nhất với ban là cột xuất hiện khớp dẻo sau cùng.khi sử dụng công trình thì cột chịu tải trọng chuyển vị thì chúng ta phải tính khả năng giới hạn chuyển vị của cột trước khi cột chưa gãy mà sàn đã đổ +dầm gãy,như vậy kết cấu chúng ta không đạt yêu cầu.bắt buộc chúng ta phải tính sao cho sàn lệch tâm qua tâm công trình và dầm không nứt mà cột làm việc bình thường.thông thường chúng ta tính liên kết dầm với với tường là liên kết khớp nhằm cho cấu kiện chúng ta làm việc tốt trong quá trình chuyển vị.như vậy cột chúng ta phải là cột khả năng chịu lực tốt nhất.
                        Bác nói liên kết dầm với cột là khớp thì lại sai rồi. Điều đó còn phụ thuộc vào độ cứng của dầm và cột thế nào. Nếu Ic> 6 Id thì xem như dầm liên kết ngàm vào cột. Còn nếu Id> 4Ic thì xem như dầm liên tục kê lên cột . Với Ic và Id là độ cứng của cột và dầm . Id=mx EJ/l Ic=H/EA
                        Thông thường khi tính toán kết cấu nhà theo khe co giãn khe nhiệt độ và giảm sự lún lệch thì người ta thường giảm số bậc siêu tĩnh xuống.
                        Còn khi tính toán nhà theo điều kiện Bt chịu tải trọng ngang thì người ta cần tăng bậc siêu tĩnh lên để tăng độ cứng. Điển hình là dầm phải ngàm vào cột.Tránh trường hợp ct bị đổ khi một bộ phận nào đó bị phá hoại

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                          Tuy nhiên , cũng cần nói thêm rằng, đó chỉ là cách mà người ta quan niệm.
                          Sự làm việc của dầm , cột hay cấu kiện nào khác phụ thuộc vào chính cách chúng ta cấu tạo và thi công nó.
                          "Khoẻ" hay "yếu" chính là nói đến độ cứng của cấu kiện trong cùng một điều kiện và trường hợp làm viNeeus trong quá trình thi công, chúng ta không có biện pháp cấu tạo đảm bảo , thì không thể khẳng định điều gì.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cột khoẻ dầm yếu!!!

                            Nguyên văn bởi secretgarden195
                            Bác nói liên kết dầm với cột là khớp thì lại sai rồi. Điều đó còn phụ thuộc vào độ cứng của dầm và cột thế nào. Nếu Ic> 6 Id thì xem như dầm liên kết ngàm vào cột. Còn nếu Id> 4Ic thì xem như dầm liên tục kê lên cột . Với Ic và Id là độ cứng của cột và dầm . Id=mx EJ/l Ic=H/EA
                            Thông thường khi tính toán kết cấu nhà theo khe co giãn khe nhiệt độ và giảm sự lún lệch thì người ta thường giảm số bậc siêu tĩnh xuống.
                            Còn khi tính toán nhà theo điều kiện Bt chịu tải trọng ngang thì người ta cần tăng bậc siêu tĩnh lên để tăng độ cứng. Điển hình là dầm phải ngàm vào cột.Tránh trường hợp ct bị đổ khi một bộ phận nào đó bị phá hoại
                            Kết cấu sàn
                            Kết cấu sàn của nhà cao tầng phải thoả mãn yêu cầu về công năng sử dụng; phải có tính toàn khối tốt, độ cứng lớn, chiều cao kết cấu nhỏ, trọng lượng bản thân nhẹ. Về cơ bản, có 3 loại kết cấu sàn chủ yếu: loại bản – dầm, loại bản phẳng và loại bản có sườn dày.
                            a. Loại bản dầm
                            Phương án truyền thống của kết cấu sàn là sử dụng hệ bản dầm. Khi lưới cột lớn thường sử dụng hệ dầm chính – dầm phụ – bản sàn. Ưu điểm của phương án này là chiều dầy bản sàn tương đối mỏng, độ cứng tương đối tốt; nhược điểm là chiều cao của dầm lớn không thuận tiện cho việc bố trí mặt bằng linh hoạt.
                            b. Loại bản phẳng không dầm
                            Trong hệ kết cấu khung, để giảm bớt chiều cao tầng, thích ứng với yêu cầu bố trí mặt bằng linh hoạt, đơn giản hoá thi công, người ta thường phải làm cho chiều cao dầm giảm đến mức bằng chiều cao của sàn và trở thành dầm ngầm ở trong bản sàn. Như vậy sẽ hình thành hệ kết cấu bản - cột.
                            Trong hệ kết cấu tường chống trượt, thông thường người ta sử dụng bản sàn phẳng không dầm và như vậy gọi là hệ kết cấu bản - tường.
                            Để bảo đảm độ cứng theo phương nằm ngang của kết cấu, sàn của hệ kết cấu bản – cột và hệ kết cấu bản – tường phải duy trì chiều dầy ở một trị số nhất định nào đó thường không nhỏ hơn 1/40 khẩu độ. Do đó, bản sàn khẩu độ lớn có trọng lượng bản thân nặng. Để giảm bớt trọng lượng bản thân, ta có thể sử dụng bản sàn rỗng tâm.
                            c. Loại bản sàn có sườn dày
                            Bản sàn có sườn dày hợp thành bởi bản mỏng và các sườn bố trí dầy sít nhau theo một phương hay hai phương. Trọng lượng bản thân của loại bản sàn này nhẹ, tạo hình đẹp mắt, có thể tiết kiệm thép, xi măng, giảm bớt tiết diện cột hoặc mở rộng kích thước lưới cột. Người ta thường hay dùng loại bản sàn này trong xây dựng các kho sách, phòng đọc của thư viện.

                            Trên mình đưa ra cho bạn những hiểu biết về liên kết thế nào.qua văn bạn nói mình thấy bạn chưa có khai triển được hiểu biết của bạn.vì vậy qua bài này của mình bạn thử đánh giá mình coi trong liên kết trên Liên Kết Nào là ngàm ,Liên kết nào là Khớp hay là không có Khớp????.các cái bạn nói trên mình đọc sách rùi.Sách viết lài cái chung chung yêu cầu người đọc phải hiểu vận dụng chứ không vọc bừa.Mong bạn có ý kiến.
                            Ngựa Non Tập Chạy
                            Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                            Ghi chú

                            Working...
                            X