QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

    Qua thời gian suy nghĩ em thấy rằng bạn chỉ là "kĩ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại". Không biết các bác nghĩ sao em thấy là rất không thoải mái khi cứ phải tính kết cấu theo kiến trúc của tụi kiến trúc sư ( mà nói đúng ra là mình phải theo nó ) đôi khi đưa ra những cấu tạo bất hợp lý về kết cấu làm anh em nhà mình đôi khi cũng lao đao (bởi vậy kiến trúc sư giỏi chỉ khi cũng là một kĩ sư giỏi ). Có phải hay hơn không là mình tự thiết kế kết cấu và mình tự giải quyết về kết cấu. Mà thực sự em thấy đôi khi anh em nhà mình cũng không quan tâm hay để ý đến vấn đề này (đó là theo em quan sát thôi ). Thực sự trên thế giới những kiến trúc sư tài ba đều là những kĩ sư giỏi ví dụ Norman Foster , Piano, Calatravan...Nói đến họ ai cũng phải nể phục. Và em nghĩ thực sự xây dựng và kiến trúc là hai lĩnh vực gắn bó mật thiết bổ sung cho nhau( em thấy mình cũng may mắn được học xây dựng trong môi trường kiến trúc ).
    - Theo em thấy quan trọng ở người kĩ sư chính là tư duy kết cấu , linh cảm kết cấu. Việc tính toán đúng là cực kì quan trọng nhưng theo em chúng ta tự nghĩ ra cái cấu tạo kết cấu mới là hay. Mặc dù khả năng cảm nhận kết cấu của em còn kém nhưng theo em nó rất quan trọng.
    He he em có ý kiến như vậy mong mọi người đóng góp thêm
    [COLOR=RoyalBlue]

  • #2
    Đúng ! Nhưng theo thì cũng chẳng mất gì bạn ơi...hê hê

    Chú Đức nói nghe được nhưng tụi kiến trúc nghe ra oai vậy thôi , chứ nếu ra trường đời thì nó sợ mình lắm , oai làm cái gì !!!! Chủ yếu là làm được cái gì thôi !!!!

    Làm mà không có tiền mang về nhà thì vợ la chết anh em ơi...hê hê
    Steel Design Solution Forum

    Ghi chú


    • #3
      He he chú sai rồi ra trường tụi mình theo tụi kiến trúc thì có , trừ khi là nhà cao tầng thì khác. Hỏi mấy đại ca sẽ biết đấy. Tụi nó quy mình như dế ấy.Mà tụi này học kết cấu rớt lên rớt xuống làm anh em xây dựng khổ với tụi nó ( tui học chung biết mà ). Bởi vậy ai muốn làm đồ án 10 điểm cứ lôi đồ án tốt nghiệp tụi kiến trúc ra làm được 10 điểm đấy ( he he toàn không tưởng không thích đâu vẽ đấy ví dụ chơi congxon 20m chẳng hạn )
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        k0 hiểu 2 cách tính này có gì khác nhau???

        theo KS: đúng, hợp lý????
        Theo KTS: đúng + Đẹp???
        Thân mời các bạn tham gia Forum sinh viên Thủy Lợi:
        www.thuyloionline.com

        Ghi chú


        • #5
          Theo KTS : đẹp chứ chưa chắc đúng ( coi chừng sập)
          [COLOR=RoyalBlue]

          Ghi chú


          • #6
            Chú đức nói là kiến trúc giói thì phái kết cấu giỏi và ngược lại sao.
            Nếu nói như vậy thì chỉ là 1 phần đúng thôi.Vì có những kiến trúc sư đã nghĩ ra nhưng kiễu nhà rất khó tính nhưng cực kì táo bạo và đẹp.Vì trong họ có 1 chứ lãng mạng.một chú nghệ thuật nhưng không thể nào 1 con người vừa lãng mạng như kts vừa lorit như ks.vì vậy người ta mới phân thành 2 lĩnh vực khác nhau nhưng rát có liên quan với nhau.
            ít có ai có thể vừa lãng mạng vừa cưng rắn như ksxd dược.Và những suy nghĩ táo bạo của kts làm cho ksxd phải vắt óc ra nghĩ thì khi đó mới có nhứng phát minh táo bạo về kết cấu và cách tính rát lạ và hiện đại
            Phong cách của ksxd khi thiết kế kiến trúc thì không bao giờ dẹp được nhưng mà cuộc sống cần có sự đẹp.và cái đẹp cần thiết phô trương hơn so với cái xấu trui rũi và đơn diêu.
            Không phải tui nói như vậy là binh vực cho kts nhưng ma do là le phai thôi

