QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

bêtong cường độ cao!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • bêtong cường độ cao!

    các anh ơi giúp em với! em đang làm đề tài bêtông cường độ cao nên tìm sách để tìm hiểu kĩ nhưng tìm trên mạng không thấy sách mà chỉ có tài liệu nói chung chung.Vậy các anh có sách hay trang web nào có sách xin gởi cho em với.Cảm ơn các anh nhiều!
    email của em: nguonsang1@yahoo.com

  • #2
    Ðề: bêtong cường độ cao!

    Em cảm ơn anh Phiphi nhiều! có tài liệu nào nữa thì chỉ cho em tiếp nha!
    thanks Phiphi!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: bêtong cường độ cao!

      Bạn nên xác định rõ là "BETONG CHẤT LƯỢNG CAO" (HIGH PERFORMANCE) VÀ "BETONG CƯỜNG ĐỘ CAO"(HIGH STRENGTH)! Betong cường độ cao chưa chắc chất lượng đã cao (hơi nghịch lí một chút nhưng theo tôi biết có một số trường hợp như vậy). Còn betong chất lượng cao thì thường bên cạnh về cường độ cao còn những yếu tố khác như:chống ăn mòn, chống băng giá, tính chịu nhiệt cũng khá, chịu nhiều tải trọng đặc biệt. Thật sự để làm betong cường độ cao không khó, nhưng sẽ là muôn vàn khó nếu không có sự đầu tư đúng mức. Nếu bạn học ở TPHCM mà là ngành vật liệu xây dựng làm betong cường độ cao nên tìm thầy KIM HUY HOÀNG, thầy sẽ tư vấn giùm bạn và sau lưng thầy Hoàng còn nhiều cao thủ nữa. Chúc bạn thành công.
      Mình có một ý kiến nhỏ như thế này với bạn: nếu bạn làm betong mac cao ban nên tìm "đầu ra", nhưng nhớ suy nghĩ kĩ khi đi theo hướng gọi là thêm những phụ gia hoạt tính siêu mịn vì hiện nay ở VIệt Nam rất đắt. Nguồn hàng silicafume mà mình biết rẻ nhất hiện nay cũng đã 6000/kg rồi nếu mà mua của ông ELKEM thì còn hơn thế nữa, BASF thì mua của ELKEM về đóng bao lại thì phải. Và cũng đừng nên nghĩ tới tro trấu nhé he he.
      ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: bêtong cường độ cao!

        Hic dạ em mu muội nên góp đôi lời, còn về cái khoản này thì em chịu.
        Nhưng thưa bác XUAN THUY em ý kiến thế này ah: từ khi đi học đến giờ theo em được biết khi người ta viết chữ M (hoa) trước mác bêtông thì tự hiểu đơn vị sau nó là MPa. Bác viết M200 (tương đương bêtông mác 2000, 2000daN/cm2 hay theo đơn vị cũ là 2000kG/cm2) em còn có khả năng làm được chứ bác viết M800 (tương đương bêtông mác 8000) thì có lẽ đến nước ngoài còn pó chi. Theo em được biết thầy em ở bên Đức kể chuyện bên đó hiện đang làm M300 (bêtông mác 3000) thôi ah.
        Trình độ của em chỉ làm được M100 ở tuổi 28 ngày không dùng phụ gia khoáng, cũng không hấp hơi bác ah.
        Còn vấn đề về ngôn ngữ giữa Anh và Việt thì em cũng không rành chi cho lắm, chỉ đọc được mấy quyển sách về cường độ cao của Việt Nam thấy mấy thầy viết thế (mà có thể em đọc không kĩ có thể nhầm). Còn từ High quality concrete hình như em cũng có nghe qua.
        Nếu có bác THUY CAO NHAN ở đây em xin thọ giáo bác từ này xíu. Bác dịch dùm em cụm từ "ULTRA HIGH PERFORMANCE CONCRETE" mà trong một số sách vẫn viết là UHPC.
        Có mí lời mong bác chỉ bảo thêm!
        Last edited by trungtinMapei; 12-09-2007, 10:43 PM.
        ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: bêtong cường độ cao!

