QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

làm sạch sông TÔ LỊCH ?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • làm sạch sông TÔ LỊCH ?

    EM đang ngiên cứu vấn đề nước thải sông TÔ LỊCH và làm sạch các bác có cao kiền thì giup với.Mọi ý kiến gửi về pl1412@yahoo.com.vn.Cảm ơn trước nhá.

  • #2
    Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

    Vấn đề rất đơn giản : TIỀN!
    KSKC->hung huc...hung huc...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

      [QUOTE=raklei]Bạn phải nêu những việc bạn đã làm được, chưa làm được và định hướng nghiên cứu tiếp theo là gì. Ngoài ra còn khó khăn vướng mắc ở đâu thì mọi người mới có khả năng đóng góp ý kiến được chứ ![/QU
      em thấy chúng ta có nên chăng việc mở rộng sông nhất là đoạn sông nối
      với sống HỒNG.Vì vậy ta sẽ tạo đựơc dòng chảy cần đủ lớn mà bây giờ dường như không có ở sông TÔ LỊCH.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

        Đúng .nhưng mà thấy sông bẩn quá mà mùi thì khỏi nói.Sông TÔ LỊCH ngày trước theo như mình biết thì đâu có bé như bây giờ ,cửa sông tầu bè qua lại vô tư ,nước sông bẩn một phần do nhà máy đổ nước bẩn nhưng nếu ta cố gắng vẫn làm được mà .Nếu chúng ta cải tạo được sông sẽ làm thay đổi rất nhiềucả về kinh tế lẫn cách nhìn nhận của mọi người về HÀ NỘI.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

          Nguyên văn bởi raklei
          Mình cũng từng nghĩ như bạn nhưng chắc việc này ngoài khả năng chỉ nghiên cứu vui vui thì ok.
          Bởi vì đã là sông thì kiểu gì chả phải có đầu vào đầu ra. Đầu vào tịt rồi chỉ trông chờ vào nước thải của các nhà máy, xí nghiệp, hộ dân xung quanh đó thì làm gì mà chả ô nhiễm.
          Tôi đồng tình quan điểm của bác. Nên chăng coi lại bản đồ phân thủy và cho sông Tô Lịch 1 cơ hội có đầu vào???

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

            - Nếu chỉ là nước thải thì nên đầu tư hệ thống thu gom, xử lý tập trung. Sông Tô Lịch sẽ thành hệ thống cống ngầm Tô Lịch.
            - Các cơ sở sản xuất công nghiệp...có nước thải cần được xử lý trước khi thải ra sông. Kết hợp việc "có đầu vào" đủ lớn sông Tô Lịch sẽ có du thuyền Tô Lịch.
            Tôi cũng luôn mong HN đẹp hơn và thấy cải thiện phần nào khi các kênh mương đã được kè lại.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

              Hay thật đó ,mình tin rằng dự án này sẽ thành công .Mà sao HÀ NỘI không lấy dự án này để kỉ niệm 1000 năm THĂNG LONG -HÀ NỘI nhỉ?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

                Tôi ko cho đó là lãng phí, đó là 1 ý kiến nhưng thiếu kinh phí. Vô hình chung se hình thành được những con đường, tăng khả năng lưu thông. Tuy nhiên trong thành phố, sông hồ cũng là cảnh quan. Làm sao để sông Tô Lịch xanh, sạch, đẹp nhỉ?
                Tôi xin copy gửi để các bạn xem ở đây 1 phần của hệ thống thoắt nước Nhật Bản. Mà hình như những cái này họ đầu tư từ những năm...
                Attached Files

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

                  Thấy topic bàn về việc làm sạch sông Tô Lịch. Em xin gửi các anh một bài viết và hình ảnh dòng sông Cheonggyecheon ở Seoul - Korea.

                  Cheonggyecheon-sự tiến hoá về với thiên nhiên


                  Cheonggyecheon là dòng sông cổ tại thủ đô hơn 600 năm tuổi của Hàn Quốc tính từ thời đại Choson (Joseon dynasty: 1392-1910): Seoul, thành phố của hơn 10 triệu dân với chỉ khoảng hơn 600 km2 diện tích. Seoul trở thành thủ đô của Hàn Quốc kể từ năm 1934, 2 năm sau khi triều đại Choson bắt đầu[1].

