Hiện nay, hầu hết các móng hàng rào đa số làm móng lệch tâm vào trong. Bên trong hàng rào còn san lấp cát với chiều cao khá cao (1m-2m). Do chênh lệch chiều sâu chôn móng giữa trong và ngoài hàng rào khá lớn dẫn đến các móng thiết kế thường kiểm tra theo các trạng thái giới hạn đều không thoả. Thực tế có một số hàng rào sau khi thi công đã bị lật ra ngoài mặc dù khi thiết kế cũng đã có bố trí giằng móng vào trong. Xin các Bác góp ý kiến để khắc phục và lực chọn phương pháp tối ưu. Xin chân thành cám ơn!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Móng hàng rào
Collapse
X
-
Ðề: Móng hàng rào
Nguyên văn bởi phuthanhtamxd98Hiện nay, hầu hết các móng hàng rào đa số làm móng lệch tâm vào trong. Bên trong hàng rào còn san lấp cát với chiều cao khá cao (1m-2m). Do chênh lệch chiều sâu chôn móng giữa trong và ngoài hàng rào khá lớn dẫn đến các móng thiết kế thường kiểm tra theo các trạng thái giới hạn đều không thoả. Thực tế có một số hàng rào sau khi thi công đã bị lật ra ngoài mặc dù khi thiết kế cũng đã có bố trí giằng móng vào trong. Xin các Bác góp ý kiến để khắc phục và lực chọn phương pháp tối ưu. Xin chân thành cám ơn!
Tùy vào độ cao chênh, tường chắn đất có thể là tường trọng lực (chủ yếu là bê tông đá hộc), hoặc tường bê tông cốt thép có sườn (có rất nhiều "cấu hình" cho loại này).
Với chiều cao chênh 1-2m, tường chắn trọng lực bằng đá hộc (chịu lật, trượt nhờ vào trọng lượng bản thân của nó) được dùng phổ biến. Việc thiết kế tường chắn cũng không quá phức tạp. Cụ thể là tường phải đảm bảo các điều kiện về lật, trượt (trượt phẳng, trượt sâu), lún nền, SCT nền đất dưới tường và các điều kiển bền của bản thân tường. Một lưu ý quan trọng nữa là cấu tạo thoát nước đất sau tường.
Thực tế cho thấy có rất nhiều tường chắn bị nghiêng ra ngoài theo thời gian mặc dù đã được thiết kế đảm bảo. Do vậy, khi thiết kế cần lấy hệ số an toàn cao. Áp lực ngang sau tường nhất thiết phải lấy là áp lực tĩnh của đất (rất nhiều người lấy áp lực chủ động). Áp lực thủy tĩnh sau tường cũng cần phải được đưa vào tính toán.
Mong các bác trao đổi thêm!
-
Ðề: Móng hàng rào
Nguyên văn bởi phuthanhtamxd98Hiện nay, hầu hết các móng hàng rào đa số làm móng lệch tâm vào trong. Bên trong hàng rào còn san lấp cát với chiều cao khá cao (1m-2m). Do chênh lệch chiều sâu chôn móng giữa trong và ngoài hàng rào khá lớn dẫn đến các móng thiết kế thường kiểm tra theo các trạng thái giới hạn đều không thoả. Thực tế có một số hàng rào sau khi thi công đã bị lật ra ngoài mặc dù khi thiết kế cũng đã có bố trí giằng móng vào trong. Xin các Bác góp ý kiến để khắc phục và lực chọn phương pháp tối ưu. Xin chân thành cám ơn!
Ghi chú
-
Ðề: Móng hàng rào
Nguyên văn bởi phuthanhtamxd98Thực tế có một số hàng rào sau khi thi công đã bị lật ra ngoài mặc dù khi thiết kế cũng đã có bố trí giằng móng vào trong. !
Khi tôi xem một số đồ án thiết kế thì thiết kế tính toắn với hai trường hợp :
* Bình thường
* Ngập nước phía lưng tường
và giả định phi cho cả hai trường hợp là 35 độ để tính ( giả định này thiên về an toằn, nhưng như vậy thì các kiến thức cơ đất là không được xem xét--> lãng phí, và không kiểm soắt được hệ số an toằn thật của CT. Các thông số chống cắt Với đất đắp là đất dính thì khác đất rời, đất bão hòa thì khác ở trạng thái không bão hòa.)
To Copany: Áp lực ngang sau tường nhất thiết phải lấy là áp lực tĩnh của đất (rất nhiều người lấy áp lực chủ động). Nội dung này có tiêu chuẩn hướng dẫn không??? Nếu có bạn có thể cho biết tiêu chuẩn hay tài liệu nào!!!
Ghi chú
-
Ðề: Móng hàng rào
Cám ơn bác nhim4mat2006. HDTL-C-4-76 là loại tài liệu quý hiếm nên tôi không có để tham khảo. Tuy nhiên TCVN 45-78 tính nền theo Trạng thái giới hạn nên khi tường chuẩn bị nhúc nhíc là thời điểm TTGH nên khi đó áp lực tác động lên tường là áp lực chủ động và áp lực bị động. Áp lực tỉnh là khi tường ổn định nên chỉ dùng để kiểm tra an toàn cho tường chứ không dùng để TK tường.
Nếu bác có HDTL-C-4-76 thì post lên cho tôi xin.
Ghi chú
-
Ðề: Móng hàng rào
Chuyển vị đỉnh tường 10 cm, chuyển vị chân tường 0 cm. Chưa hình thành mặt trượt ở lưng tường nên tường vẫn ổn định.
Với quan điểm áp lực tỉnh như trên thì áp lực chủ và bị động dùng để làm gì.
Khi TK bằng áp lực tỉnh làm sao để Thuyết minh với Ttra.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú