QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tài liệu xử lý đất yếu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tài liệu xử lý đất yếu

    Mình tìm tài liệu tham khảo về xử lý đất yếu của công trình thực tế ở TP HCM.

    Bạn nào có kinh nghiệm cho hỏi:


    1. Thời gian kết thúc cố kết của phần đường dẫn vào cầu là bao nhiêu tháng (đắp từ 5-7m)?

    2. 12 tháng đã hết lún chưa?

    Bạn nào có số liệu thực tế cho mình tham khảo.

    Thanks

  • #2
    Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

    Nguyên văn bởi hieunghi
    Mình tìm tài liệu tham khảo về xử lý đất yếu của công trình thực tế ở TP HCM.

    Bạn nào có kinh nghiệm cho hỏi:


    1. Thời gian kết thúc cố kết của phần đường dẫn vào cầu là bao nhiêu tháng (đắp từ 5-7m)?

    2. 12 tháng đã hết lún chưa?

    Bạn nào có số liệu thực tế cho mình tham khảo.

    Thanks
    Bạn cần cho anh em biết các thông tin sau:
    1.Giải pháp xử lý là gì? Giếng cát, bấc thấm hay các giải pháp khác?
    2. Mật độ xử lỷ.
    3. Thời gian cần hoàn thành nền đường, cấp đường (quyết định giải pháp xử lý và mật độ xử lý).
    4. Tất nhiên là phải có chỉ tiêu cơ lý của đất nền rồi (chiều sâu đất yếu, các chỉ tiêu: e0, Pc, Cv, Su, Cc, Cr, Gama, C, phi.... ).

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

      Nguyên văn bởi HungGeoPro6
      Bạn cần cho anh em biết các thông tin sau:
      1.Giải pháp xử lý là gì? Giếng cát, bấc thấm hay các giải pháp khác?
      2. Mật độ xử lỷ.
      3. Thời gian cần hoàn thành nền đường, cấp đường (quyết định giải pháp xử lý và mật độ xử lý).
      4. Tất nhiên là phải có chỉ tiêu cơ lý của đất nền rồi (chiều sâu đất yếu, các chỉ tiêu: e0, Pc, Cv, Su, Cc, Cr, Gama, C, phi.... ).

      1. Very soft CLAY, thickness: 15m - 20m
      2.
      - Particle Size:
      % Gravel : 0.1
      % Sand : 3.3
      % Silt : 54.4
      % Clay (<0.002) : 42.3
      - Moisture contents (W %) : 88.1
      - Wet density (gama g/cm3) : 1.48
      - Specific Gravity : 2.67
      - Void Ratio eo : 2.393
      - Liquid Limit (LL %) : 93.7
      - Plastic Limit (PL %) : 34.0
      - Plasticity Index (PI) : 59.7
      - Liquidity index (IL) : 0.91
      - Loss on ignition (%) : 10.0
      - Angle of internal friction in direct shear (fio) : 3o31’
      - Angle of internal friction in triaxial UU (fio) : 1o34’
      - Cohesion in direct shear (C kG/cm2) : 0.046
      - Cohesion in triaxial UU (C kG/cm2) : 0.14
      - Unconfined compressive strength (qu kG/cm2) : 0.23
      - Undrained shear strength of VST (su kG/cm2) : 0.256
      (min: 0.082; max: 0.556)
      - Compression Index Cc : 1.09
      - Swell Index Cs : 0.22
      - Coefficient of consolidation Cv (cm2/s)
      (From load of 0.18 to 0.375kg/cm2) : 0.472 x 10-3
      - Coefficient of consolidation Ch (cm2/s)
      (From load of 0.18 to 0.375kg/cm2) : 0.898 x 10-3

      - Tip resistance qc of CPT (MPa) : <0.8
      - SPT value : 0 - 3

      Xử lý bằng cọc cát, tgian yêu cầu 12 tháng.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

