QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

    Em chưa tốt nghiệp nhưng cũng vào bon chen 1 tí. Sêno làm việc như dầm Conson nên thép trên là thép chịu lực. Nhưng theo em biết thì thợ thuyền thường ko hiểu (cũng chả cần hiểu) về chịu lực. Nếu kỹ sư ko chỉ đạo đàng hoàng là họ coi sêno như sàn bình thường và đặt thép dưới. Tai nạn lúc đó xảy ra là tất nhiên, ko sảy ra mới là lọa

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

      Cả khối mái bê tông rơi cả mảng nếu không có thép trên thì bê tôgn phải nứt, vỡ, nhwung tôi không nhìn rõ vết nứt bê tông . theo tôi cái này là do cái liên kết neo giữa dầm và cột không đảm bảo, mômen lật đã phá hủy liên kết dầm cột.
      Cái này có thể do người thiết kế đã không kéo thép cột lên để neo vào dầm ( hoặc không kéo thép dầm xuống sâu trong cột )
      __________________
      Bác nói rất đúng.Ô văng đặt thép trên là đúng rồi,trong seno có dầm và bản sàn,dầm là conson nhưng bản chưa chắc là conson,nên thép bản đặt như binh thường thôi.Trường hợp như hình ảnh trên do liên kết dầm và cột chưa đảm bảo chứ không phải do đặt thép sai thớ trên hay dưới.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

        Nguyên văn bởi meiji View Post
        Thân chào các bạn đồng nghiệp
        Nếu là dân "ngoại đạo" thì chẳng bàn làm gì. Nhưng những sự cố đáng tiếc như vậy cũng có thể xảy ra với bất cứ công trình nào.
        Theo ý kiến cá nhân tôi nếu thiết kế chính xác (nghĩa là thép bố trí cho bản sênô hoặc ôvăng bố trí thớ trên) nhưng không ghi rõ kích thước lớp bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng khi thi công lắp đặt thép, công nhân thường xuyên giẫm đạp trên lớp này (mà thường thì thép có đ.kính nhỏ 6-8mm) làm lớp thép trên "bẹp gí" xuống coffrage sàn , tức là thép thớ trên (chịu M âm) đã nằm dưới trục trung hòa có khi trở thành thép thớ dưới không chừng...
        Cho nên sau khi tháo dỡ cofrage --> bùm --> không chết người là may lắm rồi, thời giá hiện nay 1 mạng người khoảng 100.000.000 VND --> bán nhà mà đền!
        Thông thường chúng ta không chú ý vấn đề này, do không bám sát hết các hoạt động và thao tác của công nhân và cũng có 1 chút lý do chủ quan (ôi dào ta đã từng thi công bản sàn nhịp 10m chứ chẳng chơi, xá gì cái ôvăng có vài chục cm)
        Sum:
        Từ khâu thiết kế: kỹ sư thiết kế cần quy định rõ chiều dày bảo vệ lớp cốt thép này bằng cách vẽ trực tiếp trên mặt cắt của chi tiết.
        Đến khâu thi công: cần có biện pháp sao cho lớp thép trên không thể ngã rạp xuống sàn coffrage (dùng thép giá cấu tạo đỡ thép chính, lót ván trên mặt khi di chuyển, và cuối cùng là hạn chế di chuyển trên các chi tiết này trong giai đoạn LD cốt thép)
        Nhận xét chỉ cho các hình trên:
        thép bố trí cho bản sênô hoặc ôvăng bố trí thớ trên:
        nếu nhìn kỷ dầm bo ngoài có chiều cao bằng các dầm còn lại và bề rộng > 120. Do đó ô sàn này thông thường có thể TK theo bản 4 cạnh. Trường hợp này lơ lửng 1 đầu nên tính theo bản 3 cạnh, gia cường cạnh thứ tư.
        Nhưng do đây là bản sê nô nên để khỏi nguy hiểm từ các anh thi công làm không đúng TKế thì TKế mủ riêng cho cạnh phía trong nhà ( cắt 1 m theo cạnh ngắn và TK như ô văng). Bản này chịu mưa nắng nên TK hai lớp thép để chống nhiệt độ.
        Những vấn đề trên chỉ đúng khi công son đủ ngàm ( quy định ngàm nút khung tại tầng mái)
        Dầm trong chịu được xoắn.
        ( TK như vậy thì tốn sắt nhưng hạn chế được các nguy cơ khách quan ( nhiệt độ) và chủ quan ( con người)
        Riêng cái hình: sê nô gảy ngưng không gập và rớt hẳn: dầm công sơn neo đủ thép nhưng dầm trong nhà không đảm bảo chịu được xoắn.
        Lưu ý: Hai dầm trong nhà theo cạnh ngắn được kéo dài ra thêm đoạn cong xon tại hai biên cạnh dài của khối công trình được TK đủ mạnh nên sê nô tại 2 bên không gảy và theo cạnh dài vị trí gảy nhiều nhất nằm ở giữa.
        Trong cái hình này không rỏ có nứt theo cạnh ngắn của sê nô không. Nếu co giản nhiệt -> sê nô+ dầm nứt tại vị trí yếu nhất ( giữa nhà)--> giảm khả năng chịu xoắn của dầm --> gảy sê nô.
        Cạnh ngắn khối CT không gảy do chiều dài ngắn nên chịu nổi tác động của nhiệt.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