                  Trong suốt những năm của thế kỷ 18-19, Cheonggyecheon cũng từng có vị trí "Thanh Long, Bạch Hổ", huyết mạch của thành phố và là nơi dân chúng của một vùng Seoul sinh sống. Cũng như nhiều con sông cổ khác trên thế giới, Cheonggyecheon cũng có nhiều tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ. Tên gốc của con sông này là Gyecheon. Dưới thời đại Choson, Gyecheon được mở rộng hai bên bờ, kè đá và "nắn dòng". Cheonggyechoen trở thành "một phần tất yếu" trong cuộc sống của người dân nơi đây. Những hoạt động văn hoá cũng diễn ra trên những cây cầu, khu vực ven sông và từ đó, cái tên Cheonggyechoen trở thành biểu tượng văn hoá trong lịch sử Seoul dưới triều đại Choson.

                  Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số và đời sống xã hội ngày càng phát triển, Cheonggyechoen cũng chịu chung số phận như nhiều con sông cổ khác: trở thành nơi chứa và lưu thông nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất của thành phố. Khi sự ô nhiễm trở nên quá trầm trọng, chính quyền thành phố lúc đó đã có quyết định "khai tử" dòng sông lịch sử này. Việc "đậy nắp" con sông được tiến hành từ năm 1958-1978. Kể từ đó, dòng sông bị xoá xổ khỏi bản đồ đất nước cũng như trong tâm trí của những cư dân thời đại mới.

                  Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố, khu vực "sông cổ" trước đây trở thành nơi buôn bán, giao thương sầm uất. Không những thế, trên cái "nắp" của dòng sông lịch sử này, một tuyến đường cao tốc được dựng lên nhằm đảm bảo sự thông suốt của giao thông ngày càng đông đúc trong thành phố. Tuyến đường được hoàn thành vào năm 1976, đánh dấu sự ra đi vĩnh viễn của Cheonggyecheon. Cái tên mà khi nhắc đến nó, người dân thành phố Seoul sẽ hình dung ra một con đường với đầy khói ô tô và tiếng ồn bất kể ngày hay đêm.

                  Đến năm 2003, trung bình mỗi ngày có khoảng 180,000 lượt xe đi qua tuyến đường này. Khu vực buôn bán lân cận ước tính có khoảng 200,000 người với lượng khách lên đến 1,000,000 lượt người mỗi ngày. Khu vực Cheonggyecheon trở thành nơi đông đúc nhất của Seoul và cũng đồng thời kéo theo đó là sự ô nhiễm bởi khói bụi, nước thải. Không khí trong lành là điều "xa xỉ" với nhưng cư dân với mức thu nhập hàng chục ngàn USD/năm nơi này.

                  Đứng trước tình hình đó, chính quyền Seoul đã quyết định tiến hành một dự án gây tốn kém và được đánh giá là "xa xỉ" và "ít hiệu quả nhất" trong lịch sử phát triển của thành phố với số vốn đầu tư ban đầu lên đến 380 tỉ Won (khoảng 380 triệu USD lúc bấy giờ) [2] với mức thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 12,340 tỉ W (khoảng 12 tỉ 340 triệu USD) trong vòng 2 năm 3 tháng trong khu vực thi công dài 5,8 km: Khai sinh lại dòng sông Cheonggyecheon lịch sử. Công việc lội ngược dòng lịch sử bắt đầu.

                  Trải qua hơn 2 năm, với 700,000 nhân công hoạt động không kể ngày đêm, nắng mưa hay dưới trời tuyết lạnh; với những trở ngại từ người dân buôn bán trong vùng cũng như các nhà bảo tồn lịch sử. Vượt qua tất cả những khó khăn đó, dự án gây nhiều chú ý nhất của Seoul trong thời gian gần đây đã được hoàn thành và chính thức đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm 2005. Một "niềm tự hào" không chỉ đối với cư dân thủ đô mà còn với bất kỳ một người dân Hàn Quốc nào. "Sự sống " và "thiên nhiên xanh" đã trở lại giữa lòng thành phố lớn nhất thế giới này. "Seoul đang thay đổi, Seoul đang "tiến hoá" trở về với cội nguồn lịch sử" là những điều mà người dân nơi đây đang nghĩ. Trẻ em lại được cái cảm giác "lội nước", người già thì có những giây phút thảnh thơi bên bờ sông nước chảy êm đềm. Thanh niên nam nữ không phải đi đâu xa mới tìm được cảm giác lãng mạn, thanh thản bên người mình yêu trong sự róc rách của tự nhiên.

