QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thí nghiệm nén ba trục

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thí nghiệm nén ba trục

    Em có một câu hỏi nhỏ thôi nhưng em đọc hoằi không hiểu.
    Tại sao trong thí nghiêm nén ba trục Không cố kết ,không thoát nước (U-U:unconsolidated,undrainded) thì góc Phi=o ?????

    Và khi nào dùng đường chống cắt s=xichma.tg(phi) + c,và khi nào dùng đường s' = (xichma)'tg(phi)' + c'

    Mấy anh giải thích giúp em???????

    huynhthanhcanhls@gmail.com
    The eagles commonly fly alone!!!

  • #2
    Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

    trong thí nghiệm nén ba trục chỉ có góc nội ma sát,làm gì có góc ma sát trượt
    The eagles commonly fly alone!!!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

      Nguyên văn bởi huynhthanhcanhls
      Em có một câu hỏi nhỏ thôi nhưng em đọc hoằi không hiểu.
      Tại sao trong thí nghiêm nén ba trục Không cố kết ,không thoát nước (U-U:unconsolidated,undrainded) thì góc Phi=o ?????

      Và khi nào dùng đường chống cắt s=xichma.tg(phi) + c,và khi nào dùng đường s' = (xichma)'tg(phi)' + c'

      Mấy anh giải thích giúp em???????

      huynhthanhcanhls@gmail.com
      Thí nghiệm U-U có 2 điều kiện là nhanh và không cho nước lỗ rỗng thoát ra ngoài. Khi cho áp lực buồng khác nhau thì ứng suất hữu hiệu vẫn giữ nguyên vĩ phần ứng suất tăng thêm cân bằng với áp lực nước lỗ rỗng (áp lực nước lỗ rống dư tăng lên). Vì vậy biểu thức: sigma'*tan(phi)+c=cu (vì sigma' không đổi, phi không đổi, c không đổi nên cu không đổi). Nếu lấy cu là cường độ chống cắt không thoát nước của đât thì (phi) tương ứng với nó bằng 0.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

        Nguyên văn bởi hien nghiem
        Thí nghiệm U-U có 2 điều kiện là nhanh và không cho nước lỗ rỗng thoát ra ngoài. Khi cho áp lực buồng khác nhau thì ứng suất hữu hiệu vẫn giữ nguyên vĩ phần ứng suất tăng thêm cân bằng với áp lực nước lỗ rỗng (áp lực nước lỗ rống dư tăng lên). Vì vậy biểu thức: sigma'*tan(phi)+c=cu (vì sigma' không đổi, phi không đổi, c không đổi nên cu không đổi). Nếu lấy cu là cường độ chống cắt không thoát nước của đât thì (phi) tương ứng với nó bằng 0.
        em thấy là trong thí nghiệm u u thì ứng suất thay đổi,lúc dầu ta tăng đều áp lực buông nén dến sigma3 , sau đó cho áp ứng suất lệch ,delta(xích ma) đến lúc mẫu bị trượt.

        σ3'= σ3-u0 (áp lực buồng nén σ3)

        khi có áp ứng suất lệch σ1 - σ3 = delta(σ) đến một giá trị nào đó thì mẫu bị trượt.gọi ứng suất lệch của mẫu khi trượt là delta(σ) thì:

        delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)
        từ đó suy ra với một ứng suất hữu hiệu σ3' thì chỉ có duy nhất một vòng tròn morh ứng suất hữu hiệu tiếp xúc với đường bao chống cắt.
        vòng tròn có đường kính là: delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)

        Bây giờ em sẽ chứng minh rằng nếu ta thay đổi áp lực buồng nén thì σ3' vẫn không đổi.
        giả sử ta tăng áp lực buồng nén lên đến
        σ3(2) = σ3 +delta(σ3)
        khi đó σ3'(2) = σ3(2) - u(2) = (σ3 +delta(σ3)) - u(2) =(σ3' +u0) +delta(σ3) - u(2) = σ3' + (delta(σ3) - (u(2) -uo))

        Do trường hợp đất thật sự bão hòa (B =1) ,thì
        delta(σ3) =delta(u) = u(2) -uo

        từ đó suy ra σ3'(2)=σ3'

        Vậy ứng suất hữu hiệu độc lập với áp lực buồng nén. Vậy chỉ có một vòng tròn mohr nên phi =0.

        Xin mấy huynh cho ý kiến nha!!!!!!
        The eagles commonly fly alone!!!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

          Nguyên văn bởi huynhthanhcanhls
          em thấy là trong thí nghiệm u u thì ứng suất thay đổi,lúc dầu ta tăng đều áp lực buông nén dến sigma3 , sau đó cho áp ứng suất lệch ,delta(xích ma) đến lúc mẫu bị trượt.

