QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khái niệm peak angle of friction

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khái niệm peak angle of friction

    Xin chào các bác. em đọc tài liệu tiếng Anh thấy có 1 khái niệm mà không bít hiểu như thế nào cho đụng. Xin các bác giúp em với

    Chẳng là thế này, khái niệm nó là "PEAK ANGLE OF FricTion". Trong sách không có dđịnh nghĩa.Chứ còn EFFECTIVE thì dễ hiểu rồi.

    Thông thường thì chúng ta có khái niệm internal of friction là góc ma sát trong. Còn khái niệm "PEAK" thì hơi lạ. Như vậy trong thí nghiệm như cắt phẳng, 3 trục...thì làm sao xác định được góc PEAK ANGLE OF FricTion này.

    Xin các bác giảng giải giúp em với, càng chi tiết càng tốt

    Còn 1 khái niệm nữa, xin các bác chỉ giúp luôn đó là creep strength.

    Xin các bác chỉ giáo giúp.

  • #2
    Ðề: Khái niệm peak angle of friction

    Nguyên văn bởi chinhdkt03
    Xin chào các bác. em đọc tài liệu tiếng Anh thấy có 1 khái niệm mà không bít hiểu như thế nào cho đụng. Xin các bác giúp em với

    Chẳng là thế này, khái niệm nó là "PEAK ANGLE OF FricTion". Trong sách không có dđịnh nghĩa.Chứ còn EFFECTIVE thì dễ hiểu rồi.

    Thông thường thì chúng ta có khái niệm internal of friction là góc ma sát trong. Còn khái niệm "PEAK" thì hơi lạ. Như vậy trong thí nghiệm như cắt phẳng, 3 trục...thì làm sao xác định được góc PEAK ANGLE OF FricTion này.

    Xin các bác giảng giải giúp em với, càng chi tiết càng tốt

    Còn 1 khái niệm nữa, xin các bác chỉ giúp luôn đó là creep strength.

    Xin các bác chỉ giáo giúp.
    Hi bác chinhdkt03

    Bác hỏi câu đúng "chỗ ngứa" của thái bình rồi

    PEAK ANGLE OF FricTion chính là angle of friction on peak . Khái niệm này xuất hiện khi người ta làm thí nghiệm với đất chặt. Do xảy ra hiện tượng trương nở của vật liệu chặt (dilatancy) mà đường cong quan hệ ứng suất - biến dạng cho loại đất này không như đất rời (tb dịch nôm na thế, các bác thông cảm, xuất thân khi còn ở việt nam của tb vốn ko phải là dân địa kỹ thuật ). Cụ thể kà sẽ xuất hiện peak trên đường cong này. Giá trị góc ma sát đo tại điểm này được đặt tên là Peak Angle FricTion.

    Chúc khỏe!
    Tôi là người Việt Nam

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khái niệm peak angle of friction

      "PEAK ANGLE OF FricTion chính là angle of friction on peak . Khái niệm này xuất hiện khi người ta làm thí nghiệm với đất chặt. Do xảy ra hiện tượng trương nở của vật liệu chặt (dilatancy) mà đường cong quan hệ ứng suất - biến dạng cho loại đất này không như đất rời (tb dịch nôm na thế, các bác thông cảm, xuất thân khi còn ở việt nam của tb vốn ko phải là dân địa kỹ thuật ). Cụ thể kà sẽ xuất hiện peak trên đường cong này. Giá trị góc ma sát đo tại điểm này được đặt tên là Peak Angle FricTion. "

      cám ơn Bác Tháibinhkx đã giúp đỡ em. Thế nhưng em vẫn còn một vài điều chưa hiểu.
      1. bác có thể giúp e post giúp cái 1 đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng nào đó cho e tham khảo với.

      2. tại sao chỉ có đất chặt mới có khái niệm này. Đất rời lại không có.Phân biệt đất rời, đất chặt tài liệu bác đọc dựa trên những chỉ tiêu nào. Có giới hạn không phân biệt không bác

      3. bác nào ở Miền Nam thì có loặi đất nào mà co peak angle of friction=45 độ không

      4. Bác nào giải thích giúp em cái khái niệm creep strength vói

      Xin các bác chỉ giáo giúp

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khái niệm peak angle of friction

        Nguyên văn bởi chinhdkt03
        "
        cám ơn Bác Tháibinhkx đã giúp đỡ em. Thế nhưng em vẫn còn một vài điều chưa hiểu.
        1. bác có thể giúp e post giúp cái 1 đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng nào đó cho e tham khảo với.

