Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Lún không đều.

    Chí ít bác cũng phải cho anh em biết các lớp 1, 2, 3, 4 có các chỉ tiêu cơ lý ra sao chứ?

    Ghi chú


    • #17
      Nguyên văn bởi hacidmember
      Gửi các bạn đồng nghiệp,
      Trong công thức tính sức chịu tải nền xét đến dung trọng đẩy nối khi lớp đất dưới mực nước ngầm, tuy nhiên theo tôi dung trọng đẩy nối chỉ hợp lý với cát, còn với đất sét thì chưa rõ có cần tính dung trọng đẩy nổi hay không và nếu tính thì công thức tính thế nào đối với từng loại đất sét. Mong các anh chia sẻ kinh nghiệm.
      To hacidmember và các bạn
      Theo tôi thì nên gọi là tính toán SCT nề đất theo các thông số hiệu quả: lực dính hq, góc kháng cắt hq, dung trọng hq. Với đất cát ngập nước thì luôn sử dụng các thông số hiệu quả này. Với đất sét chứa nước thì cần phân loại thêm điều kiện thoát nước hay không thoát nước (ví dụ giai đoạn vừa XD CT xong, đất sét chưa kịp thoát nước hết thì dùng đk ko thoát nước). Cụ thể trường hợp không thoát nước thì qu(net) = cu.Nc, do vậy không quan tâm tới thông số hiệu quả hay là tổng. Còn trường hợp thoát nước (sau vài năm nước trong đất sét dưới móng thoát được đi hết chẳng hạn) thì cần dùng các thông số hiệu quả [1]
      Trên đây mới nói tới tính toán SCT móng nông theo chỉ tiêu sức kháng cắt giới hạn. Trong tài liệu [1] còn trình bày cách tính SCT cho phép theo điều kiện biến dạng (lún cho phép của công trình), khá thú vị

      Cần nhắc lại thêm là gama hiệu quả = gama tự nhiên - gama nước đúng cho mọi lại đất chứa nước (đây là định nghĩa trong cơ học đất)

      [1]- Ví dụ mẫu 11.8 Tr281- Cơ học đất R.Whitlow (bản dịch)
      Trần Đức Cường @: duccuong_tran@yahoo.com

      Ghi chú


      • #18
        mô hình nền

        em đang thắc mắc hiện nay người ta sử dụng những mô hình nền
        điều kiện áp dụng, ưu nhược điểm của từng loại thế nào
        mong các bác chỉ giúp

        Ghi chú


        • #19
          Gửi các bạn!
          Thực ra dung trọng đẩy nổi (gama hiệu quả) là dung trọng tự nhiên của đất trừ đi lực đẩy nổi ACSIMET đối với thể tích hạt đất chiếm chỗ trong nền bão hoà nước. Đối với cát thì OK, nhưng đối với sét có 2 vấn đề cần trao đổi như sau:
          - Sét là lớp không thấm nước (tuỳ loại sét) không tồn tại sự lưu thông của nước tự do giữa các hạt sét (khi chưa gia tải không có thoát nước do cố kết), do đó không thể có gây ra lực đẩy nối ACSIMET đối với các hạt set mà chỉ có thể có đối với tầng sét khi có sự lưu thông nước qua tầng sét (nước không có áp).
          - Lực kháng cắt (theo cung trượt giả thiết) để tính SCT nền phụ thuộc vào gama hiệu quả của lớp đất phía trên cung trượt, khi cung trượt nằm trong lớp đất sét thì dùng dung trọng đẩy nối đối với lớp đất sét là chưa hợp lý.
          Tất nhiên để thiên về an toàn cho nền thì nên dùng dung trọng đẩy nổi.

          Ghi chú


          • #20
            Chào anh Nguyễn Hữu Tuấn

            Xin anh vui lòng cho em địa chỉ mail của anh để tiện liên lạc.Em rất quan tâm đến đề tài pp số và bài toán cơ học đất.Cảm ơn anh nhiều.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

              bác nào co phần mềmtinh móng coc 98 gui cho em bọn em rât cầ n nó

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                Nguyên văn bởi Pham
                ... Không cứ là cát hay sét, dung trọng đẩy nổi LUÔN LUÔN được tính bằng hiệu số của dung trọng tự nhiên trừ đi dung trọng của nước.
                Dung trọng bão hòa chứ

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                  Bác nói vậy cũng phải. Nhưng nhỡ gặp phải thằng cứng đầu nó không chịu bão hòa cho thì sao hả bác

                  Nguyên văn bởi Toyoura
                  Dung trọng bão hòa chứ

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                    Thú thật với bác Hậu, tôi tuy cũng là dân địa kỹ thuật nhưng sau khi đọc bài của bác cũng không thể hình dung được cái model của bác nó như thế nào. Bác cố thu xếp làm được quả screen snapshot rồi đưa hình lên đây thì anh em may ra còn bình loạn được chứ quay phim mồm thế này thì có khi đến thầy Ngữ cũng chịu thôi bác ạ

