QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

    Chào các bạn!

    Tôi đang quan tâm đến các mô hình tính toán trong Plaxis 8. Tôi sẽ nêu các định nghĩa các mô hình này, rồi các bạn nào quan tâm, cùng nhau thảo luân và góp ý nhé:
    1. Tính toán theo trạng thái đàn hồi:
    Tính toán theo trạng thái đàn hồi là được lựa chọn để thực hiện phân tích chuyển vị đàn hồi. Không cần thiết để đưa áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian vào trong tính toán. Việc tính toán sẽ được thực hiện theo lý thuyết chuyển vị nhỏ. Độ cứng ma trận của tính toán đàn hồi thông thường dựa trên mô hình không biến dạng hình học ban đầu.
    Mặc dù bước thời gian được định nghĩa nhưng trong mô hình tính toán đàn hồi nó không được đưa vào trong tính toán, loại trừ mô hình đất mềm Soft soil creep. Xem xét sự chất tải nhanh của đất xét bão hoà nước, việc tính toán đàn hồi tốt nhất chỉ sử dụng giới hạn trong trường hợp đất không thoát nước. Ngoài ra, còn được áp dụng trong trường hợp xét độ lún của đất thoát nước trong khoảng thời gian dài. Đưa ra dự đoán chính xác trạng thái hoạt động cuối cùng.

    2. Phân tích theo trạng thái không đổi
    Phân tích trạng thái không đổi được lựa chọn khi phân tích sự phát triển theo hàm thời gian hoặc bỏ qua áp lực nước lỗ rỗng đối với loại đất thoát nước theo hàm của thời gian. PLAXIS cho phép phân tích chính xác mô hình đàn hồi dẻo không đổi. Phân tích ở trạng thái không đổi không có ti trọng cộng thêm được thể hiện sau tính toán không thoát nước. Có thể sử dụng ti trọng suốt phân tích trạng thái không đổi. Có thể ứng dụng phân tích trạng thái thi công theo thời gian sử dụng phân tích trạng thái không đổi. Hn nữa, phân tích trạng thái không đổi có thể được tính toán theo phưng pháp chuyển vị lớn.

    3. Phân tích trạng thái giảm phi-c(phân tích trạng thái an toàn)
    Phân tích trạng thái an toàn được thực hiện bằng cách gim các thông số cường độ của đất. Phân tích này được lựa chọn khi nó được yêu cầu tính toán hệ số an toàn tổng thể, có thể được thực hiện sau mỗi giai đoạn tính toán riêng biệt. Nhưng chú ý rằng giai đoạn giảm hệ số phi – c không thể sử dụng như điều kiện bắt đầu cho giai đoạn tính toán khác bởi vì nó kết thúc ở trạng thái trượt. Do đó, phi cẩn thận để định nghĩa tất c phân tích hệ số an toàn tại điểm cuối trong các giai đoạn tính toán. Thực tế, phân tích giảm hệ số phi-c là trường hợp đặc biệt của trường hợp phân tích đàn hồi. Số liệu của số gia thời gian không không liên quan đến trường hợp này.

    Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn!

  • #2
    Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

    không ai có ý kiến gì vậy. Chán quá.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

      Thế theo bác, nền đất như thế nào thì dùng mô hình tính toán theo trạng thái giới hạn đàn hồi là chuẩn nhất, nền đất như thế nào thì dùng trạng thái giới hạn không đổi và phân tích theo trạng thái giảm c-phi.
      Đặc biệt chắc bác biết nhiều về Plaxis cho hỏi, mô hình nén cố kết ở trong phòng thí nghiệm bác mô hình nó như thế nào.
      Thanks.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

        Chào các bạn!

