QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nén tĩnh có đáng tin cậy ko?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nén tĩnh có đáng tin cậy ko?

    nén tĩnh nhằm xác định môđun biến dạng phục vụ thiết kế nền móng
    theo các bác ngoài phương pháp này còn phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn không?
    cho em hỏi
    ngoài thay thế bàn nén bằng bê tông còn thay được bằng vật liệu j khác không?
    nếu thí nghiệm mà đất bị phá hủy thì dựng nhưng làm thế nào để nhận biết đất bọ phá hủy. quan sát uh? nếu quan sát thấy hiện tượng như thế nào? dấu hiệu phá hủy của mỗi loại đất là khác nhau đúng không ah? xin các bác chỉ giáo giùm

  • #2
    Ðề: nén tĩnh có đáng tin cậy ko?

    Bạn hãy viết rõ :thí nghiệm nén tĩnh nền hay thí nghiệm nén tĩnh cọc.
    Để xác định mô đun biến dạng (tổng biến dạng của đất) có rất nhiều phương pháp thí nghiệm trong và ngoài trời để xác định.
    Khi thí nghiệm đất đá ở trạng thái nguyên khối, để xác định đặc trưng biến dạng sử dụng thí nghiệm nén tĩnh nền, hoặc thí nghiệm nén hông prexiometre.
    Còn có thể sử dụng các tương quan khác nhau để tính toán Eo từ kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh, xuyên động hay thí nghiệm SPT, cũng như tính toán từ kết quả chỉ tiêu cơ lý ở trong phòng thí nghiệm trong phòng.
    Không ai thay thế bàn nén bằng bêtông để làm gì cả?
    Việc theo dõi và quan sát biến dạng, cũng như các cấp gia tải như thế nào, quan trắc ở mỗi cấp ra sao đều phải tuân theo đúng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, có thể dừng thí nghiệm khi neo bị nhổ, thực tế gặp rất nhiều. Người ta không thí nghiệm đến khi nền đất bị phá huỷ, cấp tải trọng cuối của thí nghiệm nén tĩnh nền bằng hoặc lớn hơn tải trọng công trình+ứng suất bản thân của đất tại đô sâu cần thí nghiệm. Mỗi cấp tải trọng chỉ theo dõi biến dạng đến khi nào đạt độ ổn định lún quy ước (coi như đất không bị lún nữa ở cấp tải trọng đó).
    Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể tiến hành thí nghiệm nén tĩnh nền đến áp lực phá huỷ. Khi đạt đến trạng thái phá huỷ thường quan sát thấy một số hiện tượng sau:
    +tốc độ lún đáng kể khi áp lực tăng không đáng kể;
    +Độ lún không ổn định (thể hiện trên đồng hồ đo lún), kẻo dài đều đặn.
    +Xung quanh bàn nén thấy xuất hiện các khe nứt hoặc trồi đất.
    Trong thực tế vãn chưa thấy công trình nào thí nghiệm đến tải trọng mà phá huỷ nền đất.
    Last edited by nguyenthinu168; 26-09-2007, 09:00 PM.

    Ghi chú

    Working...
    X