          Nguyên văn bởi themanor
          Chú Huyngquang8x oi, mấy vụ sập phải điều tra kỹ chứ đâu đơn thuần mấy chuyện đặt thép trên hay dưới chú ơi!!!
          Cả khâu thiết kế, thi công, giám sát,...
          Mình còn nghe nói công trình đó làm phần thô để ngoài mưa nắng, rồi làm khu vực vệ sinh lân cận dội nước hàng ngày thì phần gạch trên đầu sê nô hay lintel gì đó bong tróc, đụng nhẹ cũng sập nữa. Không biết nguyên nhân có phải như thế không?
          Cái hại nhiều khi nằm ở chổ mục đích sử dụng nữa.
          Đôi khi thiết kế chi tiết lintel hay sê nô, ai cũng nghĩ nó là chỉ chịu tải bản thân. Đâu ngờ ra thực tế, đôi khi 1, 2 người còn trèo lên đấy.
          Nhiều bản vẽ thiết kế nước ngoài người ta còn chỉ rõ trong bản vẽ thiết kế phần hoạt tải sử dụng cụ thể các khu vực là bao nhiêu? theo qui phạm gì?được sự đồng ý của CĐT như thế nào? và khuyến cáo cấu kiện đó chỉ chịu bằng ấy. Các tải trọng phát sinh khác trong quá trình sử dụng và vận hành lớn hơn tải trọng đó ngta không chịu trách nhiệm đâu.
          Người ta qui định rất rõ ràng.
          Nhiều khi mình đọc hồ sơ thiết kế của các công ty trong nước trong đó ghi rất chung chung, rằng theo tiêu chuẩn này, qui phạm nọ của nhà nước ban hành.
          Thế có chuyện gì thì nếu làm đúng tiêu chuẩn qui phạm thì nhà nước chịu à? Hay ai chịu? Hay chết anh nào anh ấy chịu? Bó tay...không rạch ròi...
          Trong khi các công trình của NN, tiêu chuẩn hay qui phạm là khuyến khích sử dụng và tùy theo CĐT lựa chọn.
          Do đó, trách nhiệm bên nào bên ấy rất rõ ràng.
          Các bạn ghi đúng quá rồi.

          Lấy tải tính toán, phải phối hợp gió ép, nước và cả khỏang 4 người trèo lên với dung cụ để lao chùi (400kg/m²). Với các lực phối hợp nầy tăng moment lên gần 4 lần, thì kết cấu với hệ số an toàn đến 2 đi nữa thép và beton cũng không chịu nổi!
          TC tính toán có bắt phải lấy tãi trọng ra sao ?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