          anh Trungtinmapei ơi cho em hỏi với.Em đang làm bêtông cường độ cao mác khoảng 80Mpa thôi nhưng có dùng phụ gia khoáng silicafume và PGSD. Theo em được biết thì hầu như đều dùng phụ gia khoáng mà anh.Vậy anh không dùng phụ gia mà làm được mác 100Mpa chắc anh dùng cốt liệu đặc biệt phải không ạ?
          Em đang làm luận văn về đề tài này nên mong các anh chỉ giáo với!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: bêtong cường độ cao!

            Không bạn ah.
            Thật sự mình làm M80(R7) cho cái cọc li tâm sau khi dưỡng hộ 7 ngày ở nhà máy. Khi mình đúc mẫu thì có một số mẫu không dưỡng hộ nhiệt ẩm thế là mình đem về văn phòng và đem đi nén ở Kiểm định Sài Gòn (SCQC) và cũng thật bất ngờ khi đạt hơn 1000daN/cm2. Nhưng bật mí với bạn nữa là lúc đó mẫu của mình chưa bể nhưng máy nén hết tải rồi nên phải xả tải máy. Hiện tại mình đang mong nén ở một máy có tải trọng lớn hơn 300T để kiểm tra xem cường độ mẫu của mình đạt được khoảng bao nhiêu.
            Hiện tại mình đang đánh cái bêtông mác cao này nhiều lắm nhưng tất cả đều đang thử nghiệm ở nhiều nhà máy sản xuất cọc ống và ứng với mỗi nhà máy có nguồn nguyên liệu khác nhau thì mình lại có những cấp phối khác nhau. Tuyệt nhiên chưa có nhà máy nào sử dụng silicafume cả.(Có một số có ý định nhưng như mình đã nói vấn đề giá thành). Mình khuyên bạn nên thử nghiệm với điều kiện cốt liệu xấu nhất thì tốt hơn vì hiện nay nguồn nguyên liệu tốt đang rất hiếm (và làm với cái xấu thì sau này gặo cái tốt đỡ sợ hơn ).
            Hiện nay một số cơ sở có nguồn nguyên liệu khá tốt như bêtông Biên Hòa, Phan Vũ Bình Dương, Tiền Phong Long An,.......còn có một số nơi cực kì xấu như bêtông Thủ Đức1, Phan Vũ Đồng Nai(đá thì có rửa nhưng rửa bằng nước sông, cát modul nhỏ quá <2.0 lại dơ, nước trộn bêtông là nước sông bơm lên phèn không ).
            Nói chung điều kiện cốt liệu của mình bình thường, chỗ nào có gì thì mình làm cái đó. TUy nhiên nếu xấu quá thì cũng chịu vì yếu tố quan trọng đầu tiên khi làm bêtông mác cao người ta phải chú ý đến điều kiện cốt liệu đặc biệt là cấp phối hạt.
            Mong trao đổi nhiều hơn với bạn.
            Thân!
            ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: bêtong cường độ cao!

              Em không phản đối việc sử dụng phụ gia khoáng để nhằm nâng cao những tính năng cho bêtông. Em chỉ đưa ra ý kiến là hiện tại Việt Nam chưa có nhiều phế phẩm công nghiệp ấy.
              Ví dụ nguồn tro bay của nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ chẳng hạn, thành phần hóa nó có ổn định không? Và hiện nay thì hình như muốn mua cũng không phải dễ và rẻ như ta nghĩ là phế phẩm.
              Tro tuyển nhà máy nhiệt điện Phả Lại thì mua cũng không phải là rẻ lắm đâu, mua để thí nghiệm thì được chứ sản xuất đại trà em nghĩ cần tính bài toán kinh tế.
              Còn silicafume thì hiện tại Việt Nam mình tịt thì phải . Như em từng nói theo em biết hiện nay có một số nhà cung cấp silicafume lớn nhưng em bít lớn nhất chỉ là ELKEM. Nhưng ELKEM thì cũng còn có nhiều nguồn từ Đài Loan và châu Âu, giá cả thì các bác cũng hiểu là châu ÂU nó mắc hơn rồi từ 14k-16k. Thế nên theo những nghiên cứu hàm lượng silicafume tối ưu là 8-10%. Giả sử một khối bêtông cường độ cao em sử dụng 480kg ximăng giả sử em thay thế 8% thì lượng silicafume là 38.4kg*6000 (em tính giá bèo nhất mà em bít)=230.400 trong khi tôi tiết kiệm được 38kg ximăng chỉ tiết kiệm được 38000 như vậy mỗi khối bêtông tôi mất khoản 192400. Nếu là anh, anh dám làm không?
              Về tro trấu ở châu Âu và người ta cũng đã nghiên cứu từ lâu và ở nước ta cũng vậy. Tôi cũng từng tham gia và từng biết một số nghiên cứu như thế nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì cho thấy hướng thu hồi và sản xuất nguồn phụ gia được đánh giá là cực kì tốt này.
              Nhưng ở trên em chỉ nói về bêtông cường độ cao thông thường chứ chưa có những tính năng nào đặc biệt khác như chống ăn mòn(cái này mí cái trụ cầu chắc cần nhiều, hoặc những công trình có tính chất đặc biệt về chống ăn mòn).
              Do đó việc làm hiện nay vẫn là tối ưu cấp phối thành phần hạt để hạn chế lỗ rỗng trong bêtông. Theo tôi được biết chị Nhật bên công ty bêtông Lafarge đã hoàn thành luận văn Thạc sĩ với đề tài này. Còn vấn đề sử dụng phụ gia khoáng vẫn còn đang trong giai đoạn "tiền sử dụng".
              Lấy đơn giản khi em xuống công ty Phan Vũ tại Đồng Nai sản xuất cọc ống. Có đơn vị đặt hàng sản xuất cọc bền sunphat đề nghị sử dụng silicafume, họ đòi hỏi cần phải có kết quả 6 tháng để chứng minh nó bền sunphat khi sử dụng tiêu chuẩn ASTM C1012(cái này em làm hơi bị cực) thì đố nhà máy nào dám làm.
              Last edited by trungtinMapei; 13-09-2007, 10:02 AM.
              ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: bêtong cường độ cao!

                Em thì không rành về kết cấu lắm, nhưng em cũng được biết cái 5574 giờ hết hạn sử dụng, cái 356 thì sử dụng "cấp độ bền" chứ không sử dụng mác nữa. Lâu nay trên bản vẽ em vẫn thấy người ta ghi là MAC bêtông hoặc #600,#800.
                Em thì học tại Việt Nam, cũng đọc sách Việt Nam, lâu lâu thì nghía qua một ít tài liệu nước ngoài. Như bác góp ý thì để em góp ý lại thầy PGS.TS Phan Duy Hữu sửa lại mí quyển thầy viết về bêtông cường độ cao của thầy ấy vậy. (thầy ấy toàn dùng M60, M70 cho cường độ cao thôi)
                Theo em biết đề có silicafume thì phải có ngành công nghiệp sản xuất silic cơ bản hoặc hợp kim bao gồm silic (Em dịch từ ACI 116R có gì sai sót mong bác bố sung), mà em biết thì VN chưa có. "Phụ gia gốc silicafume" thì em cũng mới nghe bác nói thôi chứ em chỉ biết silicafume chứ chẳng biết gì về "gốc silicafume"(mong bác chỉ bảo thêm). Còn anh nói Basf, Grace, Sika và một số cái vv của bác thì đó là hàng nhập nước ngoài chứ không phải của VN. Bên em cũng có silicafume nè bác muốn mua không.
                Mấy lời cùng bác!
                Thân!
                Last edited by trungtinMapei; 13-09-2007, 02:53 PM.
                ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: bêtong cường độ cao!

