QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Độ bền lâu dài của đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Độ bền lâu dài của đất

    Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
    Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)

  • #2
    Ðề: Độ bền lâu dài của đất

    Nguyên văn bởi tranly
    Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
    Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)
    Đọc sách tôi thấy hầu hết các thí nghiệm ( Tây làm) đều tiến hành trên thí nghiệm ba trục ( vì gần giống với điều kiện làm việc thực tế hơn) . Do đó nếu có tiến hành cắt phẳng thì có lẽ do dự án không đủ kinh phí để thực hiện.
    Về độ bền lâu dài của đất khi chịu tải lâu dài: Nếu đã kiểm toán đạt về cường độ và biến dạng thì
    Nền cát : biến dạng tức thời
    Nền sét: quá trình cố kết
    kết quả cuối quá trình lún ( khi dạt độ lún cuối cùng) độ ẩm giảm, hệ số rổng giảm và cường độ đất tăng lên .
    Last edited by betameo; 30-11-2007, 06:34 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Độ bền lâu dài của đất

      Nguyên văn bởi betameo
      Đọc sách tôi thấy hầu hết các thí nghiệm ( Tây làm) đều tiến hành trên thí nghiệm ba trục ( vì gần giống với điều kiện làm việc thực tế hơn) . Do đó nếu có tiến hành cắt phẳng thì có lẽ do dự án không đủ kinh phí để thực hiện.
      Về độ bền lâu dài của đất khi chịu tải lâu dài: Nếu đã kiểm toán đạt về cường độ và biến dạng thì
      Nền cát : biến dạng tức thời
      Nền sét: quá trình cố kết
      kết quả cuối quá trình lún ( khi dạt độ lún cuối cùng) độ ẩm giảm, hệ số rổng giảm và cường độ đất tăng lên .
      "Độ bền lâu dài" ở đây thế hiện sự mỏi vật của vật liệu sau khi chịu tác dụng của tải trọng lâu dài. Vật liệu nào cũng bị mỏi như vậy, khi chịu tác dụng của tải trọng lâu dài. Liên quan đến từ biến cắt của đất (strenght creep) chứ không liên quan đến lún hay lún cố kết.
      Dưới tác dụng của tải trọng lâu dài, cường độ của đất sẽ giảm dần và đạt tới giá trị tới hạn. Giá trị tới hạn này thể hiện độ bền lâu của đất (trength in long term).
      Đã có nhiều công trình xây dựng đã bị phá hỏng sau thời gian dài sử dụng mặc dù tải trọng tác dụng nhỏ hơn khả năng chống cắt của đất đá ở nền công trình.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Độ bền lâu dài của đất

        Nguyên văn bởi tranly
        Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
        Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)
        Theo quan diẻm cua toi thi có the hieu nhu the nay:
        Theo thời gian,dưới tác dụng tải trọng ngoài, thì nói chung là sức chịu tải của vật liệu đều giảm vì (mỏi), Do vậy đất cũng là một loại vật liệu cũng không loại trừ (như Nguyenthinu168 nói). Nhưng có thể nó sẽ khác một chút:
        +Nếu tải trọng ngoài tác dụng mà nhỏ hơn so với tải trọng giới hạn của đất, thì vô hình dung sau thời gian tác dụng cuả tải trọng, đất được cố kết, do đó độ bền tăng.
        +Nếu tải trọng tác dụng tiệm cận đến tải trọng giới hạn, theo thời gian độ bền giảm.
        Do vậy để nghiên cứu nó theo quan điểm của tôi bạn nên nghiên cứu trong máy nén 3 trục. Lúc đó bạn mới bảo quản được mẫu trong thời gian trình cố kết.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Độ bền lâu dài của đất