        Nguyên văn bởi hieunghi
        1. Very soft CLAY, thickness: 15m - 20m

        - Tip resistance qc of CPT (MPa) : <0.8
        - SPT value : 0 - 3

        Xử lý bằng cọc cát, tgian yêu cầu 12 tháng.
        Mình xin có 1 số góp ý (theo kinh nghiệm lúc trước làm LVTN):
        - Lớp đất yếu quá dày, ko nên xử lý bằng cọc cát.
        - Thời gian cố kết trên 90% trong vòng 12 tháng là khó khả thi (bác tính toắn lại)
        - Nên đổi biện pháp gia cố hoặc kết hợp với 1 số biện pháp khác.
        - Mong các anh em có kinh nghiệm giúp bác Hieunghi chọn đúng biện pháp hiệu quả
        "Imagination is more important than knowledge" ALBERT EINSTEIN

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

          Với cấu trúc nền đất như thế, giải pháp cọc cát là không khả thi. Dưới lớp này là lớp gì vậy.
          Không biết bác thiết kế cọc cát hay giếng cát,vì bên giao thông thường nhầm lần khi đưa ra khái niệm này.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

            Nguyên văn bởi tranly
            Với cấu trúc nền đất như thế, giải pháp cọc cát là không khả thi. Dưới lớp này là lớp gì vậy.
            Không biết bác thiết kế cọc cát hay giếng cát,vì bên giao thông thường nhầm lần khi đưa ra khái niệm này.
            Dưới lớp này là sét dẻo cứng.
            Nếu kết hợp bấc thấm thì sao?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

              Chào bạn !
              Với chiều cao đắp > 5m bạn thử tính toán dùng vải đại huặc lưới địa để gia cường xem sao , đó cũng là một phương pháp nhằm tăng cường khả năng chống cắt của đất (Đất có cốt ).Mình gửi bạn một số thong số để bạn thử tính toán xem sao !
              Chúc thành công !
              Nêu cần chi tiết hơn có thể liên lạc với mình theo đia chỉ : thanhnam232003@yahoo.com huặc 0912721850
              Trân Trọng !
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                Nguyên văn bởi hieunghi
                Dưới lớp này là sét dẻo cứng.
                Nếu kết hợp bấc thấm thì sao?
                Bấc thấm khả thi hơn nhiều đấy chứ. Chỉ trừ khi ở đó có mực nước có áp thì không dùng được.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                  Khu vực TpHCM nói riêng và Đồng bằng SCL nói chung, việc xử lý nền đất bùn sét yếu dày 15-20m bằng cọc cát hay bấc thấm vẫn là phương pháp phổ biến nhất, không thể nói là cọc cát không khả thi được. Lưu ý là cọc cát ở đây chỉ có tác dụng như một giếng thoát nước thẳng đứng (giống như giếng cát), việc làm chặt đất (bùn) không được tính đến.
                  Tuy nhiên, với chiều cao đắp từ 5-7m cộng với bù lún từ 2-3m, công tác xử lý nền bằng gia tải trước sẽ không thể đáp ứng yêu cầu tiến độ (12 tháng)do phải khống chế chiều cao đắp theo từng giai đoan. Độ lún lớn cũng có thể làm cho cọc cát và bấc thấm bị đứt, làm giảm tác dụng thoát nước cho nền.
                  Đối với những nền xử lý có chiều cao đắp lớn, tốt nhất nên sử dụng các phương pháp cải tạo nền như cột xi măng đất, đất vôi, dất tro xỉ xi măng, bơm hóa chất làm cứng đât...Các phương pháp này có ưu điểm là không phải bù lún nhiều nên thi công nhanh, tuy nhiên giá thành cao hơn.
                  Cũng góp ý thêm với bạn là khi yêu cầu khảo sát phục vụ xử lý nền, không nên thí nghiệm SPT và VST làm gì cho tốn tiền, vì cũng chẳng sử dụng được bao nhiêu, nhất là với SPT