            Ghi chú


            • #7
              Tới chú Ducxd

              Chú đức sợ côngxôn 20m sao?đã có người thiết kế rồi đấy.Năm93 tôi có thi công sân cao lãnh ,ban đầu thiết kế 20m,nhưng Sở xd đồng tháp cắt xuống còn 15m đấy.Tôi nghĩ 20m không có gì là làm không được.Với lại ,làm thiết kế mà cứ vậy làm hoài ,không có gì khó nkhăn nên không suy nghĩ chú không chán sao?Nếu mà chú không chán với 1 công việc lặp đi lặp lại như 1 công đoạn trong dây chuyền sản xuất CN ,theo GS Hồ Ngọc Đại là chú đã "chết" theo nghĩa triết học rồi đấy.Có những công trình khó mới làm cho ta phát triển về tư duy kết cấu được.Nghệ thuật kiến trúc làm cho kỹ thuật xây dựng phát triển;kỹ thuật xây dựng chắp cánh cho nghệ thuật kiến trúc bay cao.Nó là 2 mặt của 1 vấn đề đấy ,không thể tách rời.Cái này phát triển sẽ làm nền tảng cho cái kia phát triển và ngược lại.
              Theo ngôn ngữ của quản trị kinh doanh,chú chưa có tinh thần làm việc theo nhóm,điều này rất khó cho việc phát triển các kỹ năng nghề nghiệp khác,do đó rất khó tiến xa đấy.
              Có thể điều tôi nói trên chú Dức chưa hình dung hết.Nhưng sẽ cảm nhận được điều này trong vài năm tới dấy.

              Ghi chú


              • #8
                Vậy bác phải có kinh nghiệm lâu năm lắm rồi nhỉ.Bác còn giữ bản vẽ này thì gửi lên cho mọi người xem với!

                Ghi chú


                • #9
                  Không có việc gì khó , chỉ sợ tiền không nhiều !!!!

                  Thì em cũng nghĩ như anh phan hong kong , ý chú ducxd thì thích chiến thắng tụi kiến trúc. Thực tế thì có nhiều cách để thắng một người chú ducxd ơi.

                  Hê hê , cái Consol 20 mét thì thiết kế bình thường thôi chứ có gì , chuyện bình thường chứ đâu có khó khăn lắm đâu. Nếu Bê tông cốt thép thông thường thì chọn Bê tông ứng lực trước.

                  Rủi mà không được nữa thì chọn kết cấu thép thôi chứ có gì khó đâu.....
                  Theo tôi nghĩ Đúng là : Chưa làm được chứ không phải là không làm được thôi , chứ ducxd có thấy mấy cái sân vận động đẹp , hay là mấy cái ngôi nhà đẹp thì người ta nói đến KTS thôi , hãy chuẩn bị tinh thần làm lính người ta đi.

                  Dân Sài Gòn ai mà không thích ra Phú Mỹ Hưng ở ......nhưng mà nhân vô thập toàn , chú giỏi kết cấu thì kiến trúc sẽ khô khan....hổng đẹp được đâu. Thấy chưa...chú ducxd kiếm tiền nhiều đi , sai ai cũng nghe hết , tui đảm bảo với chú là được.
                  -----------------------------------------
                  Có tiền mua tiên cũng được
                  Steel Design Solution Forum

                  Ghi chú


                  • #10
                    Hic!

                    Tui thật sự chưa dám vượt nhịp quá lớn bao giờ!Bác nào có dạng consol đó gửi tui 1 bản để tham khảo đi!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Híc, Ngay cả Kỹ sư Xây dựng cũng đã biết hết về Công nghiệp đâu.
                      Rồi chính chúng ta cũng bị bọn KS Điện, KS Công nghiệp nó "đụng" cho.
                      Vừa rồi được tiếp xúc với công trình luyện thép mới thấy còn rất nhiều bức xúc.
                      www.phuonghong.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

                        Chào bạn Phan Hong Kong, bạn có thể nói cho tôi biết đơn vị bạn thi công công trình sân Cao Lãnh và cả đơn vị thiết kế cái con son 15m đó không? Theo cái hiểu biết nông cạn và một chút kinh nghiệm nhỏ của tôi, thì ở Việt Nam chưa có dầm con son nào khủng khiếp đến như vậy ! Rất mong bạn post cả bạn vẽ thiết kế lên cho anh em tham khảo với ! Xin cảm ơn !

