QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cống Ngầm Dưới đê

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cống Ngầm Dưới đê

    Chào các Thành viên Kết Cấu.
    Hiện mình đang nghiên cứu các sự cố cống dưới đê và tìm ra kết cấu hợp lý. Vậy các anh chị nào quan tâm đến vấn đề hay có tài liệu nào liên quan vui lòng chia sẻ và thảo luận.
    Mong tin từ các anh chị
    Chúc sức khỏe các thành viên kết cấu.
    Last edited by tranminhtuan04; 16-08-2007, 11:28 AM.

  • #2
    Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

    Nguyên văn bởi tranminhtuan04
    Chào các Thành viên Kết Cấu.
    Hiện mình đang nghiên cứu các sự cố cống dưới đê và tìm ra kết cấu hợp lý. Vậy các anh chị nào quan tâm đến vấn đề hay có tài liệu nào liên quan vui lòng chia sẻ và thảo luận.
    Mong tin từ các anh chị
    Chúc sức khỏe các thành viên kết cấu.
    Cống dưới đê chịu tác dụng của áp lực đất bão hòa và không bão hòa, áp lực đẩy nổi...Cống dưới đê thường xảy ra đứt gãy dọc thân cống do nhiều nguyên nhân: Do khi thiết kế chỉ tính toán bố trí thép theo bài toán phẳng mà không xét theo sự ảnh hưởng theo phương dọc cống. Việc tính toán theo phương ngang, bài toán phẳng lại đưa gần đúng hình dạng của cống về dạng hình chữ nhật, với cống có độ dày khá lớn lại tính toán hệ số khung K để đưa về bài toán thanh...tất cả sự mô phỏng, tính toán đó dẫn đến kết quả tính toán không chính xác. Bạn có thể sử dụng Sap mô hình phần tử khối không gian của cống để tính toán kết quả sẽ sát thực tế hơn.
    Các biện pháp hạn chế hư hỏng hiện nay theo tôi được biết bao gồm: Làm cống tròn, cống bọc thép, tính toán phân đoạn cống hợp lý...
    Các vấn đề nghiên cứu về vấn đề này bạn có thể tham khảo ở thư viện ĐH Thủy Lợi, tốt nhất là nhờ bạn học bên đó mượn đọc!Hoặc có thể tìm đến gặp thầy Phạm Ngọc Khánh, thầy hay hướng ẫn cao học về vấn dề này, nhà thầy gần trường thôi, lại dêhỏi nữa.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

      chào các anh!
      em đang làm đồ án cống ngầm qua đập đất(gần giống cống ngầm dưới đê),nhưng tính đi tính lại vẫn có kết quả là Bcống > B kênh hạ lựu
      em tính như thế có sai ko?
      Anh nào cho em cách giải quyết vơi.
      thanks các anh nhiệu

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

        Có thể bạn tính không sai nhưng thông số chọn thì sại
        Ví dụ: bạn xem lại độc dốc của cống và kênh. Nếu độ dốc kênhlớn thì cống không thể hẹp hơn kênh đươc.
        Tuy nhiên, thực tế tôi thấy nhiều cống vẫn rộng hơn kênh ngay sau nó

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

          Nguyên văn bởi Sao Mai
          Có thể bạn tính không sai nhưng thông số chọn thì sại
          Ví dụ: bạn xem lại độc dốc của cống và kênh. Nếu độ dốc kênhlớn thì cống không thể hẹp hơn kênh đươc.
          Tuy nhiên, thực tế tôi thấy nhiều cống vẫn rộng hơn kênh ngay sau nó
          Thức không hiểu ý tưởng lắm. Có lẽ vấn đề nằm ở bài toán kinh tế. Cống nằm dưới đập thì không phải đào đắp nhiều nhưng phải đổ bê tông, kênh thì ngược lại. Bạn nên cho một số giá trị chiều rộng cống từ đó tính ra độ dốc cống, chiều rộng kênh và độ dốc kênh tương ứng. Tính toán số tiền và chọn phương án thích hợp. Nếu bạn thiết kế đập thì độ dốc của cống còn liên quan tới chiều cao đập phụ ngăn sông, cái này cũng nên tính vào trong giá tiền nếu như xây riêng rẽ so với đập chính.

          Theo quan điểm của Thức thì chiều rộng cống và chiều rộng kênh bằng nhau là tốt nhất, bởi không gây ra các cản trở thủy lực đáng kể tại điểm tiếp nối dẫn đến thay đổi chế độ dòng chảy (dù cho cống có tiết diện chữ nhật + vòm, còn kênh có tiết diện hình thang). Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đạt được.
          Last edited by thuc2012; 13-01-2008, 02:28 AM. Lý do: thêm

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

            Xin trình bày các bước thiết kế cống như sau:
            Đầu vào: Qtk, MNKC đầu kênh, MNC
            Bước 1: Xác định sơ bộ cao trình đặt cống, độ dốc i
            Bước 2: Thiết kế kênh hạ lưu (b, m, i, n -> hkenh)
            Bước 3: Tính toán chọn khẩu diện BxH hợp lý thông qua điều kiện khống chế thủy lực
            Bước 4: Kiểm tra khả năng tháo của cống
            Bước 5: Kiểm tra chế độ thủy lực (có nước nhảy trong cống ko?)
            Bước 7: Thiết kế chi tiết kết cấu cống!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cống Ngầm Dưới đê

              Nguyên văn bởi tranminhtuan04
              Chào các Thành viên Kết Cấu.
              Hiện mình đang nghiên cứu các sự cố cống dưới đê và tìm ra kết cấu hợp lý. Vậy các anh chị nào quan tâm đến vấn đề hay có tài liệu nào liên quan vui lòng chia sẻ và thảo luận.
              Mong tin từ các anh chị
              Chúc sức khỏe các thành viên kết cấu.
              Chao tranminhtuan04,
              Đề tài bạn nêu rất lí thú. Cảm ơn bạn.
              Theo tôi được biết, ngoài các yếu tố về thiết kế, lắp đặt, chất liệu chế tạo..., vấn đề ăn mòn bê tông cũng được đánh giá là một nguyên nhân rất lớn gây xâm thực và làm mất độ bền của vật liệu chế tạo ống kể cả bê tông hay thép.
              Hầu hết các loại khuẩn có trong nước này đều thực hiện chuyển hóa chất nhưng một điểm nguy hại là một số dòng khuẩn yếm khí lại chuyển hóa khí (như khí H2S và CO2) thành các hợp chất có tính a xít gây ăn mòn vật liệu. Một trong những loại đó là khuẩn Thiobacillus thực hiện chuyển hóa H2S yếm khí tạo sulphuric axit.
              Tôi được biết, một số chuyên gia ăn mòn đã thực hiện nghiên cứu sâu về vấn đề này và không chỉ khuẩn Thiobacillus, người ta đã tìm ra những loại khuẩn khác tham gia tích cực vào quá trình ăn mòn ống cống.
              Mong các Thầy và các anh em trên diễn đàn đóng góp ý kiến về vấn đề này.
              Xin gửi kèm một phần tài liệu tham khảo.
              Attached Files

              Ghi chú

              Working...
              X