        Trước khi bàn luận tôi xin trình bày lại quan điểm của mình về việc: "Bàn luận các mô hình....." Kiến thức thực tế về cơ học đất của tôi còn rất lờ mờ. Nhưng tôi rất quan tâm đến PM Plaxis vì nó phục việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Nên tôi dịch từ tiếng Anh một đoạn Hepl trong Plaxis( phần này khá hay) và post lên đây và cùng các anh em tìm hiểu. Nếu có bạn nào hiểu sâu xin có sự đánh giá. Bạn nào chưa rõ có thể đặt câu hỏi để thảo luận. Theo đúng tiêu chí của diễn đàn lập ra .thì không có ai đúng ai sai, chỉ có người hiểu chưa đúng và cần phải tìm hiểu thôi. Nên rất mong các bạn post càng nhiều bài càng tốt.
        Cảm ơn ý kiến TranLy. Tôi có ý kiến với bạn:
        Đối với cơ học đất bạn không nên dùng từ “chuẩn nhất” mà dùng từ “thích hợp” thôi.
        Mô hình trạng thái đàn hồi dựa trên mô hình hook, phân tích đàn hồi đẳng hướng. Nó chủ yếu sử dụng độ cứng của đất và hệ số poisson , vì vậy nền đất tốt, ổn định khi tải trọng thôi tác dụng nó lại trở nguyên trạng thái ban đầu, tốt nhất chắc là đất sét dẻo, cứng.
        Còn việc lựa chọn mô hình nào cho nền đất thì tuỳ thuộc vào mục đích của tính toán. Nếu bạn quan tâm tính toán sự ứng xử của đất theo thời gian thì sử dụng mô hình trạng thái không đổi(trạng thái cố kết). Còn nếu quan tâm đến tính ổn định của đất của nền đất thì lựa chọn phân tích giảm c-phi.
        Còn câu hỏi cuối bạn TranLy, tôi nghĩ bạn có thể tự trả lời được.
        Tôi biết đến đâu, nói đến đó.Nếu có sai sót gì, mong các bạn góp ý và thảo luận nhé.
        Chào các bạn!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

          Nguyên văn bởi trung_ctb
          Chào các bạn!

          Trước khi bàn luận tôi xin trình bày lại quan điểm của mình về việc: "Bàn luận các mô hình....." Kiến thức thực tế về cơ học đất của tôi còn rất lờ mờ. Nhưng tôi rất quan tâm đến PM Plaxis vì nó phục việc học tập, nghiên cứu và làm việc. Nên tôi dịch từ tiếng Anh một đoạn Hepl trong Plaxis( phần này khá hay) và post lên đây và cùng các anh em tìm hiểu. Nếu có bạn nào hiểu sâu xin có sự đánh giá. Bạn nào chưa rõ có thể đặt câu hỏi để thảo luận. Theo đúng tiêu chí của diễn đàn lập ra .thì không có ai đúng ai sai, chỉ có người hiểu chưa đúng và cần phải tìm hiểu thôi. Nên rất mong các bạn post càng nhiều bài càng tốt.
          Cảm ơn ý kiến TranLy. Tôi có ý kiến với bạn:
          Đối với cơ học đất bạn không nên dùng từ “chuẩn nhất” mà dùng từ “thích hợp” thôi.
          Mô hình trạng thái đàn hồi dựa trên mô hình hook, phân tích đàn hồi đẳng hướng. Nó chủ yếu sử dụng độ cứng của đất và hệ số poisson , vì vậy nền đất tốt, ổn định khi tải trọng thôi tác dụng nó lại trở nguyên trạng thái ban đầu, tốt nhất chắc là đất sét dẻo, cứng.
          Còn việc lựa chọn mô hình nào cho nền đất thì tuỳ thuộc vào mục đích của tính toán. Nếu bạn quan tâm tính toán sự ứng xử của đất theo thời gian thì sử dụng mô hình trạng thái không đổi(trạng thái cố kết). Còn nếu quan tâm đến tính ổn định của đất của nền đất thì lựa chọn phân tích giảm c-phi.
          Còn câu hỏi cuối bạn TranLy, tôi nghĩ bạn có thể tự trả lời được.
          Tôi biết đến đâu, nói đến đó.Nếu có sai sót gì, mong các bạn góp ý và thảo luận nhé.
          Chào các bạn!
          Bạn nên chú ý một chút về các khái niệm:
          Mô hình trạng thái đàn hồi -> Mô hình đàn hồi tuyến tính
          Mô hình Hook -> Định luật Hooke
          Độ cứng của đất -> Mô đun đàn hồi
          mô hình trạng thái không đổi(trạng thái cố kết) -> phân tích cố kết