        2. tại sao chỉ có đất chặt mới có khái niệm này. Đất rời lại không có.Phân biệt đất rời, đất chặt tài liệu bác đọc dựa trên những chỉ tiêu nào. Có giới hạn không phân biệt không bác


        Bạn xem hình a) trên đây sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa đất ko chặt và đất chặt thể hiện trên đường cong quan hệ ứng suất-biến dạng. Tại sao chỉ đất chặt mới có khái niệm này thì tb nghĩ là bạn đã tự trả lời được rồi . Còn nếu bạn hỏi bản chất của peak là gì thì...cả luận án mấy năm của mình cũng chỉ là để đi tìm câu trả lời này . Nói vui một chút thôi, ngay cả một đề tài nghiên cứu sinh cũng chưa thể giải thích trọn vẹn hiện tượng cơ học thú vị này. Hiện nay trên thế giới người ta đang đi vào nghiên cứu vi cấu trúc hạt đất để tìm lời giải cho các hiện tượng gặp trên thực tế (micro analysis). Những vấn đề này có lẽ khi nào bạn học cao học hoặc làm nghiên cứu sinh mới cần quan tâm. Còn khi đang là sinh viên học lấy bằng kỹ sư thì tb nghĩ là không nên quá bận tâm

        Chỉ tiêu phân biệt "đất rời" (mình để trong nháy vì để không nhầm với khái niệm "đất dính, đất rời") thì có nhiều trong đó chỉ tiêu có hoặc không có peak chính là một chỉ tiêu!
        Tôi là người Việt Nam

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khái niệm peak angle of friction

          Đọc trả lời các bác thaibinhkx có thấy những điều thú vị. Xin hỏi bác một vài điều.
          1.Bác khái niệm thế nào là đất chặt và đất rời.
          Nó là kết cấu chặt, kết cấu xốp hay là gì?
          Đối với đất dính (đất loại sét) khái niệm thì đất chặt tương ứng với đất có trạng thái cứng, nửa cứng, dẻo cứng, dẻo mềm, dẻo chảy hay chảy ở VN.
          2.PEAK ANGLE OF FricTion ứng dụng để làm gì đấy bác
          3. ở đây, chắc bác thí nghiệm trên máy nén ba trục và nghiên cứu cũng sâu về đất ghê. Bác có thể giải thích rõ 4 hình bác post lên được không.
          Cho hỏi một chút luận án của bác nghiên cứu về vấn đề gì vậy, kẻo sau này nhỡ trùng lặp . Mà bác đã bảo vệ chưa đấy.
          Thanks.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khái niệm peak angle of friction

            Nguyên văn bởi tranly
            Đọc trả lời các bác thaibinhkx có thấy những điều thú vị. Xin hỏi bác một vài điều.
            1.Bác khái niệm thế nào là đất chặt và đất rời.
            Nó là kết cấu chặt, kết cấu xốp hay là gì?
            Đối với đất dính (đất loại sét) khái niệm thì đất chặt tương ứng với đất có trạng thái cứng, nửa cứng, dẻo cứng, dẻo mềm, dẻo chảy hay chảy ở VN.
            2.PEAK ANGLE OF FricTion ứng dụng để làm gì đấy bác
            3. ở đây, chắc bác thí nghiệm trên máy nén ba trục và nghiên cứu cũng sâu về đất ghê. Bác có thể giải thích rõ 4 hình bác post lên được không.
            Cho hỏi một chút luận án của bác nghiên cứu về vấn đề gì vậy, kẻo sau này nhỡ trùng lặp . Mà bác đã bảo vệ chưa đấy.
            Thanks.

            Bác tranly chắc là cao thủ địa kỹ thuật rồi . tb không dám múa rìu qua mắt thợ đâu. Chỉ là giải thích cho bạn chinhdkt03 một chút về peak thôi.

            tb bảo vệ được vài năm rồi. Đang làm postdoc kiếm ít xèng nuôi vợ nuôi con

            Luận án của tb là toán cơ cho môi trường rời (đất chỉ là một dạng của môi trường rời thôi). Chẳng ứng dụng cho ngành XD được nhiều lắm nhưng mà là kiến thức nền tảng. Bác yên tâm đi, đề tài có cả tỉ, chẳng bao giờ trùng nhau được đâu. Bác cứ viết đề tài của Bác lên mấy tạp chí quốc tế mà được đăng thì yên tâm là ko có trùng với ai hết

            Bây giờ xin được trả lời mấy câu bác hỏi:

            1) Bác khái niệm thế nào là đất chặt và đất rời.

            Tb đã có nói là bản thân không phải là dân địa kỹ thuật nên dùng từ (tiếng việt) có thể không chuẩn (đúng ra là ko biết tiếng việt gọi là gì). Khái niệm này tb cũng không dám "bịa" ra mà chỉ là dịch từ tiếng nước ngoài thông qua lạc việt bẻ khóa Có gì bác cứ thẳng tay sửa giùm. Tiếng Pháp nó gọi là "lâche et dense" tiếng anh nó gọi là "loose and dense"

            2)PEAK ANGLE OF FricTion ứng dụng để làm gì đấy bác

            PEAK ANGLE OF FricTion là một đặc tính riêng của dense material nên ứng dụng thì tùy đối tượng quan tâm. Nói cách khác, người sử dụng dense material phải hiểu được đặc tính cơ học này để kể đến trong bài toán của mình. Nhìn vào đường cong, ta nhận ra ngay peak chính là khả năng tối đa mà vật liệu dạng này có thể chịu được. Cần chú ý là khi giải bài toán biến dạng lớn, peak không còn giá trị sử dụng nữa.

            3. ở đây, chắc bác thí nghiệm trên máy nén ba trục và nghiên cứu cũng sâu về đất ghê. Bác có thể giải thích rõ 4 hình bác post lên được không.

            ko dám, ko dám,

            tb post hình này lên chỉ là để giải thích khái niệm peak (hình a) cho bạn chinhdkt03. Mấy hình khác ko nằm trong chủ đề này. Nếu bác không hiểu và muốn biết thì để khi nào tb có thời gian sẽ xem kỹ lại và trả lời. Hình a là quan hệ giữa stress deviator và axial strain tương ứng với các micro friction khác nhau. Bác đừng hỏi tiếp micro friction là gì nữa nhé. Nó không nằm trong chủ đề này mà

            Vài dòng giải thích hy vọng làm bác hài lòng
            Chúc khỏe
            Tôi là người Việt Nam

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khái niệm peak angle of friction

              Cám ơn bác TB đã giúp đỡ em.

              EM cũng hiểu sơ sơ về khái niệm này rồi.Em cũng có hỏi một số tiền bối về khái niệm này. Và có một số thứ mưốn trao đổithêm với các bác

              Peak angle ò friction xuất hiện chỉ đối với đất chặt (cát.....). Và đối với hình mà bác TB cung cấp thì ứng với điểm PEAK sẽ xác định đc góc peak. Và tiếp theo đồ thị sẽ tiệm cận dần. Người ta gọi trạng thái đó là trạng thái tới hạn (limited state).

              Trong các thí nghiệm cắt phẳng, 3 trục đối với loại đâất chặt này thì kết quả xuất ra phi. Thì góc ma sát đó là peak angle of friction.Còn ứng với trạng thái tới hạn thì không quantân đến. Điều này có đúng không các bác

              Xin các bác cho ý kiến về vấn đề này để hiểu rõ hơn.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khái niệm peak angle of friction

                Mong bác chinhdkt03 đưa vài kết quả thí nghiệm peak angle of fiction lên cho biết.
                + Còn từ loose and dense chủ yếu dùng cho đất rời.
                +Còn đối với đất loại sét chắc có thể xảy ra điều này với đất overconsolidation.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khái niệm peak angle of friction

                  Đây là một ví dụ về peak strength và critical strength. Ứng xử này người ta còn gọi là strain-softening. Nó chỉ xuất hiện với đất cát chặt tới rất chặt hoặc đất sét quá cố kết nặng.
                  Peak friction angle và friction angle at critical state tìm được bằng cách vẽ đường bao phá hoại tại các điểm tương ứng của cát. Trên hình vẽ có thể thấy khi confining pressure trong thí nghiệm ba trục hoặc normal stress trong thí nghiệm cắt trực tiếp càng lớn thì trạng thái peak tiến gần đến critical (giống như cát rời). Như vậy đường bao phá hoại Mohr-Coulomb là một đường cong.
                  Một điểm khác nữa của đất cát chặt và cát rời có thể thấy từ đường cong quan hệ biến dạng thể tích và biến dạng dọc. Đối với cát chặt quan hệ này có thể chia làm các giai đoạn: co lại (contract) và giãn nở (Dilate) cho tới khi đạt critical state (không giãn nở thêm nữa).
                  Mô hình nền có thể mô tả ứng xử softening này gồm Cam-Clay, Lade-Kim. Tuy nhiên, mô hình Cam-Clay dùng cho đất sét quá cố kết lại k có tham số đặc trưng cho lực dính.
                  Vấn đề giãn nở của đất rất thú vị khi các bác sử dụng để phân tích cọc, đất có cốt v.v. Và mô hình như Mohr-Coulomb hay các mô hình khác không chỉ có các đặc trưng về cường độ như c, phi mà còn có cả các đặc trưng về biến dạng thể tích (như góc giãn nở, dilatancy angle, psi)

                  Nguyên văn bởi chinhdkt03
                  Trong các thí nghiệm cắt phẳng, 3 trục đối với loại đâất chặt này thì kết quả xuất ra phi. Thì góc ma sát đó là peak angle of friction.Còn ứng với trạng thái tới hạn thì không quantân đến. Điều này có đúng không các bác.
                  Điều này rất nguy hiểm, ví dụ khi bác tính ổn định mái dốc với peak thì hệ số là 1.5 chẳng hạn, nhưng khi tính với critical thì hệ số có thể giảm xuống dưới 1.
                  Attached Files

                  Ghi chú

                  Working...
                  X