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                    Nguyên văn bởi pvegeo
                    Khu vực TpHCM nói riêng và Đồng bằng SCL nói chung, việc xử lý nền đất bùn sét yếu dày 15-20m bằng cọc cát hay bấc thấm vẫn là phương pháp phổ biến nhất, không thể nói là cọc cát không khả thi được. Lưu ý là cọc cát ở đây chỉ có tác dụng như một giếng thoát nước thẳng đứng (giống như giếng cát), việc làm chặt đất (bùn) không được tính đến.
                    Tuy nhiên, với chiều cao đắp từ 5-7m cộng với bù lún từ 2-3m, công tác xử lý nền bằng gia tải trước sẽ không thể đáp ứng yêu cầu tiến độ (12 tháng)do phải khống chế chiều cao đắp theo từng giai đoan. Độ lún lớn cũng có thể làm cho cọc cát và bấc thấm bị đứt, làm giảm tác dụng thoát nước cho nền.
                    Đối với những nền xử lý có chiều cao đắp lớn, tốt nhất nên sử dụng các phương pháp cải tạo nền như cột xi măng đất, đất vôi, dất tro xỉ xi măng, bơm hóa chất làm cứng đât...Các phương pháp này có ưu điểm là không phải bù lún nhiều nên thi công nhanh, tuy nhiên giá thành cao hơn.
                    Cũng góp ý thêm với bạn là khi yêu cầu khảo sát phục vụ xử lý nền, không nên thí nghiệm SPT và VST làm gì cho tốn tiền, vì cũng chẳng sử dụng được bao nhiêu, nhất là với SPT
                    Ở miền nam đã có khá nhiều công trình gia cố bằng cọc đất ximăng không hiệu quả rồi đấy bác.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                      Tôi có 01 CD về đất yếu, hình như là của thầy Trung thì phải. Nếu bạn cần thì liên hệ nhé, thật tình thì tôi không rành về đất lắm.
                      TAT CA HOAC KHONG GI CA

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                        Nguyên văn bởi HongLinhLE
                        Tôi có 01 CD về đất yếu, hình như là của thầy Trung thì phải. Nếu bạn cần thì liên hệ nhé, thật tình thì tôi không rành về đất lắm.
                        Liên hệ với bác như thế nao?CD của thầy Trung ở GT sao,thầy hay viết sách về cầu mà,bác co nên mạng gửi cho em qua hòm thư nhé:hainamcivil@yahoo.com
                        nếu được bác upload nên trang nào đó as megaload chăng hạn,rùi gửi cho em đường link nhé,thank!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                          Nguyên văn bởi hieunghi
                          1. Thời gian kết thúc cố kết của phần đường dẫn vào cầu là bao nhiêu tháng (đắp từ 5-7m)?

                          2. 12 tháng đã hết lún chưa?

                          Thanks
                          Đắp cao như vậy thì bạn đòi hỏi độ cố kết Ur=90% trong 12 tháng là khó khăn đấy. Thông thường nó phải 420~470 ngày (với địa chất ở khu vực Nhà Bè Q7, xữ lý cọc cát). Tuy nhiên nó còn phụ thuộc chủ yếu vào độ ổn định chống trượt (kmin = 1.4 Bishop, TCN 262-2000). Do đó bắt buộc bạn phải đắp từng lớp, đắp rồi nghĩ, rồi đắp (để đảm bảo chiều cao đắp ko cho phép xãy ra hiện tượng trượt k>kmin=1.4 Bishop) cho đến khi hết chiều cao 5-7m của bạn. Thường thì thời gian này luôn luôn cao hơn so với thời gian đạt độ cố kết Ur=90%.
                          Vài ý cùng bạn.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                            Nguyên văn bởi vunam
                            Liên hệ với bác như thế nao?CD của thầy Trung ở GT sao,thầy hay viết sách về cầu mà,bác co nên mạng gửi cho em qua hòm thư nhé:hainamcivil@yahoo.com
                            nếu được bác upload nên trang nào đó as megaload chăng hạn,rùi gửi cho em đường link nhé,thank!
                            Trích:
                            Nội dung CD Xử lý Nền đất yếu-Trung-2006 được biên soạn nhằm cung cấp các bài giảng, các tài liệu tham khảo, các phần mềm cơ bản phục vụ các kỹ sư trong công tác thiết kế và thi công xử lý nền đất yếu trên các tuyến đường.
                            Trong CD này có nhiều bài giảng, sách kỹ thuật, một số Tiêu chuẩn và Văn bản pháp luật mà người Kỹ sư thiết kế, thi công và Tư vấn giám sát cần nắm vững và có sẵn để tra cứu trong công việc hàng ngày.
                            Xin kính tặng các Kỹ sư và các sinh viên chuyên ngành cầu đường
                            Hà nội, 3-2006
                            GS.TS. Nguyễn viết Trung
                            Đại Học Giao Thông vận tải

