Tại sao không thấy ai bàn về loại thi công này nhể. Tôi đã được xem bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công và đến tận nơi xem thi công các công trình cao (ống khói, lõi thang máy) thấy tiêu chuẩn của mình còn thiếu và sơ sài quá. Có ai biết cách thức đổ bê tông lúc đầu tiên (từ cốt 0.00) như thế nào không, Nghe nói phần này rất quan trọng nhưng tôi không hiểu mô tê như thế nào. Ai biết chỉ dùm với.
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Cốp pha trượt
Collapse
X
-
Ðề: Cốp pha trượt
Gui but chi
Đề tài này đã được đề cập rồi mà. Nếu bạn muốn tìm hiểu lại có thể liên hệ với mình theo địa chỉ : viet_phuchung@yahoo.com
Ghi chú
-
Ðề: Cốp pha trượt
Ôi! Anh có thể cho em ngó qua một chút được không? Hình như vấn đề bố trí kích cũng hãy lắm ! Mà em thấy bên phục hưng có chuyên gia cotpha trượt phải không ạ? hi`hi`Nếu có thể được thì anh up lên nhé!Người gặp người cơn lốc cuốn, đối diện cuộc đời tâm nào giữ lời
Ghi chú
-
Ðề: Cốp pha trượt
A - việc đổ bê tông giai đoạn đầu rất quan trọng vì :
1 - Mâm sàn giai đoạn đầu chưa có độ ổn định lớn vì nó chỉ được chống thuần túy lên mặt nên và gác lên cốt thép của kết cấu. Việc đổ bê tông không đều có thể dẫn đến biến dạng mâm sàn trong giai đoạn đầu. Điều này là vô cùng nguy hiểm. Vì bê tông đông kết chính là phần định hình ván khuôn trong suốt quá trình trượt.
2 - Việc đổ bê tông giai đoạn đầu phải đổ đều theo từng lớp để đảm bảo bê tông đông kết đều theo các lớp. Nếu không ma sát sẽ không đều đối với các khu vực khác nhau. Điều này cũng là nguyên nhân chính gây lệch và mất ổn định mâm sàn.
3 - Khi đổ bê tông phải tính toán kỹ lưỡng mối tương quan giữa khối lượng bê tông, thời gian đông kết của bê tông, việc tính toán khối lượng phụ gia cũng rất quan trọng.
B - Việc bố trí kích cũng quan trọng và phải lưu ý các vấn đề sau :
1 - Hình dáng kết cấu từ giai đoạn đầu đến kết thúc quá trình trượt nhằm dễ dàng thi công. Đặc biệt là lắp dựng cốt thép và chi tiết chờ.
2 - Toàn bộ các tải trọng thi công ( Đề nghị các bạn tham khảo thêm tiêu chuẩn cốp pha trượt )
Nói chung thi công trượt rất phức tạp, nếu chỉ tìm hiểu chơi thì kể cũng khó. Các bạn muốn xem thì ok !
Ghi chú
-
ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
Ghi chú
-
Ðề: Cốp pha trượt
Em đang làm đồ án TN, cũng muốn làm côpha trượt nhưng ko có tài liệu nào nên rất u ơ, cho em hỏi 1 chút ạ hì...
- Thứ nhất là cái lõi của em như hình dưới làm côpha trượt có hợp lý không ạ?
- Thứ hai là em chưa hiểu lắm, cho em hỏi: cái TY XUYÊN (D25) là nó chạy suốt trong vách từ tầng 1 lên ạ? Coppha trượt leo lên cao được cũng là bám vào các cái ty xuyên đây và dùng kích thủy lực đẩy lên có phải ko ạ?
- Thứ ba: với hệ 2 cái lõi như của em thì sẽ làm 1 hệ coppha trượt hay làm 2 hệ chạy song song với nhau ạ?
Em nghĩ là nên làm 1 cái thôi, có sàn nối 2 lõi với nhau, vì khoảng cách giữa 2 lõi là 2,65m cũng ko lớn???
Mong các anh các chị các cô các chú giúp đỡ !!!Quoc Viet, PhD
Centre Scientifique et Technique du Batiment, France
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú