QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

    Xin chào các anh em trong nghề
    Cho tui hỏi vài điều :tôi đang thiết kế móng của 1 công trình 10 sàn lầu , 2 tầng hầm. Giải pháp móng được chọn là móng bè không sườn trên nền đất thiên nhiên để tận dụng mặt móng làm tầng hầm .Tuy nhiên đến giai đọan tính lực cắt tại chân cột (theo phầm mềm SAP) không biết tìm giáo trình ở đâu. Tài liệu của nước ngòai thì chia lực cắt tính toán thành 4 phần bằng nhau để phân bổ cho 4 phương theo trục cột rồi dùng giải pháp khung buộc cốt đai chịu lực cắt đó.
    Tôi đang băn khoăn không biết như thế có chính xác không, rồi tại nút biên thì lực cắt tính tóan đó có phải sẽ chia cho 3 hay cho 4 không.

  • #2
    Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

    Nguyên văn bởi gnatsum
    Xin chào các anh em trong nghề
    Cho tui hỏi vài điều :tôi đang thiết kế móng của 1 công trình 10 sàn lầu , 2 tầng hầm. Giải pháp móng được chọn là móng bè không sườn trên nền đất thiên nhiên để tận dụng mặt móng làm tầng hầm .Tuy nhiên đến giai đọan tính lực cắt tại chân cột (theo phầm mềm SAP) không biết tìm giáo trình ở đâu. Tài liệu của nước ngòai thì chia lực cắt tính toán thành 4 phần bằng nhau để phân bổ cho 4 phương theo trục cột rồi dùng giải pháp khung buộc cốt đai chịu lực cắt đó.
    Tôi đang băn khoăn không biết như thế có chính xác không, rồi tại nút biên thì lực cắt tính tóan đó có phải sẽ chia cho 3 hay cho 4 không.
    nhà bác có hai tầng hầm ; mà áp dụng móng bè không sườn để lợi dụng làm tầng hầm ; như vậy tại sao bác không dùng sườn cho móng bè ; với sườn nằm bên dưới ; thì bên trên móng bè vẫn phẳng và giống như dầm sàn bình thường thôi ; Nếu chọn giải pháp móng bè có sườn hay không có sườn ; thì lực cắt chân cột truyền xuống móng nó sẽ truyền cho cái móng bè đó là lực cắt nằm trong mặt phẳng của móng bè ; như vậy bác cấn phải kiểm tra trượt giữa móng bè và nền đất ;Lực cắt kiểm tra này là lực tổng thể của các chân cột tổ hợp về 1 phương nào đó ; gọi chung la R ; từ đó bác có thể chiếu theo 2 phương Rx và Ry để tính ; hoặc để R tính luôn.
    Lực cắt tại chân cột sẽ sử lý cột đó chịu lực cắt của nó ; khi chịu lựcc cắt của nó được rồi nó sẽ truyền cho móng ; Nhưng vì Móng bè của bác ở xâu tới 2 tầng hầm ; thì khi khai báo spring cần chú ý khai báo Knền cho xung quanh đài ; nhưng với SAP thì chỉ mô hình bằng shell;solid ; với solid thì mô tả đúng hơn nếu móng bè cao khoang >=1.5 mét là hợp lý ( bê tông khối lớn) hoặc có thể khai báo shell.
    Nhưng thường lực cắt chỉ kiểm tra xem móng có bị trượt không thôi??? khi cho sáp chay bác có phản lực R tại các gối spring nằm ngang; bác thử xem áp lực chủ động của đất với phản lực đó có cân bằng không ; ( xem thêm nền móng của thầy CHâu NGỌC Ẩn ( tp hcm))
    vài dòng góp ý
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

      Rất cám ơn ý kiến của bạn ksminh
      - Chúng ta đều biết rõ móng bè có sườn sẽ hiệu quả kinh tế hơn, tuy nhiên vì hầm quá sâu và giáp sát nhà dân (khu vực nội thành toằn là nhà cấp 3, cấp 4 nên không hạ cao độ đào xuống được nữa), nên phải bấm bụng chọn giải pháp này
      - Khi giải nội lực tôi đã chọn và khai báo bản móng này là shell, chưa có thời gian để so sánh nếu chọn solid (ai đã làm thử xin cho biết khác biệt kết quả nội lực giữa 2 mô hình).
      - Riêng phần hệ số nền theo tôi nghĩ là vô cùng mông lung. Khi khai báo giá trị của gối đàn hồi , nếu có thời gian chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho chuyển vị theo phương z (tương ứng độ lún) giữa tính toắn và theo kết quả của SAP phải như nhau. Vấn đề này đã có topic riêng
      - Còn phần dầm tích hợp chịu lực cắt trong betong, theo tôi nghĩ hướng đi như thế là chính xác, cứ chia đều giá trị lực cắt theo số phương giao trong cột (2, 3, 4 hoặc thậm chí loe 8 phương thành hoa thị cũng chẳng sao... chỉ có điều khá vất vả cho giai đọan gia công thép và đổ betong
      - Còn vấn đề betong khối lớn thì sao nhỉ? Với độ dày 1m có cần biện pháp tỏa nhiệt cho nó không?Tham khảo tài liệu dịch của Trung Quốc (Hỏi-Đáp thiết kế thi công nhà cao tầng - Nguyễn Đăng Sơn dịch) nếu mặt bằng và khối lượng khối betong này quá lớn (sẽ thi công so le, có nghĩa là có dãy betong chèn sau nhằm giảm thiểu si75 co ngót không đều của betong khối lớn). Vấn đề tỏa nhiệt cho betong khối lớn ra sao ai có kinh nghiệm thực tế xin chỉ giáo
      Mong ý kiến của toằn thể cộng đồng ketcau.com
      Thân chào

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

        Nguyên văn bởi gnatsum
        Rất cám ơn ý kiến của bạn ksminh
        - Chúng ta đều biết rõ móng bè có sườn sẽ hiệu quả kinh tế hơn, tuy nhiên vì hầm quá sâu và giáp sát nhà dân (khu vực nội thành toằn là nhà cấp 3, cấp 4 nên không hạ cao độ đào xuống được nữa), nên phải bấm bụng chọn giải pháp này
        - Khi giải nội lực tôi đã chọn và khai báo bản móng này là shell, chưa có thời gian để so sánh nếu chọn solid (ai đã làm thử xin cho biết khác biệt kết quả nội lực giữa 2 mô hình).
        - Riêng phần hệ số nền theo tôi nghĩ là vô cùng mông lung. Khi khai báo giá trị của gối đàn hồi , nếu có thời gian chúng ta cần phải điều chỉnh sao cho chuyển vị theo phương z (tương ứng độ lún) giữa tính toắn và theo kết quả của SAP phải như nhau. Vấn đề này đã có topic riêng
        - Còn phần dầm tích hợp chịu lực cắt trong betong, theo tôi nghĩ hướng đi như thế là chính xác, cứ chia đều giá trị lực cắt theo số phương giao trong cột (2, 3, 4 hoặc thậm chí loe 8 phương thành hoa thị cũng chẳng sao... chỉ có điều khá vất vả cho giai đọan gia công thép và đổ betong
        - Còn vấn đề betong khối lớn thì sao nhỉ? Với độ dày 1m có cần biện pháp tỏa nhiệt cho nó không?Tham khảo tài liệu dịch của Trung Quốc (Hỏi-Đáp thiết kế thi công nhà cao tầng - Nguyễn Đăng Sơn dịch) nếu mặt bằng và khối lượng khối betong này quá lớn (sẽ thi công so le, có nghĩa là có dãy betong chèn sau nhằm giảm thiểu si75 co ngót không đều của betong khối lớn). Vấn đề tỏa nhiệt cho betong khối lớn ra sao ai có kinh nghiệm thực tế xin chỉ giáo
        Mong ý kiến của toằn thể cộng đồng ketcau.com
        Thân chào
        nói thật là tôi chưa hiểu ý của bác về cái lực cắt chân cột đó ; chia ra làm 8 hướng để làm gì ; lực cắt chân cột sẽ truyền vào đâu và truyền theo hướng nào thì phải tính toán ; tổ hợp chứ
        có lẽ bác nói khó hiểu quá nên tôi không hình dung ra cách của bác làm thế nào ; nhưng làm gì thì làm ; lực cắt cuối cùng cũng do áp lực đất bên nên cân bằng lại ; và cần kiểm tra
        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

