QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Giám sát cấp phối bê tông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Giám sát cấp phối bê tông

    Theo định mức được lâp trong dự toán ví dụ 1m3 bê tông mác 200 cần 320kg xi măng. Nhưng khi xây dựng cấp phối phòng thí nghiệm báo chỉ cần 280kg là đạt mác 200.
    Như vậy , nhà thầu sẽ trộn tại hiện trường là 280kg / 1m3 bê tông.
    Khi thanh quyết toán thì theo định mức được lập trong dự toán.
    Xin hỏi cách giải quyết ở đây ntn?

  • #2
    Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

    Định mức cấp phối để trộn với điều kiện trộn bình thường có thể bê tông đạt được cường độ theo yêu cầu. Đối với cấp phối của phòng thí nghiệm thì các điều kiện để đại được mác yêu cầu nghiêm ngặt hơn như độ ẩm cột liệu, tỷ lệ N/X.... Ở công tường thì không thể kiểm soát được vấn đề trên cho nên phải thêm xi măng vào mới đạt cường độ theo yêu cầu.

    Nếu tại công trường mà sử dụng cấp phối do phòng TN cung cấp thì bê tông sẽ khó đạt cường độ yêu cầu.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

      Thông thường thì với BT mác 200 trở lên ng ta yêu cầu có XD cấp phối. Khi thi công thì cứ theo cấp phối đấy mà làm. Còn thanh toán tiền thì BQL ko ngồi tính ra bao nhiêu xi-măng đâu, họ chỉ tính khối lượng bê tông, và giá của mỗi m3 bê tông đã được tính trong dự toán rồi - chắc ko tính lại nữa đâu.
      Jack of Club

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

        Mình đồng ý với quan điểm của bác Xuân Thuỷ: Giám sát phải chặt chẽ, đúng và đủ để còn đảm bảo uy tín nữa chứ!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

          Cấp phối định mức lập trên cơ sở các nội dung:
          - tính phổ phông của công việc ( như ĐK làm việc, thời tiết,...)
          - Số liệu chuẩn được kiểm tra nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm
          - Các hao hụt bao gồm trong quá trình bảo quản vật liệu, vận chuyển, thi công...
          - điều kiện thi công và bão dương.
          Cấp phối PTN chỉ đáp ứng một phần trong các nội dung nói trên.
          Vậy bác dùng cấp phối PTN thì bác phải kiểm tra như PTN thì mới hy vọng đạt yêu cầu. Nhưng thử hỏi có kỷ sư nào cân từng bao XM để kiểm tra khối lượng 50 kg không?
          Quá trình bão dưởng chắn chắn không tốt như ở PTN.
          Và những điều tương tự khác.
          Do đó phải thí nghiệm cấp phối và lượng dùng XM là MAX của hai TN và ĐM. Thanh toán thì theo quy định của hợp đồng.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

            Nguyên văn bởi redant
            Thông thường thì với BT mác 200 trở lên ng ta yêu cầu có XD cấp phối. Khi thi công thì cứ theo cấp phối đấy mà làm. Còn thanh toán tiền thì BQL ko ngồi tính ra bao nhiêu xi-măng đâu, họ chỉ tính khối lượng bê tông, và giá của mỗi m3 bê tông đã được tính trong dự toán rồi - chắc ko tính lại nữa đâu.
            Ông Redant này quan liêu quá. Đối với bê tông mác 100 trở lên đã phải thiết kế cấp phối rồi, đặc biệt đối với công trình thủy công (làm việc dưới nước) thì mác thiết kế tại phòng thí nghiệm yêu cầu phải tối thiểu lớn hơn 10% mác thiết kế (14TCN 59:2002).
            Kết quả thiết kế mác bê tông tại phòng thí nghiệm là kết quả "chuẩn": vật liệu chuẩn, biện pháp thi công chuẩn, bảo dưỡng chuẩn,... còn chuẩn thế nào thì các bác xem lại TCVN về yêu cầu của vật liệu và quá trình bảo dưỡng bê tông nhé. Thực tế thì chỉ có nén mẫu mới đánh giá được chính xác mác bê tông thôi. Và thanh toán theo đơn giá bê tông chứ không phải chiết tính bù vật liệu, tính chi li tỷ lệ cấp phối là bao nhiêu đâu. (Xem định mức xây dựng cơ bản).
            Với việc thiết kế cấp phối như thế nào các bác xem QPTL D6.78 nhé, ở đó hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ. Đọc là biết liền.
            Có điều gì sai sót mong các bác chỉ giáo.
            Last edited by vantc1; 02-10-2007, 12:06 AM.
            Mấy anh Tư vấn đến nhà/ Nếu không mất vợ cũng là... thêm con.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