            Nguyên văn bởi chetmatthoi
            TC 1 cách nôm na nào đó cũng là luật , cái để căn cứ mà làm, nên nhớ rằng trong tiêu chuẩn chỉ nêu ra cái thông thường và lưu ý câu van trong quy phạm :
            " TC này chỉ...... ngoại trừ các trường hợp.... Khi có yêu cầu riêng của chủ đầu tư... )
            Cái này gặp trong thực tế rất nhiều, ví dụ : xây nhà thông thường, nhưng trên mái, chủ đầu tư muốn trồng hoa, cây cảnh....hay để làm cái ABC gì đó, cái này phải được xác định bằng tải trọng thực tế, không nhất thiết theo quy phạm.
            Thì lấy TC để cứu mạng ông KS xây bị sự cố để không bị phạt chết mất thôi.
            Lần sau ông KS có tính toán xây cất phải ngẫm nghỉ xem trong thực tế có thể cho ra những tải trọng nào mà phối hợp, chư không mù quán chỉ theo TC. Mà tại sao không làm có lổ thóat nước, hay máng xối cho nươc mưa chảy đi vậy ?
            Anh chetmatthoi cho ví dụ hay quá: muốn trồng hoa, cây cảnh hay dựng cả biển quản cáo trên đó. Hỏi kỷ trước và ghi trong thuyết minh kết cấu như được trông hoa đẹp chỉ được 2 người trèo lên tưới nước nhưng cấm nuôi cá trên ấy, cấm dựng biển quản cáo vì gió thổi biển bay như thả diều !

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

              Nguyên văn bởi lthienkt
              Hi, cái ảnh của bác mà làm avatar hơi độc đấy nhỉ . Theo em cũng như các ý kiến của anh em đã nói, bản thân cái xê nô này vẫn làm việc theo bản kê 4 cạnh truyền lực về 4 dầm nên đặt thép cả trên cả dưới như ô bản 4 cạnh. Vấn để ở đây là cái dầm chứ không phải bản, dầm nối giữa các cột như cái đối trọng, chịu xoắn nhưng nó bé tý thế kia thì cũng chả có tác dụng mấy, cái dầm bo thì chỉ có tác dụng truyền lực về các dầm ở vị trí đầu cột. Vậy cuối cùng là các cái dầm ở đầu cột sẽ đóng vai trò chịu lực chính là chống lật cho hệ thống, như thế sẽ có 2 vấn đề cần giải quyết.
              1 là chiều dài thép neo đảm bảo (cái này quan trọng ko thua thép chịu lực nhỉ, khéo còn hơn ấy chư
              2 là cái cột đủ khỏe để giữ tất cả hệ seno, dầm bên trên.
              Túm lại: nhìn cái ảnh này thì nguyên nhân 1 không đảm bảo .
              Còn chuyện dầm hay sàn conson bố trí thép trên ko có théo dưới (cái này chắc còn phải xem trọng lượng bản thân có thắng lực quán tính động đất không đã nhỉ - e chưa gặp lên ko bít)
              - Không hăn là chiều dài thép neo không đảm bảo, Tại vì mình không có bản vẽ thiết kế lên không biết bố trí thép thê nào, khối luợng bao nhiêu, lên không thể kết luận như bạn đuợc.
              - Nguyên nhân sự cố trên xảy ra thì có nhiều:
              + trứoc tiên phải kiểm tra xem biện pháp thi công thế nào, chất lượng thi công ra làm sao?.( Có đảm bảo chất lượng đúng yêu cầu kỹ thuật không, thời gian tháo rỡ cốt pha, chất lượng bê tông, cốt thép có bố trí đúng vị trí....) Nói chung là vấn đề thi công trước, nếu mọi việc ok thì xẽ quay lại các vấn đề của bác thiết kế, vì khi thiết kế các bác ấy đã qua mấy vòng thẩm định thiết kế rồi. ( khi đó xẽ xem tk tính toán tải trọng ra làm sao? hàm lượng thép thế nào, có đủ không, bố trí thép thế nao?
              - Chính vì vậy không thể cứ nhìn hình mà vội kết luận là do thế nào đó mà nhầm! Mà ở xã hội Việt Nam thì các nguyên nhân chủ quan rất nhiều lên không thể nói đuơc điều gì.
              Mắt thấy tai nghe tay sờ vẫn chưa chắc nữa là chỉ nhìn cái ảnh mà đã vội kết luận, thi sai lâm to đấy

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                Nguyên văn bởi Songba View Post
                Bố trí sê nô tuy đơn giản nhưng đừng coi thường !