          Nguyên văn bởi trung_ctb
          vì vậy nền đất tốt, ổn định khi tải trọng thôi tác dụng nó lại trở nguyên trạng thái ban đầu, tốt nhất chắc là đất sét dẻo, cứng.
          Đất sét quá cố kết (Over consolidation): khi ứng suất trong đất do tải trọng cộng với ứng suất ban đầu không vượt quá ứng suất lớn nhất trong lịch sử của đất thì có thể dùng đàn hồi tuyến tính mặc dù ứng xử của đất không hoàn toàn tuyến tính (Xem mô hình Soft Soil hoặc Cam-Clay).

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

            chào các bạn!

            Rất cảm ơn bác Hien_nghiêm đã góp ý. Tôi sẽ sửa chữa, tôi dùng từ chắc chưa chuẩn lắm nêồimị người thông cảm. Nhưng ý nghĩa của nó thì mọi người đừng hiểu sai nhé.
            Mong sự góp ý của mọi người!
            Bác Hien_nghiem có góp ý cho tôi về định nghĩa các mô hình trên được không, bài đầu tiên ấy. Thanks

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

              Đọc bài của bác thực sự rất khó hiểu.
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              1. Tính toán theo trạng thái đàn hồi:
              Tính toán theo trạng thái đàn hồi là được lựa chọn để thực hiện phân tích chuyển vị đàn hồi..... Việc tính toán sẽ được thực hiện theo lý thuyết chuyển vị nhỏ. Độ cứng ma trận của tính toán đàn hồi thông thường dựa trên mô hình không biến dạng hình học ban đầu....
              Cái này đúng !
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              1. Tính toán theo trạng thái đàn hồi:
              Không cần thiết để đưa áp lực nước lỗ rỗng theo thời gian vào trong tính toán.
              Việc tính toán áp lực nước lỗ rỗng hay không phụ thuộc vào mục đích tính toán. Nếu bác phân tích ứng xử tức thời của đất sét thì bạn k cần quan tâm, còn bác phân tích cố kết thì cần phải quan tâm.
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              1. Tính toán theo trạng thái đàn hồi:
              Mặc dù bước thời gian được định nghĩa nhưng trong mô hình tính toán đàn hồi nó không được đưa vào trong tính toán, loại trừ mô hình đất mềm Soft soil creep.
              Bác đang dùng mô hình đàn hồi tuyến tính sao lại có Soft Soil Creep trong này
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              1. Tính toán theo trạng thái đàn hồi:
              Xem xét sự chất tải nhanh của đất xét bão hoà nước, việc tính toán đàn hồi tốt nhất chỉ sử dụng giới hạn trong trường hợp đất không thoát nước. Ngoài ra, còn được áp dụng trong trường hợp xét độ lún của đất thoát nước trong khoảng thời gian dài. Đưa ra dự đoán chính xác trạng thái hoạt động cuối cùng.
              Thế trường hợp đất sét không có nước thì không được dùng đàn hồi tuyến tính hả bác. Tôi k hiểu tại sao bác xem xét ứng xử của đất sét bão hòa nước dưới sự chất tải nhanh lại dùng đàn hồi tuyến tính, k quan tâm đến việc đất bị phá hoại thế nào.
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              2. Phân tích theo trạng thái không đổi