              Mình thấy chủ đề này hay thật. Cán bộ, kỹ sư chúng ta trả lời nhiều, nhưng rốt cuộc có lẽ phải cần phải có các vị có...quyền duyệt quyết toán trả lời thôi!. Mình cũng đã gặp trường hợp đơn vị quyết toán trừ tiền nhà thầu vì định mức XM theo thiết kế cấp phối nhỏ hơp định mức dự toán (khi đó vẫn còn bắt buộc áp dụng chứ không phải tham khảo như bây giờ), bất kể việc nhà thầu có dùng định mức xi măng theo cái kết quả thí nghiệm đó hay không (vì cũng không ai tin nhà thầu dùng định mức XM nhiều hơn cái thí nghiệm đó đâu !) . Bây giờ thì việc trừ tiền như vậy trở thành...lạc hậu rồi, chiếu theo Nghị định NĐ99/2007/NĐ-CP và thông tư TT98/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính.
              Thôi thì cho chắc, với dự án do mình quản lý, nếu kết quả thí nghiệm thành phần cấp phối cho ra định mức vật liệu nhỏ hơn định mức dự toán thì mình yêu cầu nhà thầu lấy theo định mức dự toán, dựa trên cơ sở sau:
              - Thứ nhất, Hồ sơ mời thầu (là một bộ phận của hợp đồng) : đã nêu rõ trong phần yêu cầu đối với thành phần bêtông là nhà thầu phải tuân thủ định mức
              - Thứ hai, mình Không tin tưởng lắm về kết quả của phòng thí nghiệm, đảm bảo nếu tự bạn lấy mẫu và thí nghiệm theo điều kiện thực tế tại hiện trường (bảo dưỡng bê tông, độ sạch cốt liệu, chất lượng, kích thước cốt liệu,...) bảo đảm sẽ có kết quả khác !! (có lẽ lượng XM của kết quả thí nghiệm còn cao hơn định mức)

              Các bác thấy nhà thầu đem kết quả mẫu bê tông theo cấp phối mác 200 đi thử mẫu tại phòng thí nghiệm cho kết quả mác
              250-270 rồi chứ???
              Last edited by minhtuong; 02-10-2007, 09:38 PM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                Gửi các bạn một số tiêu chuẩn mình sưu tập được
                Mình nghĩ công trình chỉ định thầu mới phải đem dự toán ra tranh chấp vấn đề giửa định mức vật tư và kết quả TN TK CPBT (có trong hồ sơ hoàn công nên CĐT có quyền cắt bớt khối lượng XM)
                Còn công trình phải đấu thầu thì nhà thầu phải cung cấp bản đơn giá đấu thầu (dự toán đấu thầu) trong đó đã giải trình địa chỉ cung cấp vật tư, công nghệ thi công, cự li vận chuyển v.v... để có thể giảm giá mà trúng thầu mà nhà thầu có kinh nghiệm thì CP BT đi đấu thầu đã rất sát với thí nghiệm thực tế rồi.
                Còn nếu đang làm TVGS việc đầu tiên chúng ta cần nên làm trước khi nhận công trình là phải đòi nhà thầu cung cấp TKCP BT cho tất cả các chủng loại BT ở công trình. Nếu có chênh lệch như vậy bạn nên gửi công văn thông báo cho CĐT để giải quyết kịp thời tránh ở thế kẹt ở 2 bên. Chú ý không chỉ là thiết kế BT mà còn phải có kết quả kéo thép, giấy kiểm định tất cả các thiết bị thi công nhà thầu sẽ đem đến công trình, kế hoạch thi công chi tiết theo bảng tiến độ công trình v.v... và tất nhiên phải đòi nhà thầu ký vào đề cương TVGS để chỉ căn cứ vào đó mà làm không phải bàn cải gì về sau không phải mất lòng nhà thầu nhất là nhà thầu sân sau của CĐT (đó là kinh nghiệm xương máu của mình đó
                my email : phuyag@yahoo.com or phuyag@gmail.com