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

                          Nguyên văn bởi ducxd
                          - Theo em thấy quan trọng ở người kĩ sư chính là tư duy kết cấu , linh cảm kết cấu. Việc tính toán đúng là cực kì quan trọng nhưng theo em chúng ta tự nghĩ ra cái cấu tạo kết cấu mới là hay. Mặc dù khả năng cảm nhận kết cấu của em còn kém nhưng theo em nó rất quan trọng.
                          He he em có ý kiến như vậy mong mọi người đóng góp thêm
                          Chú bảo trên thế giới nhiều kiến trúc sư giỏi cả kết cấu, điều đó đúng. Nhưng ngược lại thì chưa chắc. Vì kiến trúc vẫn là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thuật, không có năng khiếu thì không làm được. Vì thế mà thế giới vẫn chia ra 2 ngành học rõ ràng : architect và structure. Nếu mà trộn được thì họ đã kết hợp từ lâu rồi.
                          Tất nhiên tôi không có ý nói là đã kết cấu thì không để ý nhiều đến kiến trúc. Trong quá trình học ĐH, dân kết cấu cũng có học những môn về kiến trúc để giúp chúng ta có cái nhìn khái quát về kiến trúc cũng như tổng quát hơn. Còn chú nào muốn học thêm để mở rộng kiến thức thì càng tốt, nhưng như trên tôi đã nói, để sáng tạo được một công trình có kiến trúc ra hồn thì không phải cứ học là làm được.
                          Mà tôi nói thật, cứ học hết kết cấu đi đã, vì còn nhiều cái rất hay mà ta chưa biết. Không dám so đến tầm thế giới, ngay như ở VN những cái môn tưởng như rất cũ như Bê tông ứng lực trước, áp dụng ở VN hàng chục năm nay rồi mà tôi đố cậu nào tính được đấy(tôi nói về nhà thôi không áp dụng cho cầu đâu nhé). Giả sử các cậu có làm cái nào BT ứng lực trước thì cũng người khác tính rồi các cậu vẽ cấu tạo. Tất nhiên tôi biết cũng đã có một số anh em biết cách tính rồi nhưng nhìn chung số này vẫn còn ít. Hoặc ví dụ một số người cũng tính được nhưng tính sai.
                          Hay trong môn kết cấu có môn tối ưu, bây giờ nghĩ thế nào để ra một kết cấu thép tối ưu hơn. Như năm ngoái có bác làm thạc sỹ về tối ưu kết cấu dàn tinh thể, tiết kiệm được 10% trọng lượng thép, công trình 30 tỷ, tiết kiệm được 10% là bao nhiêu?
                          uống ice-tea, đi BMW

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

                            Nếu ở phương diện làm việc hằng ngày thì kỹ sư cũng cần phải biết kiến trúc đấy, nhiều cái mình còn tự binh luôn nữa là, kết cấu mà binh đại qua kiến trúc chứ tụi kiến trúc binh qua kết cấu thì làm sao được.

                            Tuy nhiên kiến trúc tổng hợp hơn ngoài kết cấu còn phải điện nước, pccc, thông tin liên lạc, đưa lại tiện ích công trình cho Chủ Đầu tư là Kiến rúc chứ không phải kỹ thuật.

                            Trên thế giới cũng có một trường phái kiến trúc gắn liền kỹ thuật, đó là của ông KTS nổi tiếng xứ phù tang Kenzo Tange, ông này có bằng kỹ thuật nữa.

                            Kenzo Tange
                            (b. Osaka, Japan 1913, d. Tokyo, Japan, Tuesday, March 22, 2005, at age 91)

                            Kenzo Tange was born in Osaka, Japan in 1913. He graduated from the University of Tokyo in 1938 and worked for Kunio Maekawa until 1941. He studied city planning at the graduate school at the University of Tokyo after which he assumed a position as an assistant professor of architecture. He received a degree in engineering in 1959. Two years later Tange established Kenzo Tange + Urtec which later became Kenzo Tange Associates. He served as professor of urban engineering at the University of Tokyo from 1963 to 1974, when he retired as professor emeritus.

                            Tange's early designs attempted to combine modernism with traditional Japanese forms of architecture. In the late 1960s he rejected this earlier regionalism in favor of an abstract international style. Although his styles have transformed over time, he has consistently generated designs based on a clear structural order.

                            Reflecting the influence of Le Corbusier, his urban philosophy dictates the generation of comprehensive cities filled with megastructures that combine service and transportation elements. Although closely associated with the Metabolist movement because of his functionalist ideas, he never belonged to the group.

                            Influential as a teacher of modern architecture, Tange received the gold medals of the RIBA, the AIA and the French Academy of Architecture. He also received the Pritzker Architecture Prize.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Bạn chỉ là một kỉ sư giỏi khi bạn là kiến trúc sư giỏi và ngược lại

                              Riêng ở Đại Học Tổng Hợp Tokyo thì dân kiến đốt được ưu ái học kết cấu cho nên chất lượng kiến trúc sư ở đây nhìn chung là tốt. Dân civil ở đây mà bắt thiết kế các chung cư Mỹ Đình chắc là khóc rưng rức chúng em đâu phải các kiến/cấu sư .

                              Ghi chú

                              Working...
                              X