              Phân tích trạng thái không đổi được lựa chọn khi phân tích sự phát triển theo hàm thời gian hoặc bỏ qua áp lực nước lỗ rỗng đối với loại đất thoát nước theo hàm của thời gian. PLAXIS cho phép phân tích chính xác mô hình đàn hồi dẻo không đổi. Phân tích ở trạng thái không đổi không có ti trọng cộng thêm được thể hiện sau tính toán không thoát nước. Có thể sử dụng ti trọng suốt phân tích trạng thái không đổi. Có thể ứng dụng phân tích trạng thái thi công theo thời gian sử dụng phân tích trạng thái không đổi. Hn nữa, phân tích trạng thái không đổi có thể được tính toán theo phưng pháp chuyển vị lớn.
              Bác giải thích hộ tôi một số khái niệm của bác với:
              1-Phân tích theo trạng thái không đổi: ở đây cái gì là không đổi
              2-PLAXIS cho phép phân tích chính xác mô hình đàn hồi dẻo không đổi: mô hình đàn hồi dẻo không đổi là mô hình gì?
              Nguyên văn bởi trung_ctb
              3. Phân tích trạng thái giảm phi-c(phân tích trạng thái an toàn)
              Phân tích trạng thái an toàn được thực hiện bằng cách gim các thông số cường độ của đất. Phân tích này được lựa chọn khi nó được yêu cầu tính toán hệ số an toàn tổng thể, có thể được thực hiện sau mỗi giai đoạn tính toán riêng biệt. Nhưng chú ý rằng giai đoạn giảm hệ số phi – c không thể sử dụng như điều kiện bắt đầu cho giai đoạn tính toán khác bởi vì nó kết thúc ở trạng thái trượt. Do đó, phi cẩn thận để định nghĩa tất c phân tích hệ số an toàn tại điểm cuối trong các giai đoạn tính toán. Thực tế, phân tích giảm hệ số phi-c là trường hợp đặc biệt của trường hợp phân tích đàn hồi. Số liệu của số gia thời gian không không liên quan đến trường hợp này.
              Cái này bác chỉ cần trình bày đơn giản nó là phương pháp tìm hệ số an toàn bằng cách giảm c-phi hay còn gọi là strength reduction method.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                Chào các bạn!
                Cảm ơn bác hien_nghiem đã quan tâm đến vấn đề này.
                - Tôi đồng ý với việc tính toán áp lực nước lỗ rỗng hay không phụ thuộc vào mục đích tính toán. Tuy nhiên, đối với phân tích đàn hồi tuyến tính, có thế có sự xuất hiện áp lực nước lỗ rỗng nhưng áp lực nước lỗ rỗng biến đổi theo thời gian thì không. Và trong phân tích này, không có sự xuất hiện của thông số thời gian.Thông số Time chỉ xuất hiện trong mô hình soft soil creep.
                - Ý thứ 2 là, tôi xin giải thích là: đối với phan tích đàn hồi tuyến tính áp dụng cho đất sét thì quá tốt, ngoài ra nó còn áp dụng cho hai trường hợp sau: thứ nhất là đất bão hòa nước dưới sự chất tải nhanh. Nước lỗ rống không thể thoát ra ngoài ngay được, có thì rất nhỏ. Thứ 2 là đất bão hòa nước nhưng thoát nước chậm dưới tác dụng của tải trọng.
                - Ý thứ 3, tôi đồng ý với bác và xin sửa lại là trạng thái cố kết(thay cho phân tích trạng thái không đổi). Dùng từ không đổi không rõ nghĩa.hee
                - last, tôi đồng ý với quan điểm của bác
                Xin chân thành cảm ơn.
                nếu bác và bạn nào quan tâm ta cung nhau trao đổi tiếp.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                  Nguyên văn bởi trung_ctb
                  Ý thứ 2 là, tôi xin giải thích là: đối với phan tích đàn hồi tuyến tính áp dụng cho đất sét thì quá tốt, ngoài ra nó còn áp dụng cho hai trường hợp sau: thứ nhất là đất bão hòa nước dưới sự chất tải nhanh. Nước lỗ rống không thể thoát ra ngoài ngay được, có thì rất nhỏ. Thứ 2 là đất bão hòa nước nhưng thoát nước chậm dưới tác dụng của tải trọng