                  Em đồng ý với bác Raklei về quan điểm sử dụng phụ gia khoáng sẽ tăng độ lâu bền cho công trình (Mà cũng chẳng cần em phải công nhận, thế giới người ta đã công nhận hằng mấy chục thế kỉ qua rồi).
                  Em chỉ muốn bày tỏ quan điểm là hiện tại ở Việt Nam chúng ta trừ một số nhà nghiên cứu và những người có quan tâm còn lại hầu hết các kỹ sư khác, mà ngay cả sinh viên mới ra trường mà không quan tâm tới vấn đề bêtông thì cũng chưa chắc biết.
                  Còn một điều nữa là vừa rồi công ty em có tham gia công trình tại cảng POURPON(không nhớ là có đúng không) Long An, họ cần silicafume để nâng cao độ bền cho bêtông, bên em giới thiệu và báo giá, nhưng cuối cùng họ nói là để đặt hàng HÀ TIÊN 2 sản xuất ximăng bền sunphat,(he he may mà HÀ TIÊN 2 nó có lò ướt làm dễ chứ nếu không thì?..... ). Qua đó để thấy rằng không phải ai cũng tự tin và dám làm những điều mà nhiều người khẳng định là đúng. Đến nay câu nói "CHÂN LÍ THUỘC VỀ SỐ ĐÔNG" có lẽ vẫn còn hiệu nghiệm ha ha.
                  ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: bêtong cường độ cao!

                    mấy anh ơi chỉ dùm em chỗ mua silicafume với.
                    em định mua làm thí nghiệm ở trường nên chỉ mua chừng 50kg nhưng em tới mấy chỗ bán hóa chất thì không có,không biết ở Tp.HCM chỗ nào bán lẻ với giá phải chăng.Mấy anh chỉ chỗ dùm em nhé.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: bêtong cường độ cao!

                      Chưa bào giờ thấy Raklei khiêm tốn đến như vậy. Bác Raklei vốn là cao thủ về HPC, và cũng đã từng tham gia rất sôi nổi topic này trong diễn đàn vậy mà hôm nay chi đừng nhìn Trungtinmapei và Xuân Thủy múa kiếm. Hey, lên bậc trưởng lão rồi có khác.
                      Mình cũng được may mắn làm việc với một chuyên gia người Nhật từ tập đoàn Aizawa ở Hokaido, chuyên làm về HPC. Qua VN chỉ để trộn bê tông mác C6 cho hầm Thủ Thiêm. Chỉ biết ổng nói ximang VN ko tốt (đang dùng Nghi Son) nên làm HPC không thuận tiện lắm.
                      Mong bác Raklei chỉ bảo thêm cho con cháu học hỏi, Lâu quá không có dịp thảo luận vơi pà con, nhưng hôm nay kết nhât là chỗ EBOOOK DƠWLOAD. Thanks

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: bêtong cường độ cao!

                        Gởi anh Thủy (XUAN THUY), Tin (trungtinMapei)

                        Có lẽ nên chấm dứt phần tranh luận về đề tài này tại đây, nói chung cả 2 đều có nhiều ý đúng, trong một mức độ nào đó rất nhiều bạn đọc trong đó có tôi thu được các kiến thức bổ ích. Một số góp ý với trungtinMapei, đây là diễn dàn mở để trao đổi các kiến thức trong lĩnh mà mình đang quan tâm, lời lẽ trao đổi nên nhẹ nhàng và tôn trọng lẫn nhau không nên, không nên dùng những từ ngữ quá mạnh để làm tăng thêm sự căng thẳng.

                        Kiến thức là vô hạn, chỉ có khả năng học hỏi của mỗi con người là có giới hạn. Một người không thể học hết tất cả mọi thứ, chia sẻ kiến thức qua trao đổi như trên diễn đàn này là cách học hỏi nhanh và hiệu quả cao. Đừng làm cho phương pháp học qua trao đổi mất đi vẻ đẹp vốn có của nó chỉ vì những đối đáp không cần thiết, hãy biết mục tiêu mình tham gia diễn đàn là gì.