                Khiếp! Nhìn cái hình mà thấy dựng cả tóc gáy. Mới đi làm mà bị như vậy thì chỉ có bỏ nghề vì sợ. Chẳng biết bác thiết kế tính toán có đúng không mà dám làm cái sê nô lớn quá mà đối trọng thì chỉ có 1 cái dầm con con và mấy cái cột cách xa nhau quá. Không biết thép neo có đủ yêu cầu chưa? và cả cái bác thi công nữa, có gian dối gì không, mác BT có đủ theo TK không?

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                  Nguyên văn bởi meiji View Post
                  Thân chào các bạn đồng nghiệp
                  Nếu là dân "ngoại đạo" thì chẳng bàn làm gì. Nhưng những sự cố đáng tiếc như vậy cũng có thể xảy ra với bất cứ công trình nào.
                  Theo ý kiến cá nhân tôi nếu thiết kế chính xác (nghĩa là thép bố trí cho bản sênô hoặc ôvăng bố trí thớ trên) nhưng không ghi rõ kích thước lớp bảo vệ sẽ dẫn đến tình trạng khi thi công lắp đặt thép, công nhân thường xuyên giẫm đạp trên lớp này (mà thường thì thép có đ.kính nhỏ 6-8mm) làm lớp thép trên "bẹp gí" xuống coffrage sàn , tức là thép thớ trên (chịu M âm) đã nằm dưới trục trung hòa có khi trở thành thép thớ dưới không chừng...
                  Cho nên sau khi tháo dỡ cofrage --> bùm --> không chết người là may lắm rồi, thời giá hiện nay 1 mạng người khoảng 100.000.000 VND --> bán nhà mà đền!
                  Thông thường chúng ta không chú ý vấn đề này, do không bám sát hết các hoạt động và thao tác của công nhân và cũng có 1 chút lý do chủ quan (ôi dào ta đã từng thi công bản sàn nhịp 10m chứ chẳng chơi, xá gì cái ôvăng có vài chục cm)
                  Sum:
                  Từ khâu thiết kế: kỹ sư thiết kế cần quy định rõ chiều dày bảo vệ lớp cốt thép này bằng cách vẽ trực tiếp trên mặt cắt của chi tiết.
                  Đến khâu thi công: cần có biện pháp sao cho lớp thép trên không thể ngã rạp xuống sàn coffrage (dùng thép giá cấu tạo đỡ thép chính, lót ván trên mặt khi di chuyển, và cuối cùng là hạn chế di chuyển trên các chi tiết này trong giai đoạn LD cốt thép)
                  đọc nãy giờ đến đây chắc là dừng
                  Đời XD đâu chỉ là vôi với vữa
                  Lấy bức tường làm điểm tựa tình yêu
                  Dẫu thời gian có phủ bụi xanh rêu
                  Vẫn mỉm cười hoa tình yêu đấy chứ!

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                    Thấy các bác bàn nhiều về vấn đề gãy ô văng, sê nô, tôi mạo muội trao đổi như thế này:

                    Ngày xưa không mua được cốt thép, ít xi măng, nhà ông bác tôi đã căng gạch ra làm ô văng ngoài hiên trần (đúng nghĩa ô văng), chúng tôi đã trèo lên trên đó và không sập.

                    Chúng tôi đã từng thi công sai miền thép rất nhiều ô văng mà không gãy (do vào khoảng những năm 1987, 1988, khi quan sát thấy phần sắt lộ ra từ ô văng ký túc xá trường xiếc Việt Nam ở Cầu Diễn đều nằm âm xuống dưới nên một số ông thợ già trong tổ chúng tôi lười bẻ sắt lên đã lý luận rằng Trung Quốc đã thi công như thế không sao thì việc gì phải bẻ sắt lên miền dương). Và ngày xưa ít thép nên không có conson, dầm bo.

                    Kích thước ô văng (không conson, dầm bo) thường tương đối nhỏ, rộng khoảng dưới 1m có lẽ khó gãy, sập nếu thi công bê tông tốt (do khả năng chịu nén của bê tông, và dù thép có âm xuống thì nó vẫn có khả năng chịu kéo nhất định vì vẫn có lớp bê tông dưới thép). Trong trường hợp ô văng, sê nô rộng và có conson, dầm bo thì dù có bố trí sai thép nhưng vẫn có thanh (Fa') nằm trên miền mô men dương, mà chúng ta thường thiết kế thừa thép (do hệ số an toàn), nên theo tôi thì phần lớn lý do gãy ô văng, sê nô do làm rung động cốp pha trong thời gian bê tông ninh kết dẫn đến nứt dài dọc theo biên dầm (hoặc tường) mà người thi công không phát hiện ra.