          σ3'= σ3-u0 (áp lực buồng nén σ3)

          khi có áp ứng suất lệch σ1 - σ3 = delta(σ) đến một giá trị nào đó thì mẫu bị trượt.gọi ứng suất lệch của mẫu khi trượt là delta(σ) thì:

          delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)
          từ đó suy ra với một ứng suất hữu hiệu σ3' thì chỉ có duy nhất một vòng tròn morh ứng suất hữu hiệu tiếp xúc với đường bao chống cắt.
          vòng tròn có đường kính là: delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)

          Bây giờ em sẽ chứng minh rằng nếu ta thay đổi áp lực buồng nén thì σ3' vẫn không đổi.
          giả sử ta tăng áp lực buồng nén lên đến
          σ3(2) = σ3 +delta(σ3)
          khi đó σ3'(2) = σ3(2) - u(2) = (σ3 +delta(σ3)) - u(2) =(σ3' +u0) +delta(σ3) - u(2) = σ3' + (delta(σ3) - (u(2) -uo))

          Do trường hợp đất thật sự bão hòa (B =1) ,thì
          delta(σ3) =delta(u) = u(2) -uo

          từ đó suy ra σ3'(2)=σ3'

          Vậy ứng suất hữu hiệu độc lập với áp lực buồng nén. Vậy chỉ có một vòng tròn mohr nên phi =0.

          Xin mấy huynh cho ý kiến nha!!!!!!
          Chính xác -> delta(σ3) =delta(u) = u(2) -uo!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

            thanks may huynh nha!!!
            thế là em thông suốt rồi!!!
            The eagles commonly fly alone!!!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

              Nguyên văn bởi huynhthanhcanhls
              em thấy là trong thí nghiệm u u thì ứng suất thay đổi,lúc dầu ta tăng đều áp lực buông nén dến sigma3 , sau đó cho áp ứng suất lệch ,delta(xích ma) đến lúc mẫu bị trượt.

              σ3'= σ3-u0 (áp lực buồng nén σ3)

              khi có áp ứng suất lệch σ1 - σ3 = delta(σ) đến một giá trị nào đó thì mẫu bị trượt.gọi ứng suất lệch của mẫu khi trượt là delta(σ) thì:

              delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)
              từ đó suy ra với một ứng suất hữu hiệu σ3' thì chỉ có duy nhất một vòng tròn morh ứng suất hữu hiệu tiếp xúc với đường bao chống cắt.
              vòng tròn có đường kính là: delta(σ')=(σ1' - σ3') = delta(σ)

              Bây giờ em sẽ chứng minh rằng nếu ta thay đổi áp lực buồng nén thì σ3' vẫn không đổi.
              giả sử ta tăng áp lực buồng nén lên đến
              σ3(2) = σ3 +delta(σ3)
              khi đó σ3'(2) = σ3(2) - u(2) = (σ3 +delta(σ3)) - u(2) =(σ3' +u0) +delta(σ3) - u(2) = σ3' + (delta(σ3) - (u(2) -uo))

              Do trường hợp đất thật sự bão hòa (B =1) ,thì
              delta(σ3) =delta(u) = u(2) -uo

              từ đó suy ra σ3'(2)=σ3'

              Vậy ứng suất hữu hiệu độc lập với áp lực buồng nén. Vậy chỉ có một vòng tròn mohr nên phi =0.

              Xin mấy huynh cho ý kiến nha!!!!!!

              Khi cắt theo sơ đồ UU tiến hành ở ba cấp áp lực khác nhau, phi chi xấp xỉ bằng 0 chứ không hẳn bằng 0. Đối với các đất soft thì kết quả thí nghiệm không có phi thì được, còn đối với các đất cứng thì khi kết quả thí nghiệm ko có phi thì không chấp nhận được

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

                Nguyên văn bởi nguyenthinu168
                Khi cắt theo sơ đồ UU tiến hành ở ba cấp áp lực khác nhau, phi chi xấp xỉ bằng 0 chứ không hẳn bằng 0. Đối với các đất soft thì kết quả thí nghiệm không có phi thì được, còn đối với các đất cứng thì khi kết quả thí nghiệm ko có phi thì không chấp nhận được
                Nếu bác làm UU test cho đất cứng mà ra phi khác 0 rõ rệt thì về mặt lý thuyết nó không còn là UU test nữa vì các điều kiện thí nghiệm UU không đảm bảo như đất không bão hòa, thoát nước hoặc tốc độ thí nghiệm chậm. Lúc đó nó là CU hoặc CD rồi.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

                  Nguyên văn bởi hien nghiem
                  Nếu bác làm UU test cho đất cứng mà ra phi khác 0 rõ rệt thì về mặt lý thuyết nó không còn là UU test nữa vì các điều kiện thí nghiệm UU không đảm bảo như đất không bão hòa, thoát nước hoặc tốc độ thí nghiệm chậm. Lúc đó nó là CU hoặc CD rồi.
                  Hoàn toàn đồng ý với bác về mặt lý thuyết.
                  Nhưng thực tế kết quả thí nghiệm vẫn cho ra phi u khác 0. Rất kết quả thí nghiệm, cho hết đất dẻo cứng, cứng... Đều cho phi=0. Đấy là điều hoàn toàn không có thực.
                  Điều kiện thí nghiệm: thoát nước hay tốc độ thí nghiệm hoàn toàn kiểm soát được. Còn sơ đồ CU và CD thì khác hẳn, vì lúc đó đất đã cố kết hoàn toàn sau đó mởi tiến hành cắt nhanh hoặc cắt chậm.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thí nghiệm nén ba trục

                    Tất cả lý luận trên chỉ đúng khi đất sét bão hòa nước hoàn toàn . Lúc này phi mới bằng 0. Nếu bão hòa kém trước khi thí nghiệm thì phi khác 0.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X