                        Trở lại vấn đề bê tông cường độ cao và các vấn đề liên quan. Tôi xin góp một vài ý :
                        HSC (High Strength Concrete): Hiểu là bê tông cường độ cao, cường độ chịu nén fc' = 60-100MPa. Loại bê tông có thể làm bằng nhiều cách, chẳng hạn như bổ sung một lượng phụ gia khoáng hay các hạt mịn, giảm tỉ lện nước/xi măng, dưỡng hộ nhiệt ẩm với áp suất cao. (autoclave). Điều quan trọng vẫn là chất lượng các nguyên vật liệu thành phần, và đừng có nghĩ cho nhiều xi măng vào là được bê tông cường độ cao. Và đừng cho rằng phụ gia là tất cả, nó như thuốc vậy uống nhiều bổ quá không hãm nổi thì nguy. Thiết kế cấp phối theo các công thức hiện hành chỉ mang tính tương đối, thí nghiệm kiểm chứng là thực sự quan trọng bởi vì vật liệu sử dụng thường có tính cụ bộ địa phương. Đối với Tín nếu khả năng máy nén ở các PTN của SCQC không cho phép (Max Load 2000kN) thì có thể làm mẫu nhỏ thí nghiệm nhỏ lại hoặc chọn máy nén lớn hơn (PTN công trình ĐHBK máy của Tây ban nha 3000kN).

                        HPC ( High Performance concrete): Tạm dịch là bê tông hiệu năng cao, đây là loại bê tông có 1 hay nhiều những tính chất đặc biệt mà cường độ cao cũng chỉ là một trong những tính năng đó. Các tính chất đặc biệt khác hay được nói tới như cường độ chịu kéo, cắt tốt (high ductility), là khả năng chống thấm, chống ăn mòn bởi các tác nhân hóa học, chống va đập, chống bức xạ, độ bền cao, khả năng tự đầm lèn cao... Trong thiết kế kết cấu người ta cũng đang áp dụng một hướng mới đó là performance based design.

                        UHSC/UHPC (Ultrahigh performance concete): Bê tông cường độ/hiệu năng siêu cao. Đây là những tiến bộ mới nhất trong công nghệ vật liệu bê tông. Một số nước tiên phong trong việc phát triển loại VL này như Mỹ, NHật, Pháp, Đức. Hiện nay người ta đã tạo được bê tông có cường độ chịu nén trên 300MPa.

                        Thành phần nguyên vật liệu chính của lọai bê tông này phụ gia khóang siêu mịn (silicafume), cốt liệu hạt rất mịn, cốt liệu hạt thô, xi măng, phụ gia siêu dẻo và sợi thép. Thành phần hạt phải tuân theo một chuẩn mục nhất định để đảm bảo thể tích lỗ rỗng bên trong bê tông là nhỏ nhất. Tuy nhiên loại bê tông này vẫn còn có những nhược điểm mà người ta đang khắc phục nhất là là sự co ngót. Ngày trước người ta quan niệm trong bê tông cốt liệu thô phải có cường độ cao hơn vật liệu nền, nhưng ngày nay ta có thể làm ngược lại như vậy. ( rõ ràng ta không thể làm đá gốc hay sỏi sạn phải tăng cường độ theo thời gian được ).

                        Một điều nhiều mà các KS nghiên cứu vật liệu (BT) trong nước chưa thực sự quan tâm đó là các tính chất cơ học của của bê tông. Chẳng hạn như, cường độ chịu kéo, khi uốn hay kéo trực tiếp (quá khó), năng lượng phá hủy... ngược lại các kỹ sư công trình hiện nay chỉ biết bê tông dựa trên 1 tính chất duy nhất là cường độ. Ví dụ như cọc ống của Phan Vũ bê tông có mác 80MPa, một đoạn cọc dài 8m khi cẩu lắp chỉ cần va chạm nhẹ là gãy ngay lập tức. Trong trường hợp đất nền có hiện tượng xô ngang thì chuyện gãy cọc có thể xảy ra. Bê tông cường độ cao nhưng quá giòn, khi thiết kế chịu lực cho cọc cũng không có nhiều KS ngờ đến chuyện cọc giòn như vậy?