                    Cái câu bác bảo là "KQ cho khá chính xác" là so với cái gì? So với solution của Terzaghi hay là so với quan trắc hiện trường?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                      Tui cũng đang tìm hiểu bộ này sơ sơ thôi, thấy cũng hay vì nó có xét đến các giai đoạn thi công. Tuy nhiên như em nói thì có lẻ là ko có đâu? Chỉ có xử lí bằng cách đắp đất theo GĐ, có lẻ mình cũng chỉ biết có vậy?
                      Có gì anh em ta bàn thêm nhé.
                      (Mình là lính mới mà, thấy đây vui quá!)

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                        Tớ nhớ Hậu nói Hậu đang là SV phải không? Thật đúng là Hậu sinh khả úy Thời tớ là SV, đi học không mang sách chỉ mang giày bata thôi. Đến trường vứt cái xe xuống là chiến luôn, học cả năm mà đến tên thầy cũng chả nhớ chứ đừng nói là tên mấy ông mắt sâu râu rậm

                        Quay trở lại với chuyện mô hình: Mô hình Cam-Clay đúng như Hậu nói là được phát triển từ những quan sát về ứng xử của sét (London Clay) trong thí nghiệm 3 trục và cố kết. Tuy nhiên không thể nói mô hình này chỉ dùng cho London clay hay nói rộng ra là sét nói chung được. Mô hình gì thì cũng chỉ là tập hợp những công thức toán học, nhằm mô tả những ứng xử của vật liệu (ứng suất-biến dạng, thay đổi thể tích...) trong những điều kiện tải trọng khác nhau mà thôi. Nói một cách khác, nếu ta có 2 loại vật liệu (khác chủng loại) nhưng có ứng xư cơ học như nhau thì hoàn toàn có thể dùng một loại mô hình chung cho chúng được. Mô hình Cam-Clay theo tớ hiểu là hoàn toàn có thể mô phỏng được cả đất cố kết thường và quá cố kết. Thậm chí cái anh original cam-clay với cái yield function hình nửa giọt lệ còn có vẻ thích hợp với đất quá cố kết hơn là với đất cố kết thường là đằng khác.

                        Nếu ai đó hỏi Hậu là hãy mô tả cam-clay chỉ trong một câu thôi thì Hậu trả lời thế nào? Với tớ thì chắc câu trả lời sẽ là cam-clay là một trong vô vàn các elasto-plastic constitutive models. Như vậy nếu phân loại trên bình diện rộng thì cam-clay hay các cap models đều thuộc về một chủng loại là elasto-plastic (đàn dẻo). Tuy nhiên nếu nhìn kỹ vào từng chi tiết thì các model họ cam-clay có khác biệt đáng kể nếu so với cap model (cụ thể là H-S trong Plaxis) ở 2 điểm sau:

                        1. Hàm dẻo (yield function): Họ nhà cam-clay chỉ dùng một hàm duy nhất để vẽ hàm này. Họ nhà cap models dùng ít nhất 2 hàm (khác nhau) - một cho nén không đẳng hướng và một cho nén đẳng hướng (cap). Cụ thể hơn là yield function trong cam-clay family sẽ là một đương cong liên tục (smooth) trong khi cái yield function của cap models có tồn tại một điểm không liên tục là chỗ giao của hàm dẻo trong nén đẳng hướng với hàm dẻo trong nén không đẳng hướng. Để khắc phục điểm yếu này, một số cap models (xem ABAQUS) đưa thêm một function thứ 3 vào gọi là transition function nhằm smoothen cái chỗ điểm cắt kỳ dị ấy. Cap models gần đây được sử dụng rộng rãi hơn cam-clay vì hình dạng của yield locus mà nó tạo ra gần giống với ứng xử thật của đất hơn. Rất tiếc là tớ chưa được xem qua cái reference của Hậu đưa nên không thể nhận xét được.