          Nguyên văn bởi thangdcct
          Theo quan diẻm cua toi thi có the hieu nhu the nay:
          Theo thời gian,dưới tác dụng tải trọng ngoài, thì nói chung là sức chịu tải của vật liệu đều giảm vì (mỏi), Do vậy đất cũng là một loại vật liệu cũng không loại trừ (như Nguyenthinu168 nói). Nhưng có thể nó sẽ khác một chút:
          +Nếu tải trọng ngoài tác dụng mà nhỏ hơn so với tải trọng giới hạn của đất, thì vô hình dung sau thời gian tác dụng cuả tải trọng, đất được cố kết, do đó độ bền tăng.
          +Nếu tải trọng tác dụng tiệm cận đến tải trọng giới hạn, theo thời gian độ bền giảm.
          Do vậy để nghiên cứu nó theo quan điểm của tôi bạn nên nghiên cứu trong máy nén 3 trục. Lúc đó bạn mới bảo quản được mẫu trong thời gian trình cố kết.
          Theo thời gian sử dụng của công trình, đất bị suy giảm độ bền, và sự suy giảm độ bền (sức kháng cắt của đất) khá nhiều. Việc thiết kế công trình ổn định thường tính toán với hệ số an toàn >1 với độ bền tức thời. Có nghĩa là tải trọng bao giờ cũng nhỏ hơn tải trọng giới hạn, nhưng theo thời gian sử dụng công trình vẫn bị phá hoại. Sự phá hoại này thể hiện bởi sự suy giảm độ bền của đất (chủ yếu do lực dính kết suy giảm là chính).

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Độ bền lâu dài của đất

            Nguyên văn bởi tranly
            Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
            Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)

            Tôi không rõ ý của bác lắm. Hình như ý của bác liên quan tới việc phương pháp và thủ tục thí nghiệm sẽ ảnh hưởng tới thông số độ bền của đất như thế nào?

            Theo tôi, với đất cố kết bình thường sức chống cắt dài hạn luôn lớn hơn sức chống cắt ngắn hạn. Thông số dài hạn là thông số thoát nước (drained), trong khi đó thông số ngắn hạn là không thoát nước (undrained).

            Đối với các loại đất có lẫn nhiều thành phần hữu cơ, sẽ xuất hiện từ biến ở cuối giai đoạn cố kết sơ cấp và bắt đầu giai đoạn cố kết thứ cấp. Lúc này, đất bị biến dạng (lún) mặc dù ứng suất có hiệu không tăng.

            Nói chung, độ bền lâu dài của đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: ageing, thixotropy, strain rate, creep. Bác có thể tham khảo các bài viết của Ladd, Jamiolkowsky về vấn đề này đặc biệt nếu bác quan tâm tới sét yếu cố kết bình thường.

            Nếu bác quan tâm về mặt thủ tục thí nghiệm, tôi có thể gởi cho bác một bài viết của Prof Charles Ladd (MIT) về ảnh hưởng của các phương pháp thí nghiệm tới sức kháng cắt của đất.

            Cắt trực tiếp không có vấn đề gi trong việc nghiên cứu các thông số kháng cắt của đất hoặc độ bền lâu dài.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Độ bền lâu dài của đất

              Nguyên văn bởi tranly
              Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
              Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)

              Tôi không rõ ý của bác lắm. Hình như ý của bác liên quan tới việc phương pháp và thủ tục thí nghiệm sẽ ảnh hưởng tới thông số độ bền của đất như thế nào?

              Theo tôi, với đất cố kết bình thường sức chống cắt dài hạn luôn lớn hơn sức chống cắt ngắn hạn. Thông số dài hạn là thông số thoát nước (drained), trong khi đó thông số ngắn hạn là không thoát nước (undrained).

              Đối với các loại đất có lẫn nhiều thành phần hữu cơ, sẽ xuất hiện từ biến ở cuối giai đoạn cố kết sơ cấp và bắt đầu giai đoạn cố kết thứ cấp. Lúc này, đất bị biến dạng (lún) mặc dù ứng suất có hiệu không tăng.

              Nói chung, độ bền lâu dài của đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: ageing, thixotropy, strain rate, creep. Bác có thể tham khảo các bài viết của Ladd, Jamiolkowsky về vấn đề này đặc biệt nếu bác quan tâm tới sét yếu cố kết bình thường.

              Nếu bác quan tâm về mặt thủ tục thí nghiệm, tôi có thể gởi cho bác một bài viết của Prof Charles Ladd (MIT) về ảnh hưởng của các phương pháp thí nghiệm tới sức kháng cắt của đất.

              Cắt trực tiếp không có vấn đề gi trong việc nghiên cứu các thông số kháng cắt của đất hoặc độ bền lâu dài.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Độ bền lâu dài của đất

                Nguyên văn bởi stk
                Tôi không rõ ý của bác lắm. Hình như ý của bác liên quan tới việc phương pháp và thủ tục thí nghiệm sẽ ảnh hưởng tới thông số độ bền của đất như thế nào?