                    Chúng tôi đã từng phải đổ cấy đền cả vòng dầm bo cho cái ô văng dày đặc thép đặt đúng miền vào khoảng những năm 1992, 1993 do bắc giáo đưa bê tông néo vào cốp pha ô văng, mỗi lần nhảy lên, nhảy xuống và đưa bê tông đều làm cho bê tông trên sàn rung theo cốp pha (mặc dù cái ô văng đó đổ cuối cùng do ở ngoài cùng). Khi dỡ cốp pha ô văng khuỵu xuống ngay nên vội hò nhau chống lại, đục tỉa trơ thép rồi đổ đền dầm bo. Ăn đòn rồi mới nhớ, nên theo tôi thì mặc dù chúng ta bàn chủ yếu đến tính toán, bố trí thép trong kết cấu là chính nhưng với ô văng thì hãy cẩn thận trong thi công.

                    Tiện thể nói thêm, do có cốt thép nên không "bùm" được đâu mà nó chỉ khuỵu xuống từ từ thôi. Cái ô văng mà bọn tôi đã phải gia cố nói trên dài gần 6m, rộng 90cm mà khi dỡ cốp pha vẫn còn chống kịp khi biết nó toi. Tuy nhiên rất vất vả đấy vì hồi đó làm gì có kích, toàn chống bằng cây chống gỗ thôi.

                    Cái ảnh trong chủ đề này quá ấn tượng, nếu tìm được nguyên nhân thực sự mong rằng các bác post lên để anh em tham khảo.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                      Bạn huynhquang8x chắc không phải cựu SV DHXD đúng không? Nếu bạn là sinh viên của trường thì là đáng trach. Nếu không phải thì là điều dễ hiểu. Còn vấn đề này có lẽ bạn Meiji đã nói rõ rùi. Thân chao!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                        Chào các anh. Em vẫn còn đang là sinh viên,mới chỉ được học Béton 1, nhưng cũng mạn phép được tham gia 1 chút. Ý kiến của anh Meji là đã rất rõ ràng rồi. Việc tính toán và đặt thép ở seno và auvent thì bất kể kĩ sư nào khi tốt nghiệp đều có thể làm tốt..Vấn đề chính là trong quá trình thi công, do không giám sát kĩ có thể do công nhân dẫm lên làm thay đổi vị trí cốt thép chịu lực. Có thể khắc phục bằng việc đặt cốt cấu tạo đề giữ vị trí cốt thép chịu lực.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                          Nguyên văn bởi namxd9 View Post
                          ở đâu mà kinh thế bác.
                          Riêng em em ko tin là KSXD bằng khá mà còn hỏi một câu sơ đẳng như thế.
                          về nguyên tắc thì sêno và ô văng làm việc như conson.cho nên cốt thép phải đặt ở lớp phía trên.không cần thiết đặt phía dưới.chuyện sập theo tôi thường là do thi công công nhân leo trèo làm lớp cốt thép bị bẹp xuống thôi chứ chả ai lại bỏ thép phía dưới cả.một nguyên nhân nữa là như hình phía trên thì theo tôi bị như vậy là do dầm không đủ khả năng chịu xoắn thôi.
                          mình đồng ý với bạn

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: hỏi bố trí thép cho sêno và ô văng

                            Nguyên văn bởi hoangcptlhn View Post
                            Cái ảnh trong chủ đề này quá ấn tượng, nếu tìm được nguyên nhân thực sự mong rằng các bác post lên để anh em tham khảo.
                            em nghi là công trình trong hình người thiết kế khôgn tính đến momen xoắn trong đầm,+kiểm định dẻ dải+thi công chủ quan,bất cẩn,+giám sát thiếu trách nhiệm+hậu quả
                            mong các bác chỉ dạy thêm
                            thank

                            Ghi chú

                            Working...
                            X