                        2. Điều kiện phá hoại: Điều làm nên sự khác biệt giữa cam-clay và các mô hình khác đó chính là định nghĩa về trạng thái cực hạn (critical state line). Theo định nghĩa này thì nếu nén vật liệu đến một tải trọng nhất định thì vật liệu sẽ đạt đến trạng thái gọi là cực hạn (ứng suất không tăng, biến dạng tăng vô tận). Ở trạng thái này các thành phần cường độ gồm cohesion sẽ bằng 0 còn góc ma sát sẽ có giá trị minimum. Như vậy, góc ma sát ở trạng thái cực hạn sẽ khác với góc ma sát mà chúng ta vẫn thường dùng trong công thức của Mohr-Coulomb. Khác với họ cam-clay, các cap models (cụ thể là H-S của Plaxis) lại sử dụng điều kiện phá hoại Morh-Coulomb.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                          Chao ba con, toi la thanh vien moi
                          To chi co mot lưu y la ba con phai phan biet cac gia tri co ly dat da (theo tieu chuan viet nam) nen khi su dung phan mem phai chu y boi vi cac phan mem lay chi tieu co ly (theo tieu chuan My, phuong tay)

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                            xin các bác cho em hỏi, muon tính lún cố kết theo phương pháp phần tử hữu hạn thi dùng chương trình gì (nếu dùng sicma/w+seep/w thì khai báo ra sao), khai báo như thế nào và tài liệu tham khảo.em xin da tạ
                            Last edited by Hoangkien; 04-12-2005, 10:31 PM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                              Bác nào trình diễn giùm vụ tính toán lún bằng GeoStudio giùm bằng hình ảnh thì tuyệt quá, đặc biệt là có gia cố nền bằng cọc tre.

                              Nếu bác nào giải được món ổn định nền đất yếu dọc bờ sông bằng GeoStudio thì xin diện kiến

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

                                Nguyên văn bởi HOÀNG TRUNG HẬU-00X3C
                                Mô hình Cam-Clay ra đời dựa trên 3 giả thiết:
                                +GT1: Dưới tác dụng của áp lực đẳng hướng p0 thì trong phạm vi của đường cực hạn và mặt chảy thì chỉ có biến dạng đàn hồi thuận nghịch xảy ra, nếu ra ngoài phạm vi này thì bao gồm cả biến dạng thể tích dẻo và biến dạng cắt dẻo. Tại mặt dẻo, xem các mức ứng suất cắt là như nhau.
                                +GT2: Xem mặt chảy cũng là mặt thế dẻo (tức là hàm G(hàm vô hướng của các bất biến???)=hàm F (hàm dẻo)). và theo qui tắc chảy( 1 trong 3 khái niệm cơ bản của mô hình đàn-dẻo: mặt ranh giới đàn-dẻo, định luật rắn hóa biến dạng,và qui tắc chảy[2]) xem tổng biến dạng tại mặt dẻo (thể tích và cắt) là vuông góc với mặt chảy.
                                +GT3: Công biến dạng sinh ra chủ yếu do các hạt tiếp xúc nhau, vì vậy chỉ gây ra biến dạng cắt dẻo, từ GT này mà tạo ra một hàm dẻo vẽ trong hệ p/q là hình giọt lệ.
                                Do mô hình này có dạng giọt lệ như trên nên nó cắt trục p thành một góc nhọn(do biến dạng tông hợp vuông góc với mặt dẻo là có cả biến dạng cắt nên ngay khi nén đẳng hướng (q=0), đã có thể dự đoán được vị trí biến dạng cắt (điều này sai với thực tế). Vì vậy, mà chuyến sang Modified Cam-Clay.
                                Mô hình Modified Cam-Clay khác với mô hình Cam-Clay là GT3 (không chỉ có biến dạng cắt dẻo mà còn cả biến dạng thể tích dẻo). Tuy nhiên, em không thấy người ta giả thiết gì về điều này mà chỉ đưa ra functionm, anh chỉ giúp em nha! Mô hình Modified này cũng có hạn chế là SAI VỚI THỰC TẾ.
                                Em không biết tại sao sai với thực tế nhiều thể mà mô hình này lại rất thình hành.
                                Theo như anh nói ở 2). thì theo em được biết Cam-Clay là một mô hình đàn-dẻo nhưng mà cứng(ứng suất tăng chậm biến dạng tăng rất nhanh) chứ không như anh nói là dẻo hoàn toàn(ứng suất không tăng nhưng biến dạng tăng vô tận). anh chỉ giúp em một số trường hợp khác nhau để dùng khi nào dẻo cứng, khi nào dẻo hoàn toàn nhé.
                                Chào Bác Hậu, nhìn bác nghi la 00X3C chắc bác là tiền bối khóa 2000 của bách khoa ĐÀ NẴNG rồi, em thấy bác khi học năm 5 ma nghien cứu nhiều cái hay thật đó, em la sinh viên năm 5 khóa 06X3c BKDN, em cũng đang muốn làm đề tài nghiên cứu khoa học về ổn định mái dốc, nhưng ko cò gì tài liệu hay gi để tham khảo cả, mà cũng ko biết bắt đầu từ đâu, Bác đã từng làm về cái này chắc bác có nghiên cứu nhiều, nếu có tài liệu gì bác share cho em tham khao với nhé. nếu được anh mail cho em nhé xuantuanbkdn@gmail.com
                                cảm ơn bác nhiều

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X