                  Xin bác giải thích rõ "phân tích đàn hồi cho đất sét thì quá tốt". Đối với đất sét, sự bão hòa nước đối với đất mềm yếu (từ dẻo mềm đến chảy) khác rất nhiều với đất ở trạng thái cứng, nửa cứng hay dẻo cứng. Dưới tác dụng của tải trọng không đổi, trong đất bão hòa nước, sẽ xảy ra quá trình thoát nước -cố kết. Vậy, "nền đất bão hòa dưới tác dụng sự chất tải nhanh - nước lỗ rỗng chưa kịp thoát ra" -Bác nói vậy rất khó, bởi vì ngay thí nghiệm trong phòng, khi chất tải trong vòng khoảng mấy giây đã đo được áp lực nước lỗ rỗng -như vậy, sự không thoát nước tức thời là quá ngắn ngủi -bác sẽ áp dung như thế nào mô hình đàn hồi tuyến tính ở đây? cho nền nào?
                  Thứ hai - khái niệm thế nào là thoát nước chậm ở đây? trong đất nào?
                  Mong bác làm sáng tỏ, sau sẽ trao đổi tiếp.
                  Thanks

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                    Đối với phân tích ứng xử của đất nền có lẽ k nên nói đến đàn hồi tuyến tính mà chỉ nên nói đến đàn hồi dẻo hoặc phi tuyến tính.

                    khái niệm thế nào là thoát nước chậm ở đây? trong đất nào?
                    -> Có lẽ là ý bác ấy nói đến cố kết

                    nền đất bão hòa dưới tác dụng sự chất tải nhanh - nước lỗ rỗng chưa kịp thoát ra
                    -> Undrained condition
                    -> Tải trọng động đất chẳng hạn

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                      1. Đồng ý với bác Hien nghiem về việc sử dụng mô hình đàn hồi tuyến tính cho đất loại sét ở đây là không nên? Vì cơ chế của nén lún của đất thì biến dạng đàn hồi chỉ chiếm rất nhở so với biến dạng dư (dẻo).
                      2. Đặc biệt nếu bác trung_ctb nói đến quá trình cố kết : đất thoát nước chậm.... thì chắc không thể sử dụng mô hình Dàn hồi tuyến tính được.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                        Các bác cho em hỏi .
                        Khi tính ổn định mái dốc bằng Slope và Plaxis ,cái nào chính xác hơn
                        Vì trong Plaxis thêm Mô đun đàn hồi E , mà trong Slpoe không có thông số này .

                        Cảm ơn đã đọc bài viết .
                        Nơi cư ngụ : Q9- Tp.HCM

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                          Nguyên văn bởi baych44
                          Các bác cho em hỏi .
                          Khi tính ổn định mái dốc bằng Slope và Plaxis ,cái nào chính xác hơn
                          Vì trong Plaxis thêm Mô đun đàn hồi E , mà trong Slpoe không có thông số này .
                          Plaxis như trên đã nêu tính ổn định mái dốc bằng phương pháp c-phi reduce còn slope thì vẫn tính theo các phương pháp cân bằng giới hạn cổ điển nên có thể Plaxis đúng hơn chăng
                          Khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Bàn luận về các mô hình tính toán sử dụng trong Pm plaxis 8

                            Nguyên văn bởi baych44
                            Các bác cho em hỏi .
                            Khi tính ổn định mái dốc bằng Slope và Plaxis ,cái nào chính xác hơn
                            Vì trong Plaxis thêm Mô đun đàn hồi E , mà trong Slpoe không có thông số này .
                            Về mặt lý thuyết thì PLAXIS đúng hơn. E chỉ ảnh hưởng đến biến dạng của mái dốc mà Slope/w thì không cho kết quả này. Khi bạn chỉ cần FOS thì bạn nhập E khác nhau vẫn cho cùng kết quả FOS. Nhưng một kết quả cần thiết khi phân tích ổn định mái dốc là mặt trượt thì PLAXIS lại thường cho ra kết quả không đúng.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Lỗi Khi Mesh trong Plaxis 2D

                              Thầy và các bạn cho em hỏi Khi Mesh lưới trong Plaxis 2D thì gặp thông báo lỗi như hình , không biết đó là lỗi gì ? Cách khắc phục ?
                              Attached Files

                              Ghi chú

                              Working...
                              X