                        Cả hai bên cần có cái nhìn rộng hơn và am hiểu sâu về lĩnh vực công trình nói chung để, tránh trường "hợp em không ràng về kết cấu" và "ông thầy viết như M70, M80 là sai bét" (không phù hợp với kí hiệu của tiêu chuẩn thiết kế chẳng hạn)...

                        Tóm lại:

                        - Không làm căng thẳng và có lời lẽ nhã nhặn khi tham gia diễn đàn.
                        - Cách giải quyết 1 vấn đề phức tạp là làm "đơn giản" nó đi
                        - Có nhiều cách làm ra các loại bê tông HSC trong điều kiện ở khu vực phía nam, nói chung không quá khó.
                        - UHPC hãy đợi đấy...

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: bêtong cường độ cao!

                          To XUAN THUY: Em tự nhận trình độ em non kém nên cần phải học hỏi nhiều, cái kiểu chữ to em viết cũng chỉ để thể hiện ý em muốn diễn đạt nhưng có lẽ bác(thật sự em không muốn gọi từ này vì trong ngành nghề xây dựng em chỉ muốn gọi anh em cho nó thân mật) thấy em chưa hiểu vấn đề nhiều nên không thèm chỉ dạy em. Nhưng có lẽ bác chẳng đọc những gì em viết nhưng mà em đọc nhiều bài viết của bác lâu rồi từ khi thầy của em(người viết bài ở trên) giới thiệu từ khi nó mới thành lập cơ. Em thấy bác có rất nhiều cao kiến và đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích cho anh em, nhưng có lẽ em là ngưòi ngu lâu dốt dài khó đào tạo nên không hiểu thâm ý của bác, vậy em xin cuối đầu nhận lỗi nếu làm bác phật lòng về một kĩ sư chẳng biết mô tê gì về xây dựng VN. Còn bác chê các thầy VN thì giống như có một bài bác viết trên diễn đàn này là cần xem lại ngành giáo dục nước nhà rồi(nếu bác muốn em chỉ lại bài đó cho nếu bác không edit ). Em cũng xin lỗi bác luôn là bác copy bài bên cauduong.net nhưng em nghĩ bác chưa biết dữ kiện này:hiện nay cơ sở nào sản xuất cọc ống mà dùng sản phẩm của SIKA mà làm được mác 800 có lẽ cái này xạo(SIKA NN, và SIKA R4 thua G51 của BASF lâu rồi bác ah) vì sao thì bác đọc phần dưới em gửi duyduke. Còn autoclave mà bác nói í theo em biết ở nước ngoài người ta khẳng định hiện nay là kỉ nguyên của phụ gia, steam được rồi(cái nì thầy em nói thế em thuật lại thui), autoclave nó mà nổ cái đùng thì he he không nói ra bác cũng biết bác dám làm không? Mà em nghĩ bác chẳng dám đâu nhỉ. Khi em học, thầy em chỉ có cái nồi áp suất bé bé xinh xinh thôi mà cà bộ môn đều ngán rồi(nhưng cái này hơi bị xịn là áp suất và nhiệt độ được điều chỉnh bằng máy vi tính và áp suất đạt được hơi bị cao, bác có thể tới bộ môn VLXD trường ĐHBK để tham khảo) huống hồ gì sản xuất cụ thể(nhưng theo em biết tại ĐỒNG NAI có một cơ sở đang sản xuất) .Ngàn lần xin lỗi bác nếu có lời gì mạo phạm tiền bối!
                          To duyduke: hình như em có biết anh, anh học về VLXD khoá 2001, đang làm ở phòng thí nghiệm bêtông cho OBAYZHASHI đúng không? Thật sự em chỉ muốn chia sẻ một điều như thế này nước ngoài là nước ngoài mà Việt Nam là Việt Nam, Nhật Bản cũng thuộc châu Á nhưng khác Việt Nam. Em chỉ nói đơn giản thế này sản phẩm G51 của BASF hiện là phụ gia thế hệ thứ 3 tốt nhất nhưng khi qua VN thất bại, làm không đạt mác chỉ vì cốt liệu VN quá xấu, BASF modify ra AC388 thế là hiện nay hầu như tất cả cơ sở sản xuất cọc ống nào mà nguồn cốt liệu xấu đều dùng AC388. Còn về ximăng NGHI SƠN theo em biết Mac ximăng của NS hiện giờ đang là tốt nhất trên thị trường(em nói ximăng xá dùng cho trạm trộn, nguồn QUATEST3) chẳng thế mà hầu như trạm nào cũng dùng ximăng xá NS.
                          Xin hỏi thêm anh duyduke: hiện nay OBAY đang đúc mí các đốt hầm tại Nhơn Trạch Đồng Nai, anh có biết cấp phối ở dưới đó không? Họ có dùng silicafume không? Và tỉ lệ dùng là bao nhiêu?
                          To heraloma: bạn có thể liên lạc với mình để kiếm nguồn silicafume lẻ cho bạn, hiện tại phòng thí nghiệm của công ty mình đang còn, và hi vọng mình sẽ giúp nhiều cho bạn hơn nếu bạn cần..
                          Last edited by trungtinMapei; 15-09-2007, 01:22 AM.
                          ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: bêtong cường độ cao!

