QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

    Chào các bác
    Em đang có một vấn đề theo em nghĩ là băn khoăn của rất nhiều kỹ sư hiện nay khi làm việc với các đơn vị tư vấn nước ngoai. Hiện em công ty em đang làm chủ đầu tư 1 dự án khách sạn tại Vũng Tàu,Đơn vị thiết kế kết cấu là Meinhardt VN (1cty cung kha noi tieng). Họ thiết kế theo tiêu chuẩn Anh BS8110-1997, do đó số liệu đầu vào trong tính toán là fcu=35MPa(C35) , nhưng vấn đề là phải quy đổi sang Mác bê tông của Việt Nam như thế nào để còn phải làm dự toán theo nhà nước và cả cho đơn vị TC sau này nưã.
    + Theo đơn vị thiết kế thì C35=B30 ( tương ứng với Mác 400)
    + Theo vcác chuyên gia của viện khoa học IBST/S đang làm chuyên gia cho công ty em thì C35=B35 ( tương ứng với Mác 450)
    + Theo hồ sơ thiết kế của công trình tòa tháp BIDV tại 194 Trần Quang Khải-Q. Hoàn Kiếm ( do DP consultant tke) thì C35=M350 (tương ứng Mác 350)
    Một câu hỏi nhưng 3 câu trả lời của 3 đơn vị khác nhau hoàn toạn
    Vậy kết quả là như thế nào đây
    Rất mong sự góp ý của các bậc đàn anh trong diễn đàn này

  • #2
    Ðề: Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

    Nguyên văn bởi haikcvncc
    Ta hiểu là theo BS 8110-97 thì C35 có nghĩa là Fcu (cường độ lập phương nhé - cube mà) = 35Mpa. Như vậy thì C35 = B35 tương ứng với mác bê tông M450 -> các bác viện IBST đúng.
    Bác nói cái BIDV tôi mới xem lại hồ sơ (vì chính bên tôi làm phần TKBVTC cho bọn Singapo này mà) chẳng có cái chỗ nào ghi C35 = M350 cả. Các chú nước ngoài do không hiểu tiêu chuẩn VN ( các chú nước mình còn không hiểu nữa là... ) nên có thể trả lời chưa chính xác.
    Rất cảm on anh Hải đã góp ý, nhưng về dự án 194 Trần Quang Khải thì em xem trong quyển dự án đầu tư của công trình, em đã scan để anh kiểm tra lại nhẹ,
    cac anh trong diễn đàn góp ý kiến cho em với
    Attached Files

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

      Bác Hải nói đúng đấy bạn ah. B35 theo TCVN tương ứng với C35 theo BS.
      - Cả hai tiêu chuẩn đều dùng mẫu thí nghiệm vuông 15x15x15.
      - Theo TCVN thì cấp độ bền của BT (ký hiệu là B) ứng với xác suất P=0.95
      - Theo BS fcu là cường độ đặc trưng của BT (ký hiệu là C) ứng với xác suất P=0.95
      Cho nên như anh Hải nói B35=C35 là chính xác.
      Zhi Yao Wei Ni Huo Yi Tian

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

        Sao mình thấy có ít người quan tâm đến vấn đề này vậy. Anh Haikcvncc đã xem lại công trình 194 Trần Quang Khải chưa vậy? không biết trong bản vẽ thi công ghi chú thế nào chứ trong dự án đầu tư của nó thì rõ ràng có viết là C35=M350 , không biết đơn vị nào đã viết dự án đầu tư cho công trình đó.

        Em cũng đồng ý với anh là C35=B35, vậy theo tiêu chuẩn 356 có nghĩa là người viết dự án đã có một nhầm lẫn đáng tiếc, tại vì theo lý thuyết thì phải dùng M450 thay vì chỉ dùng có M350, và hậu quả có thể là rất tai hại, nhưng theo em việc chuyển đổi từ Mác bê tông sang độ bền B như trong tiêu chuẩn là không phù hợp với thực tế hiện nay, việc chuyển đổi này chỉ còn ý nghĩa khi việc trộn BT là thủ công, còn nếu dùng BT nhà máy thì độ biến động giá trị các mẫu thử là rất ít. nên việc quy đổi B=0.778M là không hợp lý. Mọi người có thể tham khảo kết quả thử mẫu bê tông do các đơn vị có uy tín cung cấp mà xem.
        Nếu ta dùng M350 thì gần như 100% các mẫu thử đều >350, do đó kết luận M=350, nhưng thực sự với kết quả thử mẫu như thế ta cũng có thể kết luận cấp độ bền của BT là B35 ( vì yêu cầu là xs đảm bảo >95%, nhưng mà nếu tra theo 356 thì chỉ được B25 thôi, hic.. hic.. như thế thì lãng phí quá phải k?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Một vấn đề nan giải, rất mong được giúp đỡ

          Do đó theo mình nghĩ hiện nay khi thiết kế theo tiêu chuẩn VN hay nước ngoài thì các đơn vị tư vấn nên quy định theo độ bền bê tông B, và yêu cầu thí nghiệm mẫu thử theo độ bền B luôn (ta nên quên luôn Mác BT đi ), như thế thì sẽ hợp lý hợn.
          + Nếu thiết kế theo BS8110-1997 hay BS EN 1992-1-1 thì ta lấy luôn B=C, B45=C45
          + Nếu thiết kế theo ACI 318-99 or 02 thì mọi người có thể dùng bảng tra 3.1 (có kèm theo bên dưới ) trong tiêu chuẩn Eurocode 2, để chuyển đổi từ từ mẫu vuông sang mẫu tròn , B45~f'c=35 ( f'c=fck)

          Nếu mọi người mà còn dùng Mác đồng thời với độ bền B thì em có thể làm một chuyển đổi nhỏ để mọi người xem nhé

          + Dùng M450 chuyển sang mẫu tròn M450~f'c=45/1.2=37,5 Mpa
          + Tra bảng 3.1 (Eurocode),với f'c=37.5 ta có fck,cube hay fcu=47,5
          + fcu=47,5=B47,5, tra bảng 12 TC 356 ta lại được B47,5~M650.
          Các bác nghĩ em đổi thế có đúng không, góp ý cho mình với
          Attached Files

          Ghi chú

          Working...
          X