                Theo tôi, với đất cố kết bình thường sức chống cắt dài hạn luôn lớn hơn sức chống cắt ngắn hạn. Thông số dài hạn là thông số thoát nước (drained), trong khi đó thông số ngắn hạn là không thoát nước (undrained).

                Đối với các loại đất có lẫn nhiều thành phần hữu cơ, sẽ xuất hiện từ biến ở cuối giai đoạn cố kết sơ cấp và bắt đầu giai đoạn cố kết thứ cấp. Lúc này, đất bị biến dạng (lún) mặc dù ứng suất có hiệu không tăng.

                Nói chung, độ bền lâu dài của đất sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: ageing, thixotropy, strain rate, creep. Bác có thể tham khảo các bài viết của Ladd, Jamiolkowsky về vấn đề này đặc biệt nếu bác quan tâm tới sét yếu cố kết bình thường.

                Nếu bác quan tâm về mặt thủ tục thí nghiệm, tôi có thể gởi cho bác một bài viết của Prof Charles Ladd (MIT) về ảnh hưởng của các phương pháp thí nghiệm tới sức kháng cắt của đất.

                Cắt trực tiếp không có vấn đề gi trong việc nghiên cứu các thông số kháng cắt của đất hoặc độ bền lâu dài.


                Tôi đang tìm tài liệu về phương pháp xác định độ bền lâu dài của đất, tìm hiểu từ biến do ứng suất cắt gây ra, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến sức kháng cắt của đất

                Bác gửi tài liệu theo địa chỉ: tranluuly@gmail.com
                Thank you so much

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Độ bền lâu dài của đất

                  Goi bac paper cua C.Ladd.

                  Hope it helps!
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Độ bền lâu dài của đất

                    Nguyên văn bởi stk
                    Goi bac paper cua C.Ladd.

                    Hope it helps!
                    Rất cảm ơn bác. Tài liệu này rất hay . Nếu bác có các bài viết của Ladd, Jamiolkowsky về các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền lâu dài của đất có thể gửi cho tôi được không.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Độ bền lâu dài của đất

                      Nguyên văn bởi tranly View Post
                      Độ bền lâu dài của đất -sức chống phá hoại của vật thể khi chịu tải trọng lâu dài. Theo thời gian dưới tác dụng của tải trọng không đổi, độ bền của đất giảm dần.
                      Xin hỏi các bác giải thích một chút cho em về những vấn đề này, và việc nghiên cứu chúng trến máy cắt phẳng liệu có chuẩn không. Vì việc khống chế sự thay đổi độ ẩm và độ chặt của đất trong quá trình thí nghiệm cho mỗi mấu đất ở các thời gian lâu dài thì rất khó khăn (chẳng hạn giữ tải cắt đên 24gio, 48gio....)
                      Dươí tác dụng của tải trọng không đôỉ, biến dạng tăng theo thơì gian đó là hiện tượng từ biến...cấp độ tải khác nhau sẽ có biêủ đồ biêủ diễn môí quan hệ ứng suất và biến dạng theo thơì gian là khác nhau, nêú tải trọng nhỏ thì ứng xử của đất trong vùng đàn hôì có nghĩa là khi dỡ tải biến dạng trở về vị trí ban đâù...nhưng tơí cấp độ tải đủ lớn biến dạng theo thơì gian tăng lên, tơí thơì điểm nào đó sẽ làm cho đất bị chảy dẻo và bị phá hoại. Thực sự thí nghiệm từ biến dùng để xác định biến dạng theo thơì gian, hiện tượng từ biến có thể xảy ra ở trong thơì gian rất dài 3 năm, 5 năm, có thể 10 năm vì vâỵ ngươì ta chỉ làm thí nghiệm từ biến trong một khoảng thơì gian nào đó có thể 4 tháng tơí 1 năm tùy từng loại vật liêụ, dựa vào những dữ liêụ thí nghiệm ngươì ta sẽ tìm ra các mô hình toán học để mô tả hiện tượng này, sau khi tìm được mô hình thích hợp, dưạ vào mô hình này ngươì ta sẽ tìm ra được biến dạng theo thơì gian có thể 5, 10 năm sau, hoặc ngược lại.
                      ----------------------
                      Th.S TRẦN HỮU BẰNG
                      http://saigondonga.com.vn

                      Ghi chú

                      Working...
                      X