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                  Xin lỗi mình viết một hồi quên gửi file
                  các bạn tải về xem thử có gì hữu ích không
                  http://www.box.net/index.php?rm=box_...id=f_131031053
                  my email : phuyag@yahoo.com or phuyag@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                    Chắc bác lại đang nghĩ cách chăn dắt B chứ gì. Cách này cũ rồi.
                    Hành tỏi nhau ít thôi còn để phúc cho con cháu.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                      Nguyên văn bởi xnosleep
                      Chắc bác lại đang nghĩ cách chăn dắt B chứ gì. Cách này cũ rồi.
                      Hành tỏi nhau ít thôi còn để phúc cho con cháu.
                      Bác nói thế nào chứ làm TVGS bây giờ rất khổ tâm làm đúng thì bảo hành tỏi, làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa CPBT là vấn đề rất nhạy cảm. Người ks TVGS chỉ có thể giám sát ở công trường, không thể GS trong trạm trộn & Vật liệu xây dựng của nhà thầu và cũng không có gì để gs chất lượng BT khi nó đã được trộn xong ngoài việc lấy mẫu đem đi nén mà phòng thí nghiệm hình như thân với nhà thầu hơn TVGS nên kết quả thường không phải là chất lượng thực tế. Tốt nhất theo mình TVGS phải giám sát từ khi nó mới bắt đầu từ vật liệu đem về đến khi nó ra tới công trường, nếu không thể thì phải đòi nhà thầu các chứng nhận chứng minh chất lượng từ vật liệu đến tỉ lệ vật liệu đem trộn (có gì còn có cái để mà giảm tội chứ)
                      my email : phuyag@yahoo.com or phuyag@gmail.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                        Việc giám sát cấp phối, đúc mẫu BT, ép mẫu BT đều có mặt của TVGS thì sao lại không chính xác được, còn phải ký các biên bản lấy mẫu vật liệu, cấp phối, độ sụt, biên bản đúc mẫu BT và niêm phong, biên bản xác nhận kq nén mẫu,... Vắng mặt TVGS trong quy trình trên thì các bác TVGS chỉ việc ký kết quả nén mẫu do phòng TN cung cấp thôi. Vì mình không có mặt nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về kết quả mà.
                        Mấy anh Tư vấn đến nhà/ Nếu không mất vợ cũng là... thêm con.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                          Nguyên văn bởi phuyag
                          Người ks TVGS chỉ có thể giám sát ở công trường, không thể GS trong trạm trộn & Vật liệu xây dựng của nhà thầu và cũng không có gì để gs chất lượng BT khi nó đã được trộn xong ngoài việc lấy mẫu đem đi nén mà phòng thí nghiệm hình như thân với nhà thầu hơn TVGS nên kết quả thường không phải là chất lượng thực tế. Tốt nhất theo mình TVGS phải giám sát từ khi nó mới bắt đầu từ vật liệu đem về đến khi nó ra tới công trường, nếu không thể thì phải đòi nhà thầu các chứng nhận chứng minh chất lượng từ vật liệu đến tỉ lệ vật liệu đem trộn (có gì còn có cái để mà giảm tội chứ)
                          1. Người ks TVGS chỉ có thể giám sát ở công trường theo hợp đồng để giám sát. Nếu hợp đồng không đề cập tới thì phải giám sát tất cả các khâu ( trừ các thành phẩm đã được đơn vị sản xuất đăng ký chất lượng. Ví dụ thép, thông thường không thí nghiệm kiểm tra thành phần hóa học thép khi nghiệm thu vật liệu thép)
                          2. TVGS phải giám sát từ khi nó mới bắt đầu từ vật liệu đem về đến khi nó ra tới công trường OK
                          3. Nhân tiện trao đổi thêm: TCXDVN 374-06 mục 7.2.3 hổn hợp bê tông thương phẩm đạt cường độ chịu nén khi Cường độ TB (3 viên)>= mác TK; mục 7.2.4 hổn hợp bê tông thương phẩm đạt cấp BT theo cường độ chịu nén khi cường độ TB >= 1.3 giá trị cấp BT. Vì sao có 1.3 và có ai đã áp dụng chưa xin giải thích thêm.
                          4. Tại bảng 1 TCXDVN 374-06 có thể hiện độ sụt từ 4-220. Độ sụt này được chọn theo cái gì, hướng dẫn ở đâu ai biết xin trình bày rỏ hơn.
                          Rất cảm ơn đã đọc và hướng dẫn thêm

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                            em chẳng hiểu các bác sao phải xoắn
                            em làm giám sát vật liệu
                            từ khâu đi lấy mẫu hiện trường, đến khâu thí nghiệm cấp phối, cường độ, độ sụt...em đều chứng kiến.
                            khi thi công ngoài thực tế, thì hàng tháng đều bắt nhà thầu phải thí nghiệm lại nguồn vật liệu đầu vào.
                            hơn thế nữa, cấp phối bê tông trong phòng thí nghiệm luôn yêu cầu bê tông phải đạt cường độ = ( 1,15 - 1,2 ) x cường độ yêu cầu
                            vd : mac 30 thì trong phòng thí nghiệm nén phải đạt mac 36.
                            nếu giám sát đến thế mà còn xảy ra sai sót thì em cũng potay

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Giám sát cấp phối bê tông

                              Nguyên văn bởi betameo View Post
                              Cấp phối định mức lập trên cơ sở các nội dung:
                              - tính phổ phông của công việc ( như ĐK làm việc, thời tiết,...)
                              - Số liệu chuẩn được kiểm tra nghiêm ngặt trong phòng thí nghiệm
                              - Các hao hụt bao gồm trong quá trình bảo quản vật liệu, vận chuyển, thi công...
                              - điều kiện thi công và bão dương.
                              Cấp phối PTN chỉ đáp ứng một phần trong các nội dung nói trên.
                              Vậy bác dùng cấp phối PTN thì bác phải kiểm tra như PTN thì mới hy vọng đạt yêu cầu. Nhưng thử hỏi có kỷ sư nào cân từng bao XM để kiểm tra khối lượng 50 kg không?
                              Quá trình bão dưởng chắn chắn không tốt như ở PTN.
                              Và những điều tương tự khác.
                              Do đó phải thí nghiệm cấp phối và lượng dùng XM là MAX của hai TN và ĐM. Thanh toán thì theo quy định của hợp đồng.

                              Láo toét thế thì thằng thiết kế cấp phối nó ngu à

                              Ghi chú

                              Working...
                              X