                  Seoul đã phải trả một cái giá không hề rẻ để tái tạo lại một đoạn ngắn ngủi của con sông lịch sử, để người dân thành phố được cái cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản bên bờ "sông" hiền hoà; để cái tên "Cheonggyecheon" lại được nhắc đến không chỉ trong những người dân Seoul mà còn cả từ hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới.

                  Một số hình ảnh của "Dòng sông lịch sử Cheonggyecheon" được "tái sinh":











                  2. khu vực đầu nguồn nhìn từ cao xuống






                  3. Và ban đêm












                  4. Khu vực đầu nguồn cũng đủ rộng rãi để dựng nên những sân khấu di động cho các hoạt động văn hoá, ca nhạc...







                  5. Với chiều dài 5.8 km, không phải là dài nhưng cũng đủ để "tái tạo" lại những không gian văn hoá.










                  6. Tuy chỉ dài 5.8km, Cheonggyecheon có tổng cộng gần hai chục cây cầu (mang cả phong cách lịch sử và hiện đại) dành cho người đi bộ và xe cộ qua lại hai bờ sông.













                  8. Những con đường dọc bờ sông cho người đi bộ...




                  9. ...Dấu vết con đường cũ...



                  10. Con người được thư thái, gần gũi với thiên nhiên.









                  11. Lãng mạn cùng người thương bên ánh đèn và "mưa bụi"...

                  Chén rượu cay một đời ta uống mãi.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

                    Theo tôi nếu làm công hóa thì có lẽ phá vỡ cảnh quan mất và nhất là tình trạng quản lý QH như hiện nay của ta thì sau lhi lấp sẽ là bộ mặt đô thị khó chấp nhận được. Do vậy nên để sông và có biện pháp làm sạch. Quan trọng sau khi làm sạch và lưu thông thì có qui chế không cho thải chất bẩn. Chứ như hiện nay thì có tiền tấn, tấn ..... đi nữa vẫn ô nhiễm

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: làm sạch sông TÔ LỊCH ?

                      Sử dụng Johkasou để xử lý các nguồn thải trước khi đổ vào sông hồ

                      Tôi hoàn toàn tán thành các ý kiến của TS Trần Hồng Côn, PGS.TS Ngô Quốc Quyền, PGS.TS Lưu Đức Hải hay Trần Huy Ánh trên trang web: Bee.net.vn và rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học khác: Việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng hóa chất, cho dù bằng bất cứ hóa chất gì , của viện hay của công ty nào nghiên cứu, đề xuất đi nữa cũng chỉ là cách làm đối phó, tốn tiền vô ích, sông lại bẩn chở lại sau một thời gian ngắn do các nguồn thải bẩn tiếp tục đổ vào từ các nhà máy, xí nghiệp và sinh hoạt của nhiều triệu người dân Hà Nội, điều này không ai không biết Lãnh đạo thành phố cần phải nghiêm túc và kiên quyết không đầu tư tiền bạc của dân chúng cho những dự án thí nghiệm dùng hóa chất để làm sạch nước sông Tô Lịch.
                      Trên các phương tiện thông tin đại chúng từ nhiều năm qua đã xuất hiện nhiều bài viết về loại thiết bị xử lý nước thải tại nguồn Johkasou theo công nghệ Nhật Bản. Tôi được biết Công ty Cổ phần Xây dựng- Thương mại và Môi trường Hà Nội (Hactra.,Jsc) là đơn vị tiên phong tiếp nhận công nghệ Johkasou và đến nay họ đã thành công trong việc sản xuất các hệ thống này tại Việt Nam, giá thành rẻ hơn nhiều so với giá nhập khẩu. Nhiều địa phương trong nước đã sử dụng loại thiết bị này và hiệu quả xử lý rất cao.
                      Tuy nhiên cho đến nay tôi không thấy Johkasou xuất hiện trong bất kỳ phương án nào của thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội không biết về công nghệ Johkasou này hay là nhất định không chấp nhận giải pháp xử lý nước thải tại nguồn và chỉ xem xét các giải pháp xử lý giữa nguồn và cuối nguồn, hay lựa chọn kiểu "ăn dè" để xử lý đối phó tại từng thời điểm, trong từng nhiệm kỳ lãnh đạo. Nếu sự thật là như vậy thì tệ quá ông Thảo (CT) và ông Khanh (PCT) ạ, tệ lắm đấy.

                      Nguyễn Hùng-TP Hồ Chí Minh

                      Ghi chú

                      Working...
                      X