QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

    Nguyên văn bởi tal
    Phương pháp thi công an toàn nhất là phương pháp mà nhà thầu hiểu biết rõ nhất. Nhà thầu cầu Cần Thơ chọn đúc tại chổ trên giàn giáo là phương pháp phù hợp với năng lực kỹ thuật và con người của họ chứ không thể chọn MMS bởi vì vị GS gì gì đấy cho là an toàn hơn .

    Ví dụ đơn giản là bạn Tuan chuyên tính cống bằng midas với mô hình 3D, với lỵ mấy trăm tổ hợp tải. Vậy thì bạn có dám dùng một phần mềm khác tính đường hầm chỉ bẳng một cắt 2D với khoảng 10 tổ hợp tải không ?
    .

    bạn nói về phần mềm nào vậy .. nếu bạn có tôi có thể cho tôi tham khảo được không.. tôi cũng muốn cập nhập thêm thông tin các phần mềm khác để có sự so sánh
    đối chiếu và từ đó rút ra được nhận xét ....
    Thế giới phẳng
    Chiếc lexus và cây ôliu
    Chiến tranh tiền tệ
    Science is sexy
    ***GLOBE WARNING***

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

      Nguyên văn bởi tuanmidas
      chúng ta chuyển mục nào vào hòm và đóng kín lai...
      Chào các bác, em là dân xây dựng, k phải là dân giao thông nhưng qua vụ sập cầu Cần Thơ, e thấy đó là một bài học cho cả ngành xây dựng của chúng ta. Em k hiểu hết dc ý của bác tuanmidas"chuyen muc nay vao hom và đóng kín lai..." Nếu vậy thì nước ta chẳng thể nào phát triển đc. Cứ gặp chuyện khó khăn, nhạy cảm là cho vào hòm kín Phải có những ng thẳng thắn kiên quyết nhìn nhận cái sai của mình thì nền xây dựng nc nhà mới phát triển dc. Các bác có thấy rõ rằng vụ sập cầu Cần Thơ khi mới xảy ra báo chí đưa tin đình đám, nhưng đến hiện giờ mọi chuyện coi như đã kết thúc. Nhưng ng kỹ sư, ng quản lý dự án đã có những cái nhìn chính xác về sự cố chưa???

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

        Nguyên văn bởi tuonghai
        Các bác có thấy rõ rằng vụ sập cầu Cần Thơ khi mới xảy ra báo chí đưa tin đình đám, nhưng đến hiện giờ mọi chuyện coi như đã kết thúc. Nhưng ng kỹ sư, ng quản lý dự án đã có những cái nhìn chính xác về sự cố chưa???
        Người Việt ta nói nhiều nhưng nhanh quên!

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

          Chuyên sự cố CT là chuyện rất nghiêm trọng. Những người có trách nhiệm đang làm việc hết sức thận trọng và nghiêm túc, một cách khoa học, chứ không ai quên đâu. Tuy nhiên phải chờ kết luận cuối cùng của Ủy ban Nhà nước. Xin các bạn đừng sốt ruột.
          GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
          ĐT: 0913 555 194

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

            Ban CBCT thân
            Xin lỗi vì tôi chưa biết bạn, tôi học K36 nhưng ở GT nếu bạn K36 bên XD thì hẳn phải hơn tôi đến mấy khoá, là đàn anh của tôi rồi.
            Xin phép lại được bàn về mấy ý của bạn:
            _ Về tính hợp lý: Về các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế và xây dựng công trình cầu, ở đây là lựa chọn giải pháp thi công, tôi nghĩ nên có cái nhìn tổng thể hơn dựa trên sự hiểu biết và nắm vững các công nghệ thi công. Thú thật tôi bật cười khi bạn dùng từ "sùng bái", xin lỗi vì cách viết của tôi về MSS quá chi tiết chăng để bạn có thể nghĩ rằng tôi "sùng bái" cái gì đó. Tôi đồng ý với bạn trong 1 số trường hợp MSS không phát huy thế mạnh hơn so với Super T, theo cách hiểu MSS thông thường, cụ thể với trường hợp này: Nhịp 40 m, kết cấu dầm hộp chiều cao hộp 2m, vì tốn nhiều vật liệu hơn, tiến độ chậm hơn, phức tạp hơn trong thiết kế tuy nhiên nếu với yêu cầu thiết kế kết cấu nhịp 40 thi công bằng MSS tôi sẽ không chọn giải pháp dầm hộp mà thay vào đó là giải pháp dạng mặt cắt chữ Pi, như vậy cấu tạo ván khuôn sẽ đơn giản hơn, trọng lượng vật liệu dầm các khâu thao tác sẽ giảm đi rõ rệt như vậy thế mạnh S T so với MSS khi thi công các nhịp ngắn hơn không còn rõ rệt. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại ý đã nêu ở đầu về tính linh động và hợp lý khi chọn lựa giải pháp thi công trên cơ sở nắm rõ các giải pháp hiện có.
            - Overhead hay underslung ?: đây là 2 giải pháp công nghệ của MSS chỉ khác nhau là treo hệ ván khuôn (Overhead ) hay đỡ hệ ván khuôn (underslung). G/pháp underslung đơn giản hơn trong cấu tạo, có độ ổn định kết cấu cao hơn nhưng có thể gặp vấn đề khi thi công cầu trình cầu vượt đường hay vượt sông do khổ thông xe, thông thuyền hay lũ. Overhead thì ngược lại với các ý trên. Khi thi công trên cao, ko bị ảnh hưởng bởi yếu tố lũ, điều kiện thông xe thì sự lựa chọn Overhead là tối kiến.
            - Đà giáo hay đất nền ?: Là vấn đề nhạy cảm nên tôi xin được lảng tránh, chỉ có 1 ý thế này: Theo như giải thích của nhà thầu, kết cấu áp dụng cho hệ trụ tạm trong 2 nhịp xụp đổ - sơ đồ bố trí thanh, đặc trưng vật liệu, hình học của thanh, chiều cao trụ tạm - đã được sử dụng để thi công cho cột tháp với chiều cao và tải trọng tương ứng tuy nhiên là kê trên bệ trụ tháp, đây là lý do để nhà thầu bảo đã thử tải hệ đà giáo. Nhưng với kết cấu như thế này khi kê lên nền đất thì gặp vấn đề.
            - "Sùng bái" ?: Với quan điểm các nhân chủ quan, hiện tại tôi "sùng bái" công nghệ lắp ghép "segmental erection technology" hơn rất nhiều: Tiến độ thi công đặc biệt nhanh trung bình 24h 1 nhịp 40m, kỷ luc 12h cho nhịp 40 (nhà thầu VSL), thi công dễ dàng cho nhịp cong, cấu tạo hệ đà giáo đơn giản hơn, nếu áp dụng hệ thống DUL ngoài thì giảm đáng kể khối lượng vật liệu cho công trình.
            Có vài ý thảo luận như vậy rất mong nhận được ý kiến góp ý của các bạn.
            V.Duc
            Last edited by vietduc; 25-12-2007, 09:50 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Hai nhịp 13,14 cầu Cần Thơ sập như thế nào

              Xin chào hai ban CauBTCT va VietDuc, thấy hai bạn bàn luận về MSS và FSS nhiều, và cũng có các ý kkiến khác nhau của hai bạn,

              mình xin có ý kiến, dùng MSS và FSS an toàn như nhau cả, cốt lõi là dùng phương pháp thì mình cần có kiến thức để biết nó an toàn tới đậu

              theo mình MSS ít có sự cố hơn như bạn VietDuc phân tích là đúng, vì nó là kết cấu nằm bên trên không liên quan tới nền đất, nên mình có thể dễ dàng kiểm soát được qua bài toán phân tích kết cấu + thêm hệ số an toàn nữa là OK.

              còn FSS có liên quan với đất nền, nói đến đất nền thì khó kiểm soát hơn, vì địa tầng có thể thay đổi, chúng ta không khảo sát hết toàn bộ địa chất các vị trí xây dựng, vì thế trước khi thi đổ BT cần có thí nghiệm chất tải thử trụ tạm để biết nó an toàn bao nhiêu, cái này mất thời gian và tiền bạc, theo mình biết thì nhà thầu không tiến hành thử tải trụ tam, theo như bạn CauBTCT trụ tạm lún là chính xác, vì theo thông tin từ nhà thầu VSL trụ tạm lún khoẳng gần 2m.

              Ghi chú

              Working...
              X