QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

    Thời gian vừa qua,tôi rất bất ngờ trước sự xuất hiện của 2 cây cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội! phải nói là mục đích của những cây cầu là rất tốt,nhưng tôi thấy những cây cầu đó vẫn còn nhiều nhược điểm! Sau đây là ý kiến của tôi về những cây cầu này! Mời mọi người cho ý kiến!
    Thứ nhất: cầu vượt trước cổng trường giao thông!
    Ưu điểm:có thiết kế khá đẹp,thông thoáng,có thể làm chỗ ngắm cảnh được.
    Nhược điểm:Vị trí xây dựng không hợp lý!không đạt được mục đích sử dụng.
    Thứ hai:Cầu vượt gần bệnh viện Bạch Mai!
    Ưu điểm:Đạt hiệu quả sử dụng cao,an toàn,kết cấu chắc chắn!
    Nhược điểm: Quá bí bích,không thông thoáng như cầu vượt ở giao thông!
    Vì vậy tôi thấy vấn đề cần phải có sự thảo luận của những nhà chuyên môn trong việc quy hoạch , xây dựng,có lẽ phải mở cuộc thi tuyển kiến trúc để chọn phương án tối ưu thiết kế cầu vượt! Và tôi thấy còn nhiều vị trí khác cần thiết phải có cầu vượt hơn chỗ cổng trường giao thông,ví dụ ngã tư Cổ Nhuế-Phạm Văn Đồng,đường Nguyễn Văn Cừ... nên chăng vị trí xây dựng cần phải nghiên cứu kỹ không để tình trạng nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cầu vượt chỉ để trẻ con lên đó chơi đùa,người dân lên đó tập thể dục như cầu vượt trước cổng trường Giao thông! Như vậy thì quá lãng phí!!!!!!!!!!!!

  • #2
    Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

    Tôi thì không nghĩ như bác.
    Cầu vượt trị giá hàng tỷ đồng nhưng nếu như có cơ hội cứu sống một người thôi thì giá trị không thể tính bằng tiền được. Mới cách đây không lâu còn nhớ 2 giáo sư toán học cũng bị tai nạn mà qua đời khi đi ngang qua đường.
    Ở VN chỗ tập thể dục, khu vui chơi còn ít, nếu như cầu vượt là chỗ cho người lớn và trẻ con chơi đùa thì cũng góp phần nào đem lại lợi ích cho cụôc sống đấy chứ. Bác thấy đấy trẻ em, người lớn chơi đùa tập thể dục trên đường nhiều rất nguy hiểm.
    Tôi cũng thấy ở nước ngoài, không phải cầu vượt chỗ nào cũng ngay lập tức đem lại lợi ích trước mắt (đông người qua lại). Có những cái thì rất đông nhưng cũng có chỗ thi thoảng lắm mới có người qua lại. Vấn đề cơ bản là do các vị trí đó bắt buộc phải đặt cầu vượt nếu không người đi bộ băng ngang đường thì rất nguy hiểm.
    Tuy nhiên cũng đồng ý với bác, phải nên nghiên cứu kỹ những chỗ thiết yếu, kiến trúc, quy mô cầu vượt cần phải hợp lý tránh lãng phí.
    www.nhanxet.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

      Ý kiến của bạn thây rất đúng. Tuy nhiên cũng như xây dựng trụ sở cơ quan vậy. Tất cả các KTS đều biết công năng của trụ sở cơ quan NN là thế nào ....tuy nhiên khi thiết kế và xây lên thì chẳng giống ai cả. Cái thì đơn giản, cái thì bệ vệ, cái thì bắt chước thô kệch các chi tiết của nước ngoài ....Nói chung rất ít cái đẹp và thể hiện đúng chức năng. Vậy lỗi tại ai ? CĐT, KTS, Nhà thầu hay cao hơn là tư duy của tất cả chúng ta còn kém ?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

        Nguyên văn bởi kientruc_db
        Thời gian vừa qua,tôi rất bất ngờ trước sự xuất hiện của 2 cây cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội! phải nói là mục đích của những cây cầu là rất tốt,nhưng tôi thấy những cây cầu đó vẫn còn nhiều nhược điểm! Sau đây là ý kiến của tôi về những cây cầu này! Mời mọi người cho ý kiến!
        Thứ nhất: cầu vượt trước cổng trường giao thông!
        Ưu điểm:có thiết kế khá đẹp,thông thoáng,có thể làm chỗ ngắm cảnh được.
        Nhược điểm:Vị trí xây dựng không hợp lý!không đạt được mục đích sử dụng.
        Thứ hai:Cầu vượt gần bệnh viện Bạch Mai!
        Ưu điểm:Đạt hiệu quả sử dụng cao,an toàn,kết cấu chắc chắn!
        Nhược điểm: Quá bí bích,không thông thoáng như cầu vượt ở giao thông!
        Vì vậy tôi thấy vấn đề cần phải có sự thảo luận của những nhà chuyên môn trong việc quy hoạch , xây dựng,có lẽ phải mở cuộc thi tuyển kiến trúc để chọn phương án tối ưu thiết kế cầu vượt! Và tôi thấy còn nhiều vị trí khác cần thiết phải có cầu vượt hơn chỗ cổng trường giao thông,ví dụ ngã tư Cổ Nhuế-Phạm Văn Đồng,đường Nguyễn Văn Cừ... nên chăng vị trí xây dựng cần phải nghiên cứu kỹ không để tình trạng nhà nước đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng cầu vượt chỉ để trẻ con lên đó chơi đùa,người dân lên đó tập thể dục như cầu vượt trước cổng trường Giao thông! Như vậy thì quá lãng phí!!!!!!!!!!!!
        Mạn phép bác chứ. Tôi thấy cả 2 cái này thiết kế đều có lý của người ta cả đấy chứ.

        1. Cầu vượt cổng trường ĐH GTVT được thiết kế rất đẹp. Ngoài việc phục vụ bến xe bus tại đó nó còn có mục đích ngăn cản ý đồ thi triển khinh công của các cao thủ sinh viên trong trường khi muốn di chuyển từ trên kè xuống dưới kè. Thiết kế thông thoáng, các cao thủ sẽ có nhiều cảm hứng thi triển "lăng ba vi bộ" thay vì di chuyển theo phương thẳng đứng để sang bờ bên kia.

        2. Cầu vượt cổng bệnh viện Bạch Mai được thiết kế theo phong cách "dịch tễ học" để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng (cổng bệnh viện mà). Vì vậy nó có dạng kín cổng cao tường, mọi ý đồ gây mất vệ sinh trên cầu dù vô ý, hữu ý hay bất khả kháng đều không ảnh hưởng đến người tham gia giao thông phía dưới.

        Nói tóm lại là tôi thấy bước khởi đầu thí điểm như thế là hợp lý rồi. Không có gì đáng phàn nàn chỉ có điều không biết cái cầu ở chỗ trường Giao Thông có vi phạm quy hoạch mạng đường sắt trên cao hay không thôi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

          Em cũng chứng kiến sự ra đời của 2 chiếc cầu vượt đầu tiên của Thủ đô qua báo chí 1-2 năm vừa rồi, như là sự xuất hiện của Khoán 10 cách đấy hơn 20 năm vậy ! Có một vài nhận xét nho nhỏ, nếu bác nào tham gia thiết kế mấy cầu trên thì đại xá cho.

          1. Về lợi ích: quá tốt, quá hợp lý, và không có gì lãng phí cả.
          Về mặt quy mô, đó là sự xuất hiện của quan điểm "giao thông là công bằng cho mọi người" rất đúng đắn và nên được nhân rộng.

          2. Về thời gian xuất hiện 2 cầu vượt trên: quá muộn.
          Đang lẽ phải xuất hiện đồng thời, hoặc ngay sau khi mở rộng/ nâng cấp tuyến đường Giải Phóng và (?, em quên mất tên, đi qua ĐH GTVT). Vì là đường trục đô thi nên cứ mở rộng ra là lưu lượng giao thông tăng cùng, còn lượng người cần đi cắt qua thi lâu nay vẫn rất lớn từ các cơ quan, công sở... 2 bên đường rôi.

          3. Về dạng kết cấu và kiến trúc:
          Vi đây là công trình mà luôn đập vào mắt mọi người đi qua, nên phương án kiến trúc phải ưu tiên hơn.

          a. Về cầu vượt cổng BV Bạch Mai, thỉ rất may cuối năm ngoái (2007) về quê em nhìn thấy, có dừng xe lai ngắm nghía xung quanh, mấy bác đứng quanh tưởng là định ăn cắp bulong , thi em thấy:
          - là kết câu dàn thép sử dùng cánh dưới, cột đỡ cũng là cột rỗng liên kết thép ống tròn.
          - Chiều cao cầu hơi thấp, không rõ căn cứ vào đâu, hay chỉ căn cứ vào nóc xe + khoảng an toàn ?
          - Về kiến trúc, cả dàn thép - cột rỗng để lộ như vậy là hơi xấu, trông rất rườm rà, nhất là các thanh xiên ở dàn ngang. Thông thường, mặt ngoài công trình thường là dạng mảng, hoăc bọc thành mảng, nếu để điểm hoặc đường bao giờ cũng xấu.
          - Phương án cải tạo khá đơn giản: cột thì bọc ngoài bằng các tâm vật liệu (nhôm, nhựa) màu sáng, có thể tận dụng làm biên quảng cáo, hoặc là vẽ ảnh các hoa hậu, diễn viên đề người chờ đèn đỏ chiêm ngưỡng. Cách bọc tấm vật liệu bên ngoài này em thấy nhiều nơi họ làm rồi.
          Riêng dàn ngang thi hơi khó, vì cần phải lấy anh sáng cho người đi qua. Có thể bọc như trên, rồi để các cửa sổ như là chuồng chim Kim Liên-Trung Tự vậy.

          b. Về cầu vượt ở ĐH GTVT, thi em chưa xem được, nên cũng chưa có ý gì. Nếu bác Toản có thêm hình rõ hơn thì post lên với, vì mấy hình nay, sao cầu vượt lại có vẻ thấp quá và nằm 1 bên đường vây ?

          4. Nhìn chung về dạng kết cấu:
          - Em thấy hầu hết các cầu vượt em gặp đều dùng dầm BTCT DUL, ít dùng thép lắm.
          - Một số cầu có nhịp khá lớn, thì họ dùng dàn cánh cung có thanh thép ống đường kính lớn (để đủ ổn định, không cần thanh xiên)
          - Với khẩu độ như ở Công BV Bạch Mai thì em nghĩ là dùng dầm BTCT DUL là hợp lý hơn cả về kinh tế lần kiến trúc.

          Các bác cứ góp ý tiếp ạ.
          Last edited by Nguyendv; 06-01-2008, 04:30 AM.
          Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
          Dept. of Civil and Environmental System Engg,
          Konkuk University, Seoul, South Korea

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

            Hình ảnh một con cầu vượt cho người đi bộ bên Hàn. Các anh tham khảo coi thế nào. Em thấy phần lớn các cầu vượt cho người đi bộ qua đường bên Hàn đều sử dụng kết cấu thép.

            Chén rượu cay một đời ta uống mãi.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

              các vị nói điều dung cả cầu vượt dược tạo ra để làm giảm tai nạn giao thông nhưng có bác nói rằng cầu vượt đặt không dúng chổ điều này tôi cho là đúng bởi theo tôi cái gọi là quy hoặt đô thị đó là chưa tốt có những nơi mà họ cho xây cất tùm lum hết nhìn vô làm mất đi vẻ hoằi hòa của không gian nhìn mà muốn nhàm chán tôi có nghe thông tin rằng bộ xây dựng đòi sang bẳng hồ gươm để xây cái quy gì đó họ biên minh là không muốn làm hoang phi quy đất thì tôi thanh rằng trời ơi gương mặt của thủ đô là hồ gươm mà họ dám bỏ luôn mặt mình thì tôi thấy cái này không ổn rồi không biết máy ông trên đó nghỉ dì mà có ý định như vậy nếu như mà sang bằng hồ gươm thì còn gì diu chi lich sử nữa

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                Nguyên văn bởi phucduongdinh
                Hình ảnh một con cầu vượt cho người đi bộ bên Hàn. Các anh tham khảo coi thế nào. Em thấy phần lớn các cầu vượt cho người đi bộ qua đường bên Hàn đều sử dụng kết cấu thép.

                Bên cầu đường zdui thiệt biết vậy ngày trước mình đăng ký cầu đường học dể thiết kế cầu vượt nối ''Nha Trang với Đảo Hoàng sa "
                Click image for larger version

Name:	democau.jpg
Views:	2
Size:	18.9 KB
ID:	152460
                Chúc Các Bạn Cầu Dường Thành Công !!
                Ngựa Non Tập Chạy
                Đường Phẳng Hay Biết Mấy

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                  Tôi thấy ý kiến của các bác là rất đúng! nhưng tôi thấy ý kiến của bác nào nói treo ảnh mấy em xinh ở chỗ cầu vượt tôi thấy không ổn lắm! Người lái xe sẽ rất dễ mất tập trung và có thể bị tai nạn! hi!
                  À tôi thấy cầu vượt ngã tư sở cũng có mấy vấn đề! Các bác thử cho ý kiến! tôi thấy hầm dành cho người đi bộ và xe đạp lát gạch rất trơn nên đi sẽ rất khó khăn,có thể ngã nhất là người già!hơn nữa lại không có đường cho người tàn tật! Vậy phải bắt họ đi lại phía trên à?Thật hết chỗ nói! Nhìn đâu cũng thấy sai phạm!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                    theo ý kiến của tôi thì hai công trình cầu vượt giành cho người đi bộ ở Hà Nội đều chưa đạt được tính thẩm mỹ cao. Thủ đô của chúng ta rất cần có những công trình cầu vượt để đảm bảo an toàn cho người đi bộ. Đồng thời phải đảm bảo tính mỹ lệ của nó, xứng tầm thủ đô của một nước. Vì vậy những cuộc thi về thiết kế kỹ thuật và mỹ thuật cho cầu vượt cho người đi bộ là cần thiết.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                      Xin mạn phép cho em nói thật cảm nghĩ của mình. Xấu .... Nhìn đâu cũng tròn tròn một cục. Đúng là dân xây dựng đi làm cầu có khác, sorry nhiều. Ưu điểm có lẽ duy nhất của cái món thép tròn này là thi công nhanh, cứ cắt trước rồi ra ngoài hàn hàn bụp bụp là ngon lành. Thiết nghĩ công trình trong thành phố nên ưu tiên kết cấu dây treo cho nó có chút mỹ thuật. Ngoài ra đúng là phải kể đến công năng, làm ra mà vô dụng thì đúng và vớ vẩn, phần cũng vì thói quen của dân tình nhưng tôi nghĩ đó cũng là tương lai gần.
                      Chợt nhớ ra công trình trong thành phố thì phải để GS. Nguyễn Viết Trung có ý kiến, mong thầy chỉ bảo cho lũ hậu bối chúng em thêm...hihi!

                      Ps: Bác nào đi dọc đường 5 mới thấy cầu vượt ngang đường cao tốc.... Có thiếu đâu...nhưng vẫn đầy người băng qua đường vô tư khiến quốc lộ 5 nổi tiếng một thời...tử lộ...đáng tiếc nhể! Làm sao đây?????

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                        em là sinh viên của trường GT,em thấy cầu giành cho người đi bộ là rất cần thiết,bác thấy đấy nếu đi qua đường thì thật là sợ,em thấy ở Hn cần xây thật nhiều nhiều,em đồng ý ở điểm mĩ quan với bác thôi,em nghĩ mình còn nghèo thì phải từ từ mới xây cầu đẹp được,trước mắt cứ phục vụ mọi người trước đã,mai mốt tính sau

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                          Mai mốt rồi lại phá đi xây cái khác sao....Đẹp không phải lúc nào cũng quá đắt lên đâu bạn à. Xây cái xấu xấu, chục năm nữa muốn làm cái đẹp lại dỡ ra, làm cái khác, lại quây quây lại tắc nghẽn giao thông...
                          Với lại làm cái gì cũng nên đồng bộ. Đây cũng là thủ đô một nước phải không nào. Tôi cũng nghèo, càng nghèo càng phải làm cho ra làm, để sau này con cháu đỡ phải lăn tăn vì ...^|^

                          Oài, dân giao thông mà ngồi chỉ biết bình phẩm xấu đẹp thì cũng không ổn. Nhưng thực sự nó là cái đập vào mắt. Tôi cũng mừng vì các công trình được quyết khá gọn, đó cũng là một ưu điểm. Tôi mạn phép dự kiến riêng Hà Nội cũng cần trên dưới chục cây cầu nữa (số liệu không đáng tin). Vậy tại sao chúng ta không chủ động một số phương án kết cấu cũng như ngân sách cho việc này. Cần tôn trọng Hà Nội cũng như những người yêu Hà Nội, tôi thấy dân kiến trúc, sử học, các nhà bảo tồn di tích...nhắc đến các công trình này là lắc đầu ghê lắm lắm. Những công trình to lớn, hoành tráng vượt sông Hồng thì vốn đầu tư lớn, cái ta đầu tư được (Vĩnh Tuy), cái ta vay ODA (Thanh Trì) thì là một nhẽ, nhưng những cái nho nhỏ như vậy hoàn toàn tôi nghĩ chúng ta có thể chủ động về vốn. Hà Nội vốn nổi tiếng bởi những con phố cổ nhỏ, Tháp rùa nhỏ, Đền Ngọc Sơn nho nhỏ, Văn Miếu Quốc Tử Giám nhỏ... (nhất là đứng bên cạnh bác TQ), thì...mấy cái cầu đi bộ nho nhỏ...hoàn toàn có thể là vẻ đẹp riêng của thủ đô.

                          Một vấn đề đau đầu khác nữa là ....đặt nó ở đâu...?
                          Có thể các bạn bức xúc với một nút giao thông nào đó hay tắc, hoặc nghĩ rằng cần bố trí cầu vượt cho người đi bộ bởi lưu lượng lớn. Nhưng..vấn đề là, bố trí tại đó có phù hợp với qui hoạch chung của thành phố hay không....Riêng đối với các dự án cải tạo nút giao thông, tôi cho rằng chúng ta đã rất quan tâm đến việc bố trí hầm chui cho người đi bộ. Thế nhưng, ở đây xin mạn phép nêu ra một ý kiến liên quan đến những toà nhà cao tầng, tương lai là văn phòng cho thuê, siêu thị, trung tâm giải trí. Tôi cho rằng việc thiết kế, xây dựng những toà nhà như vậy cũng cần tính đến sự tập trung lưu lượng nơi đây, nhất là vào giờ cao điểm. Bài toán này không chỉ đơn thuần là cầu cho người đi bộ mà tổ chức giao thông cục bộ. Nói đơn cử toà nhà ở đầu Thái Hà, Chùa Bộc, nơi đây còn có thêm 2 trường đại học là Công Đoàn và Thuỷ Lợi. Hiện tại nút này đã có vấn đề ùn tắc kéo dài, đèn đỏ giao thông cả 100s. Dự đoán, khi đưa vào khai thác toà nhà trên, hiện tượng ùn tắc sẽ tăng lên đáng kể....

                          P/siễn đàn mở, mong quí vị thẳng thắn trao đổi! Xin cảm ơn!
                          Last edited by ngayxuan; 03-03-2008, 10:07 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                            Em vừa thiết kế xong 1 cái cầu đi bộ băng qua đường quốc gia của Nga,theo em thấy thì mọi người tập trung vào vấn đề kiến trúc là hơi sớm.Vì để thiết kế được trước hết là phải xử lí được cái đống yêu cầu của mấy anh đặt hàng đã.Có 1 số vấn đề xử lí trước hết là địa hình quanh khu vực sẽ đặt cầu,đặc điểm dân sinh,các công trình quanh khu vực này nữa.Phần khó nhất của phần thiết kế có lẽ là làm sao để đặt cầu thang lên xuống cho phù hợp.Em xin giải thích luôn là hầu như cầu đi bộ xây gần trường học,bệnh viện và các khu đi lại sầm uất,nhưng mà nhiều cây cầu xây lại thiếu đường ray cho xe đạp,patin,va đặc biệt là cho người tàn tật đi xe lăn.Ở các nước phát triển người ta chịu khó đi qua cầu hay hầm qua đường là bình thường,còn vn mình dân ta chưa có thói quen ấy,cứ phi qua đường cho nhanh .Nhưng mà sau này không thế mãi được.Em thấy cái đường ray ấy nó quan trọng lắm.Học sinh dắt xe đạp lên xuống,đi patin,các cụ già và người tàn tật đều không thể lên xuống dễ dàng.Khi thiết kế cầu thang thường độ dốc của nó là 1/2,5 trở đi còn đường ray cho xe đạp và xe đẩy phải là 1/10.Với 1 chiếc cầu cao 8m thì để xuống tới đất cần 100m đường ray.Lớn gấp 3-4 lần chiều dài của 1 chiếc cầu thang bình thường.Còn 1 số nơi làm ẩu thì người ta đặt thẳng đường ray vào cầu thang bình thường,như thế là ác ghê lắm mà vô trách nhiệm ghê lắm
                            Nói chung là để có 1 cây cầu đáng tiền thì không đơn giản,cầu qua đường có những khó khăn riêng của nó,còn về vấn đề đẹp thì sợ hơi khó trong điều kiện hiện nay:dây điện chằng chịt,thiếu cây xanh,vv .Hy vọng cơ quan quản lí sớm giải quyết để xây nhiều cầu qua đường hơn nữa thôi

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Các bác cho ý kiến về Cầu vượt cho người đi bộ ở Hà Nội!??

                              Rất may đầu tháng nay sau dịp về quê, tôi được chiêm ngưỡng cầu vượt trước công ĐHGTVT. Cầu khá đẹp, kết cấu và vị trí cũng hợp lý đấy. Tuy nhiên tôi vẫn thấy nhiều SV băng qua đường mà không dùng cầu (chắc có nhiều bác trong forum này ).

                              lat:
                              Em vừa thiết kế xong 1 cái cầu đi bộ băng qua đường quốc gia của Nga,theo em thấy thì mọi người tập trung vào vấn đề kiến trúc là hơi sớm.Vì để thiết kế được trước hết là phải xử lí được cái đống yêu cầu của mấy anh đặt hàng đã..... Nói chung là để có 1 cây cầu đáng tiền thì không đơn giản,cầu qua đường có những khó khăn riêng của nó, còn về vấn đề đẹp thì sợ hơi khó trong điều kiện hiện nay:dây điện chằng chịt,thiếu cây xanh,vv .Hy vọng cơ quan quản lí sớm giải quyết để xây nhiều cầu qua đường hơn nữa thôi
                              Có lẽ là mọi người đang phân tích nhiều khía cạnh (kiến trúc, công năng, vị trí, kết cấu...) đó bạn lat ạ, nhưng kiến trúc thì đập vào mắt người ta (người sử dụng lẫn người không sử dụng) nên cũng rất cần xét đến. Mặt khác, tuổi thọ các cầu nói chung khá lớn, ít nhât cũng 50 năm vì thế nên dự đoán và xét tất cả các yếu tố có thể xảy ra với sự phát triển của đất nước nói chung và con đường nói riêng (để không phải đập đi xây lại). Tôi cũng đã đi qua một số nước, thì thấy các cầu vượt họ làm đẹp lắm (như là 1 công trình kiến trúc điển hình của đường phố), tất nhiên là công năng thì tốt rồi. Hơn nữa, tôi thấy, việc nâng cao giá trị kiến trúc hoàn toàn không quá tốn kém, điều quan tâm là họ (các nước) lựa chọn giải pháp và bố trí kết cấu hợp lý mà thôi.
                              Last edited by Nguyendv; 28-04-2008, 07:14 PM.
                              Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
                              Dept. of Civil and Environmental System Engg,
                              Konkuk University, Seoul, South Korea

                              Ghi chú

                              Working...
                              X