          Cám ơn các bạn đã đóng góp ý kiến
          Tôi xin được diển giải rõ hơn như thế này:
          1 - Vấn đề lực cắt của bạn ksminh : tại vị trí tiếp giáp chân cột với bản móng chứ ở đâu. Trị số lực cắt đó hiển nhiên là tính tóan từ quá trình tổ hợp nội lực. Biểu đồ lực cắt thì xem trong sap là rõ ngay , nó bao gồm cả 1 vùng ngay chân cột, ý của tôi là chia nhỏ giá trị đó thành nhiều hướng rồi tiến hành tính tóan dầm tích hợp chịu lực cắt với giá trị đã được chia nhỏ ra
          2 - Ý kiến của bạn nguyency: có lẽ bạn chưa thấy công trình 10 tầng + 2 hầm sử dụng móng bè, tôi cũng thế chưa từng thiết kế công trình tương tự,chỉ tham gia thiết kế CT 8 tầng sử dụng móng bè nhưng lại có sườn.Tuy nhiên theo tôi giải pháp móng không liên quan gì đến quy mô công trình,
          tùy thuộc địa chất và nội lực mà chúng ta chọn giải pháp móng chứ.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

            tôi gửi 2 hình một công trình ở nước ngoằi mà tôi đã đi thực tế, thấy họ làm bè nhưng kết cấu vách ngang. Đây là công trình có khả năng kháng chấn rất tổt vì nằm trong vùng có động đất mạnh.
            Attached Files
            Your dream comes true
            Ytuongdep@yahoo.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

              Hình ảnh tuyệt vời, có lẽ công trình này có 1 tầng hầm sử dụng khung - vách kết hợp chịu lực nhỉ?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

                Nguyên văn bởi meiji
                1 - Vấn đề lực cắt của bạn ksminh : tại vị trí tiếp giáp chân cột với bản móng chứ ở đâu. Trị số lực cắt đó hiển nhiên là tính tóan từ quá trình tổ hợp nội lực. Biểu đồ lực cắt thì xem trong sap là rõ ngay , nó bao gồm cả 1 vùng ngay chân cột, ý của tôi là chia nhỏ giá trị đó thành nhiều hướng rồi tiến hành tính tóan dầm tích hợp chịu lực cắt với giá trị đã được chia nhỏ ra
                .
                tại chân cột giả sử có 18 trường hợp tổ hợp ; vậy ứng với mổi trường hợp ; phần mềm cho ra lực cắt chân cột làm 2 hướng là Vx; Vy ; và hướng của nó tuỳ từng trường hợp tổ hợp tải ; nếu tách móng tính riêng với công trình ; bác phải tính toán tới 18 trường hợp tổ hợp ; còn chia thành nhiều hướng của bác tính cho 1 trường hợp hay nhiều trường hợp tổ hợp????
                tôi đã tính 1 vài móng bè mà chẳng biết khái niệm : "dầm tích hợp" bao giờ cả ; có lẽ là kiến thức mới nên tôi k0 rõ ; mong chỉ giáo thêm.
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

                  Tôi cũng đọc trong diển đàn này thấy có cụm từ dầm tích hợp chứ cũng không biết gọi bằng gì cho chính xác. Nó có tiết diện bxh (h: bằng chiều cao móng) dùng để kháng lại lực cắt, ngòai ra còn có cách dùng bàn đinh nữa (nhưng mới thấy hình ảnh chưa thấy công thức tính tóan)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

                    Nguyên văn bởi meiji
                    Tôi cũng đọc trong diển đàn này thấy có cụm từ dầm tích hợp chứ cũng không biết gọi bằng gì cho chính xác. Nó có tiết diện bxh (h: bằng chiều cao móng) dùng để kháng lại lực cắt, ngòai ra còn có cách dùng bàn đinh nữa (nhưng mới thấy hình ảnh chưa thấy công thức tính tóan)
                    nói thế có lẽ cái dầm đó nằm trong bản của mógn bè có chiều cao bằng chiều dày của móng bè.
                    thông thường dầm này đi qua cột với mục đích làm cho bản móng bè được chia nhỏ hơn ; ( nó có thể là sườn móng nằm trong bản ) còn " bàn đinh" gì đó có phải giống như plate support; nếu có hình vẻ cụ thể bác có thể post lên thì hay quá ; với mấy cái này có chức năng chống xuyên thủng của cột hơn là chống lực cắt chân côt.
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Xin ý kiến về việc tính móng bè không sườn

                      Nguyên văn bởi ksminh
                      khi cho sáp chay bác có phản lực R tại các gối spring nằm ngang; bác thử xem áp lực chủ động của đất với phản lực đó có cân bằng không ; ( xem thêm nền móng của thầy CHâu NGỌC Ẩn ( tp hcm))
                      vài dòng góp ý
                      sao bác ko khấu trừ lực ma sát dưới đáy móng
                      "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

                      Ghi chú

                      Working...
                      X