                            CD khoảng 360MB nên cũng không biết gửi cho bác thế nào,tôi đang ở Vũng Tàu lận.Để nghiên cứu Megaupload xem thế nào rồi úp link sau vậy.
                            TAT CA HOAC KHONG GI CA

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tài liệu xử lý đất yếu

                              Thử tải, một công đoạn không thể thiếu trong xây dựng

                              Nhìn những khối bê tông được đúc sẵn xếp chồng lên nhau ngày một cao, Sau một thời gian tự nhiên thấy các khối bê-tông này dọn đi đâu cả. hình ảnh này rất dễ tìm thấy tại các công trình xây dựng, song ít ai hiểu đựơc điều đó có ý nghĩa gì?
                              Click image for larger version

Name:	thu_tai_1.jpg
Views:	1
Size:	14.9 KB
ID:	152409
                              Thật ra đó là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của một công trình, đó là giai đoạn thử tải. Thử tải đơn thuần là tìm kiếm những thông số nhằm xác định tính ổn định của nền đất, độ rung, lún, sức chịu tải của cột (tính đàn hồi)... Những số liệu thu thập được trong giai đoạn này sẽ là cơ sở để các kỹ sư xây dựng tính toán kết cấu móng nền cho công trình. Tuỳ vào địa chất vùng sẽ quyết định thực hiện móng băng, móng đơn… đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ công trình.

                              Lâu nay, việc thi công các công trình dân dụng trong thành phố thường bỏ qua giai đoạn này. Việc thiết kế, thi công móng thường dựa vào nền móng nhà kế bên (nếu có) hoặc dựa vào trình độ, kinh nghiệm "riêng" của chủ thầu. Chính thực tế này đã dẫn đến nhiều tai nạn khủng khiếp trong xây dựng, nhiều căn nhà mới dựng lên chưa kịp ở đã đổ sụp, nhiều công trình đang thi công bị nghiêng lún, lúc đó phải nhờ đến các đơn vị có chuyên môn để nghiên cứu địa tầng tìm biện pháp chống nghiêng, lún.
                              Click image for larger version

Name:	thu_tai_2.jpg
Views:	1
Size:	11.1 KB
ID:	152410
                              Vì tính chất quan trọng của việc thử tải nên các công trình lớn như chung cư, xây dựng đường… buộc phải trải qua giai đoạn này. Theo ý kiến của nhiều kiến trúc sư và kỹ sư xây dựng, một số vùng trên địa bàn TP.HCM như quận 7, Nhà Bè, quận 2 có địa tầng yếu, khi tiến hành xây dựng công trình dù lớn hay nhỏ cần phải tiến hành giai đoạn này mới có thể đảm bảo sự bền vững của nền móng công trình.

                              Giá thử tải trung bình vào khoảng 150.000 - 180.000 đồng/tấn tuỳ theo công trường xa hay gần và độ khó của việc khoan.
                              Ngựa Non Tập Chạy
                              Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                              Ghi chú

                              Working...
                              X