Tin từ báo dân trí : tôi nghĩ đây có lẽ là lời giải thích gần chính xác nhất
cho vụ sập cầu từ mô hình mà các chuyên gia tạo dựng từ hiên trường thưc tế..
Theo thiết kế chung, mặt đường dẫn của cầu Cần Thơ được đúc bằng phương pháp đổ bêtông tại chỗ dựa trên đà giáo cố định. Quy trình này được thực hiện theo trình tự như sau: sau khi dựng đà giáo hoàn chỉnh, tiến hành thi công cốt thép mặt đường, sau đó đổ bêtông trộn sẵn ở mặt dưới trước, sau đó đổ phía mặt trên. Sau khi bêtông đông cứng đúng theo thời gian quy định, tiến hành căng cáp dự ứng lực để gia tăng độ vững chắc của từng khối bêtông theo từng trụ cầu. Sau đó mới tiến hành di chuyển hệ thống đà giáo.
Dầm 12 nối trụ 12 và 13 vẫn chưa đúc, các dầm từ trụ 12 trở vào phía trong bờ bắc Vĩnh Long đã đúc xong và tháo dỡ giàn giáo. Từ trụ 15 trở đi - trụ gần trụ chính nhất, cách trụ chính 170m, đoạn bắt đầu bằng công nghệ đúc hẫng. Như thế, dầm 13 và 14 là dầm đúc bằng giàn giáo cố định cao nhất, 30-40m. Trụ đứng của giàn giáo song song với trụ 13 cao 30m và dày 5m; đến trụ 15 giàn giáo cao 40m; mặt giàn giáo đỡ nhịp cầu dày 1,5m và trụ 15 cũng là khởi điểm để nối dây văng từ trục chính ra.
Sức nặng giàn giáo theo đó cũng lên tới cực đại, cộng hưởng với khối lượng công nhân đông nhất đang cố chạy theo cho kịp tiến độ đè lên nền móng vốn được coi là yếu.
Trước đó, vào trung tuần tháng 4, ông Masami Miyauchi, Giám đốc Dự án cầu Cần Thơ, gói thầu số II, gói thầu xảy ra thảm hoạ vừa qua nói: "Chúng tôi từng thi công nhiều cây cầu lớn trên thế giới, trong đó có cầu bắc qua sông Mekong ở Lào - Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng lần này, cây cầu Cần Thơ ở hạ nguồn sông Mekong lại có những bất ngờ: nền đất ở đây so với khảo sát thiết kế ban đầu chênh lệch khá lớn nên phải khắc phục và tăng cường thiết bị vật tư để bảo đảm kết cấu".
Như đã nói, dầm 13 nối hai trụ 13 và 14. Theo thông tin từ đơn vị thi công, dầm này được đổ bêtông hai đốt cuối 11 và 12 vào sáng ngày 26/9, đoạn sát với trụ 13. Theo những người dân có nhà trên rẻo đất không được may mắn giải tỏa cách công trường không đầy 10m, chứng kiến cảnh sập dầm, lúc đầu, trụ 14 nghiêng trước, kéo toác phần dầm phía đầu trụ 13 vừa đổ rơi xuống sông làm thành một đường chéo mà từ đầu phần nổi trên mặt nước cách trụ 14 khoảng 20 m.
Sau đó, do ảnh hưởng dây chuyền, trụ 15 cũng vừa được đổ những đốt cuối ở sát trụ 14, nghiêng theo, kéo toác dầm 14 khỏi trụ 14 và rơi xuống nước, một đầu vẫn còn gá trên trụ 15 - chưa có lực chống ngược từ dầm 15 từ trụ chính, mới được đúc hẫng khỏi trụ chính một đoạn khoảng 30 m. Trụ 13 cũng bị ảnh hưởng nghiêng theo. Độ nghiêng của trụ 14 là thấy rõ nhất.
Sau đó các dầm cầu sập tiếp tục trụt dần khỏi mố trụ cầu 14 và 15 và lún sâu xuống bùn.
“Nấm mồ” bêtông mà theo tính toán khối lượng bêtông đã nặng trên mấy ngàn tấn chưa tính cốt thép, có lẽ khó có thể cất lên để đưa những người xấu số ra khỏi, trong khi các tấm bêtông không ngừng lún trụt xuống.
hinh anh:
1. Phác thảo hai nhịp 13 và 14 khi chưa sập.
2. Trụ 14 bắt đầu nghiêng và giật toác bêtông dầm ở trụ 13.
3. Trụ 13 nghiêng mạnh, đà giáo sụp.
4. Dầm 13 và 14 bắt đầu rơi xuống.
5. Dầm 13 và 14 rơi tạo ra tiếng nổ lớn.
6. ... và sụp xuống hoàn toàn.
cho vụ sập cầu từ mô hình mà các chuyên gia tạo dựng từ hiên trường thưc tế..
Theo thiết kế chung, mặt đường dẫn của cầu Cần Thơ được đúc bằng phương pháp đổ bêtông tại chỗ dựa trên đà giáo cố định. Quy trình này được thực hiện theo trình tự như sau: sau khi dựng đà giáo hoàn chỉnh, tiến hành thi công cốt thép mặt đường, sau đó đổ bêtông trộn sẵn ở mặt dưới trước, sau đó đổ phía mặt trên. Sau khi bêtông đông cứng đúng theo thời gian quy định, tiến hành căng cáp dự ứng lực để gia tăng độ vững chắc của từng khối bêtông theo từng trụ cầu. Sau đó mới tiến hành di chuyển hệ thống đà giáo.
Dầm 12 nối trụ 12 và 13 vẫn chưa đúc, các dầm từ trụ 12 trở vào phía trong bờ bắc Vĩnh Long đã đúc xong và tháo dỡ giàn giáo. Từ trụ 15 trở đi - trụ gần trụ chính nhất, cách trụ chính 170m, đoạn bắt đầu bằng công nghệ đúc hẫng. Như thế, dầm 13 và 14 là dầm đúc bằng giàn giáo cố định cao nhất, 30-40m. Trụ đứng của giàn giáo song song với trụ 13 cao 30m và dày 5m; đến trụ 15 giàn giáo cao 40m; mặt giàn giáo đỡ nhịp cầu dày 1,5m và trụ 15 cũng là khởi điểm để nối dây văng từ trục chính ra.
Sức nặng giàn giáo theo đó cũng lên tới cực đại, cộng hưởng với khối lượng công nhân đông nhất đang cố chạy theo cho kịp tiến độ đè lên nền móng vốn được coi là yếu.
Trước đó, vào trung tuần tháng 4, ông Masami Miyauchi, Giám đốc Dự án cầu Cần Thơ, gói thầu số II, gói thầu xảy ra thảm hoạ vừa qua nói: "Chúng tôi từng thi công nhiều cây cầu lớn trên thế giới, trong đó có cầu bắc qua sông Mekong ở Lào - Thái Lan, Trung Quốc. Nhưng lần này, cây cầu Cần Thơ ở hạ nguồn sông Mekong lại có những bất ngờ: nền đất ở đây so với khảo sát thiết kế ban đầu chênh lệch khá lớn nên phải khắc phục và tăng cường thiết bị vật tư để bảo đảm kết cấu".
Như đã nói, dầm 13 nối hai trụ 13 và 14. Theo thông tin từ đơn vị thi công, dầm này được đổ bêtông hai đốt cuối 11 và 12 vào sáng ngày 26/9, đoạn sát với trụ 13. Theo những người dân có nhà trên rẻo đất không được may mắn giải tỏa cách công trường không đầy 10m, chứng kiến cảnh sập dầm, lúc đầu, trụ 14 nghiêng trước, kéo toác phần dầm phía đầu trụ 13 vừa đổ rơi xuống sông làm thành một đường chéo mà từ đầu phần nổi trên mặt nước cách trụ 14 khoảng 20 m.
Sau đó, do ảnh hưởng dây chuyền, trụ 15 cũng vừa được đổ những đốt cuối ở sát trụ 14, nghiêng theo, kéo toác dầm 14 khỏi trụ 14 và rơi xuống nước, một đầu vẫn còn gá trên trụ 15 - chưa có lực chống ngược từ dầm 15 từ trụ chính, mới được đúc hẫng khỏi trụ chính một đoạn khoảng 30 m. Trụ 13 cũng bị ảnh hưởng nghiêng theo. Độ nghiêng của trụ 14 là thấy rõ nhất.
Sau đó các dầm cầu sập tiếp tục trụt dần khỏi mố trụ cầu 14 và 15 và lún sâu xuống bùn.
“Nấm mồ” bêtông mà theo tính toán khối lượng bêtông đã nặng trên mấy ngàn tấn chưa tính cốt thép, có lẽ khó có thể cất lên để đưa những người xấu số ra khỏi, trong khi các tấm bêtông không ngừng lún trụt xuống.
hinh anh:
1. Phác thảo hai nhịp 13 và 14 khi chưa sập.
2. Trụ 14 bắt đầu nghiêng và giật toác bêtông dầm ở trụ 13.
3. Trụ 13 nghiêng mạnh, đà giáo sụp.
4. Dầm 13 và 14 bắt đầu rơi xuống.
5. Dầm 13 và 14 rơi tạo ra tiếng nổ lớn.
6. ... và sụp xuống hoàn toàn.
Ghi chú