                            Thầy casanova kính mến(em xin không viết tên thấy ở đây)!
                            Em rất cảm ơn những lời khuyên chân thành của thầy và em tham gia diễn đàn này với mục đích học hỏi là chính cũng giống như những gì mà em đã thỉnh giáo thầy cũng như nhiều thầy cô khác!
                            Trong khoa học có những điều căng thẳng tranh luận để làm sáng tỏ một vấn đề thì OK? Nhưng tranh luận để mà đúng sai thì thật là sai lầm đúng không thầy? Từ trước đến nay em luôn quan niệm "KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÚNG VÀ SAI CHƯA HẲN MÀ LÀ HỢP LÍ HAY KHÔNG HỢP LÍ MÀ THÔI". Đó là điều mà em đang thắc mắc trong quá trình làm việc và nhận thấy.
                            Hi vọng một ngày nào đó thầy có thể giúp những học trò của thầy đang đam mê về vật liệu này có những hiểu biết sâu rộng hơn nữa để tránh những tình trạng như thầy nói. Cái UHPC mà thầy nói chắc VN mình còn lâu mới nghĩ tới nổi.
                            Chúc thầy công tác tốt và mạnh khoẻ, hẹn gặp thầy một ngày gần đây!
                            To Raklei: nhân tiện đây xin ngỏ mũ kính chào bác vì những bài viết của bác từ trước đến nay em đều đọc và rất "yêu mến" bác vì tài liệu bác share cho anh em rất nhiều. Mong bác có nhiều chủ đề và bài viết hấp dẫn hơn về vật liệu để anh em mở rộng tầm mắt và học hỏi cũng như hâm nóng cái box này lên cái, em theo dõi lâu nay nó nguội ngắt hà tủi thân hic hic, trong khi diễn đàn bachkhoadanang.net người ta xôn xao quá trời.
                            Last edited by trungtinMapei; 15-09-2007, 01:28 AM.
                            ALL THEORIES IS GREY, TREES ALWAYS GREEN

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: bêtong cường độ cao!

                              Chào anh TrungtinMapei!
                              cảm ơn anh đã giúp em. Vậy anh có thể cho em địa chỉ hay số điện thoại để em liên lạc càng sớm càng tốt vì em cũng đang cần gấp silicafume để làm thí nghiệm. Số DT của em:0909306425
                              xin cảm ơn anh nhiều.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X