Hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 2 hình thức nối cốt thép chủ yếu là nối hàn và nối buộc,nhược điểm chính của 2 hình thức này là cốt thép không đồng tâm chịu lực.Tôi được biết ở Trung Quốc rất thịnh hành kiểu nối thép bằng ren,tỏ ra rất có hiệu quả đặc biệt là đối với thanh có đường kính lớn!Khắc phục được nhược điểm của 2 cách nối thép thông thường! Mọi người hãy cho ý kiến và chia sẻ về cách thức mới này! Xin cảm ơn!!
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Công nghệ nối ren
Collapse
X
-
Ðề: Công nghệ nối ren
Nguyên văn bởi kientruc_dbHiện nay ở Việt Nam mới chỉ có 2 hình thức nối cốt thép chủ yếu là nối hàn và nối buộc,nhược điểm chính của 2 hình thức này là cốt thép không đồng tâm chịu lực.Tôi được biết ở Trung Quốc rất thịnh hành kiểu nối thép bằng ren,tỏ ra rất có hiệu quả đặc biệt là đối với thanh có đường kính lớn!Khắc phục được nhược điểm của 2 cách nối thép thông thường! Mọi người hãy cho ý kiến và chia sẻ về cách thức mới này! Xin cảm ơn!!
-
Ðề: Công nghệ nối ren
Công nghệ nối ren đã bắt đầu được sử dụng tại Việtnam do công ty APTES Vietnam cung cấp. Nếu cần tư vấn về ứng dụng công nghệ này bạn hãy liên hệ theo địa chỉ Ground floor 39 Nguyễn Trãi_Thanh xuân _HN. Số điện thoại 045681886 hoặc qua email ptungidtaus@gmail.com
Ghi chú
-
Ðề: Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép
Nguyên văn bởi rakleiCông nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép
1. Mở đầu
Ở Việt Nam hiện nay có hai phương pháp truyền thống và thông dụng để nối cốt thép tròn xây dựng là nối buộc (nối chồng) và nối hàn. Tuy nhiên, các phương pháp này có nhiều nhược điểm như: cốt thép làm việc không đồng tâm, mối nối cốt thép không vững chắc, dễ bị xê dịch, khi đổ bê tông gặp phải khó khăn tại những vị trí dày đặc cốt thép do nối buộc, lượng hao phí cốt thép rất lớn…
Bên cạnh các phương pháp nối cốt thép truyền thống còn có một số phương pháp nối cốt thép tiên tiến khác, đặc biệt là phương pháp nối cốt thép bằng cơ khí, trong đó, nối cốt thép bằng ống ren hiện đang được ứng dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới do công nghệ đơn giản và dễ sử dụng tại hiện trường. Nguyên lý nối cốt thép bằng ống ren là sử dụng một ống nối chuyên dụng có ren ở bên trong để nối hai thanh cốt thép đã được ren trước ở đầu. Có ba phương pháp nối cốt thép bằng ống ren như sau:
- Nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép;
- Nối cốt thép bằng ống ren có ren hình côn (đầu ren cốt thép và ren bên trong ống ren có dạng hình côn);
- Nối cốt thép bằng ống ren sử dụng ren lăn (ren trực tiếp trên đầu cốt thép và ren trong ống bằng công nghệ lăn ren).
Bài này giới thiệu công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép, dựa trên kết quả đề tài nghiên cứu công nghệ và biên soạn tiêu chuẩn “Nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép- Hướng dẫn thi công và nghiệm thu” do Trung tâm Công nghệ xây dựng - Viện KHCN Xây dựng thực hiện.
2. Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép.
Trong 3 phương pháp nối cốt thép bằng ống ren nêu trên, phương pháp nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép có độ tin cậy cao nhất do tiết diện cốt thép không bị suy giảm sau khi ren. Vì vậy nó đang được đưa vào sử dụng rộng rãi tại mọi vị trí trên kết cấu nhất là tại các vị trí có ứng suất cao. Nguyên lý của phương pháp là sử dụng thiết bị ép (chồn) to đầu cốt thép và ren để tạo ren thẳng (ren xoắn hình trụ) ở đầu cốt thép sau đó nối hai đầu của cốt thép với nhau thông qua một ống nối có ren bên trong.
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ nối cốt thép bằng phương pháp này là:
- Cốt thép làm việc đồng tâm;
- Sau khi nối, cốt thép làm việc như thanh liên tục và không bị ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bám dính của bê tông. Vì vậy mối nối chịu kéo tốt hơn so với phương pháp nối chồng;
- Khi sử dụng mối nối này tại các vị trí dầy đặc cốt thép trong kết cấu sẽ góp phần làm giảm hàm lượng thép trong tiết diện, dễ dàng thi công khi tiến hành đổ bê tông;
- Công nghệ tiên tiến có độ tin cậy cao, thích hợp với các công trình đòi hỏi chất lượng mối nối cao, cốt thép không được phép hàn;
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các công trình kết cấu có sử dụng cốt thép đường kính lớn đặc biệt là đối với các loại cốt thép có đường kính Φ ≥ 20mm. Giảm tiêu hao cốt thép từ 8 -15% khối lượng thép tròn có gờ sử dụng trên công trình.
Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren đã được quy định áp dụng trong các tiêu chuẩn như UBC 1997, ACI 318, ACI 319 (Mỹ); BS 8110 (Anh), NF A 35-020-1 (Pháp), DIN 1045 (Đức), AS 3600 (Úc), CAN 3-N287.2 Canada, BRL -0504 (Hà Lan), JG 171 (Trung Quốc), MS 146 (Malaysia),…
Nhiều công trình nổi tiếng trên thế giới đã sử dụng phương pháp này trong quá trình thi công như sân bay quốc tế Hồng Kông, tháp đôi Petronas Malaysia, sân vận động quốc gia Sydney (Úc), sân bay quốc tế San Francisco (Mỹ)…
2.1. Yêu cầu kỹ thuật của mối nối ren.
Mối nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép được phân thành hai cấp (mối nối cấp I và mối nối cấp II) dựa trên tính năng chịu kéo của biến dạng của mốinối(Bảng2.1và2.2)
Mối nối cấp I được sử dụng tại những vị trí có ứng suất cao khi mối nối cần phát huy được toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng. Mối nối cấp II sử dụng tại những vị trí có ứng suất nhỏ hơn, khi không cần huy động toàn bộ khả năng chịu lực và biến dạng của cốt thép. Khi sử dụng cơ quan thiết kế sẽ lựa chọn và chỉ định cấp của mối nối tuỳ thuộc theo vị trí nối, yêu cầu về khả năng chịu lực và biến dạng của cấu kiện, kết cấu.
2.2. Công nghệ và thiết bị sử dụng
Các bước cơ bản của công nghệ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng máy ép chuyên dụng để dập tù đầu (chồn ) cốt thép;
- Bước 2: Dùng máy ren chuyên dụng để tiện ren đầu cốt thép.
- Bước 3: Nối hai thanh cốt thép bằng ống nối có ren phù hợp.
a. Ống nối ren.
Ống nối ren sử dụng để nối cốt thép là ống tròn được sản xuất sẵn dưới dạng sản phẩm ở nhà máy, ống xuất xưởng phải đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật nêu trên và có chứng chỉ hợp chuẩn.
Ống nối ren gồm hai loại, dùng cho cốt thép nhóm CII hoặc CIII. Các thông số cơ bản của ống ren như sau:
Bảng 3. Kích thước và tính năng cơ lý của ống ren
Đường kính cốt thép(mm) Đường kính ngoài ống (mm) Chiều dài ống (mm)
Cỡ ren Trọng lượng ống (kg) Cường độ chịu kéo max(MPa) Độ dãn dài của ống (mm)
14 22 34 M16x2.0 0,06 656 0.02
16 26 40 M20x2,5 0,078 674 0,04
18 29 44 M22x2,5 0,016 687 0,04
20 32 48 M24x3.0 0,152 620 0,01
22 36 52 M27x3.0 0,21 632 0,07
25 40 60 M30x3.0 0,295 659 0,06
28 44 66 M32x3.0 0,390 644 0,08
32 50 72 M36x4.0 0,585 680 0,05
36 56 80 M39x4.0 0,865 655 0,07
40 62 90 M45x4.0 1,090 662 0.09
b. Thiết bị sử dụng:
- Máy ép để dập tù đầu (chồn) cốt thép:
Máy chạy bằng động cơ điện 3 pha để tạo áp lực khoảng 40-50Mpa cho kích ép, phía trên có gắn đồng hồ áp lực để điều chỉnh áp lực khi dập tù đầu các loại đường kính cốt thép khác nhau. Các thông số kỹ thuật cơ bản của máy như sau:
Model DC150
Đường kính cốt thép 12mm đến 40mm
Áp lực (MPa) 50
Công suất 3.0kW
Kích thước 500x240x240
Trọng lượng (kg) 750
- Máy tạo ren
Máy tạo ren cốt thép chạy bằng động cơ điện để tạo ra các loại ren khác nhau phù hợp với các loại cốt thép từ 14 đến 40mm. Năng suất của máy có thể tạo từ 300 đến 500 đầu ren trong một ca.
2.3. Thi công mối nối trên công trình:
Các bước thực hiện thi công trên công trình được tiến hành như sau:
a. Tiến hành gia công chồn đầu cốt thép bằng máy chưyên dụng;
b. Gia công tạo ren đầu cốt thép;
c. Lắp dựng mối nối cốt thép trên kết cấu công trình bằng ống ren: Mối nối được lắp ghép theo trình tự như sau:
- Dùng clê hoặc kìm chuyên dụng để vặn chặt mối nối. nên vặn sao cho hai đầu ren được chạm kích vào nhau ở vị trí chính giữa của ống ren.
- Sau khi đã xiết chặt mối nối, phải dùng clê để kiểm tra độ chặt của mối nối. Trị số môment lực vặn chặt phù hợp với quy định ghi trong bảng 4.
Bảng 4. Trị số môment vặn (xiết) nhỏ nhất khi lắp mối nối bằng ống ren.
Đường kính cốt thép (mm) ≤ 16 18 ÷ 20 22 ÷ 25 28 ÷ 32 36 ÷ 40
Mômen vặn mịn (N.m) 100 180 240 300 360
Ghi chú: Khi đường kính cốt thép khác nhau thì lấy mômen xiết tương ứng với đường kính cốt thép nhỏ hơn.
Tỷ lệ % của tổng diện tích cốt thép chịu lực được nối trên một mặt cắt phù hợp theo những quy định sau:
- Mối nối cốt thép nên bố trí ở những vị trí có ứng suất chịu kéo nhỏ trong cấu kiện, kết cấu. Khi cần thiết phải bố trí mối nối ở những vị trí có ứng suất cao thì trong một mặt cắt không được sử dụng quá 50% mối nối cấp II và không hạn chế tỷ lệ % với mối nối cấp I;
- Mối nối nên tránh bố trí ở những vùng dầy cốt đai, ở đầu dầm, đầu cột của khung có yêu cầu chống động đất. Trong trường hợp đặc biệt thì tỷ lệ mối nối sử dụng không được vượt quá 50%;
- Ở những vị trí ứng suất chịu kéo của cốt thép tương đối nhỏ hoặc cốt thép chịu nén theo chiều dọc thì không hạn chế tỷ lệ % mối nối sử dụng trong cùng một mặt cắt;
- Trong cấu kiện, kết cấu trực tiếp chịu tải trọng động, tỷ lệ % của mối nối sử dụng không được vượt quá 50%.
2.4. Kiểm soát chất lượng nối.
Mối nối được kiểm soát chất lượng theo các trình tự sau:
- Kiểm tra chất lượng ống nối khi xuất xưởng: ống nối phải co chứng chỉ xuất xưởng: ống nối phải được kiểm định chất lượng sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng các đầu ren cốt thép trên công trình bằng các dụng cụ đo chuyên dụng;
- Kiểm tra chất lượng mối nối sau khi lắp ống ren bằng dụng cụ chuyên dụng (clê lực) và lấy ≥ 03 mẫu mối nối đem đi thực hiện thío nghiệm kéo tĩnh cho từng loại cốt thép.
(Nguồn: Tạp chí KHCN Xây dựng, số 3/2007)Ngựa Non Tập Chạy
Đường Phẳng Hay Biết Mấy
Ghi chú
-
Ðề: Công nghệ nối cốt thép bằng ống ren thẳng có dập tù đầu cốt thép
Nguyên văn bởi David Giang View PostBài viết khá hay có tài liệu post nhiều anh em xem với nha
Sản phẩm hiện có ở nhật, sắp tới sẽ sản xuất tại Việt Nam."KHÔNG ĐƯỢC TRÌ HOÃN NGÀY MAI NHỮNG GÌ CÓ THỂ TRÌ HOÃN NGÀY HÔM NAY"
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú