QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tuyển Giảng viên đại học

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tuyển Giảng viên đại học

    Bộ môn Địa chất công trình, trường Đại học Mỏ -Địa chất đang cần tuyển giảng viên.
    Yêu cầu:
    Tốt nghiệp chuyên ngành: Địa chất công trình -Địa kỹ thuật bằng khá trở lên (ưu tiên các ứng viên học đại học, Thạc sỹ và Tiến sỹ ở nước ngoài).
    Ngoại ngữ: sử dụng thành thạo tiếng Anh (ưu tiên có các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế TOEFL, IELTS, TOEIC...).
    Liên hệ:
    Bộ môn Địa chất công trình, khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ- Địa chất, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
    Phòng P403 nhà C12.
    Tel: 04 8383100.
    Emai: dccongtrinh@humg.edu.vn

    Mời các bạn ghé thăm giới thiệu Bô môn Địa chất công trình.
    http://www.humg.edu.vn/diachat/index...132&Itemid=173

    Mỗi năm Bộ môn đào tạo gần 200 kỹ sư Địa chất công trình - Địa kỹ thuật. Hiện nay Bộ môn đang rất cần những người có chuyên môn và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy.
    Sắp có đợt thi tuyển công chức của trường. Hy vọng ứng cử viên nào yêu nghề GV sẽ thi tuyển.
    Last edited by nguyenthinu168; 01-03-2008, 09:03 PM.

  • #2
    Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

    Tiêu chuẩn GV như vậy là rất hợp lý, TN loại khá và T.A thành thạo. Tuy nhiên, nếu hội tụ đủ 2 đk trên thì lại rất dễ tìm việc ở cty với mức lương cao 3,4 lần lương GV, nhất là GV mới. Vì vậy phù hợp với nghề này có lẽ chỉ a e nào có điều kiện gia đình tốt, không phải lo về kinh tế, đồng thời lại hứng thú với nghề hít bụi trên bục giảng và nghiên cứu khoa học. Dù sao thì cũng chúc bộ môn sớm có thêm nhiều nhân tài.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

      Nguyên văn bởi 3dnow
      Tiêu chuẩn GV như vậy là rất hợp lý, TN loại khá và T.A thành thạo. Tuy nhiên, nếu hội tụ đủ 2 đk trên thì lại rất dễ tìm việc ở cty với mức lương cao 3,4 lần lương GV, nhất là GV mới. Vì vậy phù hợp với nghề này có lẽ chỉ a e nào có điều kiện gia đình tốt, không phải lo về kinh tế, đồng thời lại hứng thú với nghề hít bụi trên bục giảng và nghiên cứu khoa học. Dù sao thì cũng chúc bộ môn sớm có thêm nhiều nhân tài.

      Tuyển người thành thạo tiếng anh để nắm được cơ hội học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Hiện nay, có rất nhiều loại học bổng khác nhau để đi. Bộ môn, trong cán bộ trẻ cũng đã có ít nhất 3 master được đào tạo ở nước ngoài, 1 đang NCS ở Đức. Sắp tới cũng sẽ có 1 hoặc 2 đi NCS ở các nước khác.
      Hy vọng sẽ có những bạn trẻ hứng thú với nghề này.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

        Nguyên văn bởi nguyenthinu168
        Tuyển người thành thạo tiếng anh để nắm được cơ hội học tập và nghiên cứu ở nước ngoài. Hiện nay, có rất nhiều loại học bổng khác nhau để đi. Bộ môn, trong cán bộ trẻ cũng đã có ít nhất 3 master được đào tạo ở nước ngoài, 1 đang NCS ở Đức. Sắp tới cũng sẽ có 1 hoặc 2 đi NCS ở các nước khác.
        Hy vọng sẽ có những bạn trẻ hứng thú với nghề này.
        Tức là nếu ai đã được đào tạo bài bản ở nước ngoài thì bộ môn bạn cũng không nhắm đến các bạn này phải không ạ. . Đùa cho vui thôi chứ lương làm ngoài chắc cũng phải gấp 8-10 lần lương giảng viên đại học.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

          Nguyên văn bởi Toyoura
          Tức là nếu ai đã được đào tạo bài bản ở nước ngoài thì bộ môn bạn cũng không nhắm đến các bạn này phải không ạ. . Đùa cho vui thôi chứ lương làm ngoài chắc cũng phải gấp 8-10 lần lương giảng viên đại học.
          Được những ai đã đào tạo bài bản ở nước ngoài thì còn gì bằng.
          Quan trọng họ có chấp nhận hay không theo cơ chế hiện nay. GV ngoài công tác giảng dạy còn cần phải NCKH và hợp tác với các cơ quan ngoài NC phục vụ sản xuất.
          Last edited by nguyenthinu168; 18-04-2009, 12:58 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

            Nguyên văn bởi nguyenthinu168
            GV ngoài công tác giảng dạy còn cần phải NCKH và hợp tác với các cơ quan ngoài NC phục vụ sản xuất.
            Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, lương giảng viên đại học chí ít cũng phải gấp 2-5 lần lương làm ngoài; tức là người giảng viên mẫu mực (ThS,TS,PGS,GS) trong 1 năm phải làm được các công việc tối thiểu dưới đây:
            - được đăng 1 bài báo khoa học trên các tạp chí có phản biện (chưa hẳn là leading journal)
            - kiếm được 1 đề tài nckh cấp cơ sở
            - dạy đủ 340-360 tiết (thực tế hiện nay rất nhiều gv phải chiến 400-500 tiết) tức là rất nhiều ngày dạy 9t/ngày từ 7h00 sáng liên tục đến 3h30 chiều (nghỉ trưa 10 phút), 5 ngày/tuần.
            - dạy các thể loại tại chức, ngắn hạn, chuyên tu, liên thông v.v..
            - chấm khoảng mấy trăm cái đồ án môn học, bài kiểm tra các kiểu
            - làm 4-5 công trình sản xuất, thời gian làm mỗi công trình kéo dài từ 1-3 tháng đến hàng năm.
            - hướng dẫn mấy chú ncs/cao học, sinh viên nckh
            - tham gia phản biện kh mấy cái hội đồng v.v..
            - hướng dẫn mấy đứa con đạt học sinh giỏi.

            bạn thấy kiệt sức chưa???????????????
            Last edited by Toyoura; 18-04-2009, 10:45 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

              Nguyên văn bởi Toyoura
              Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, lương giảng viên đại học chí ít cũng phải gấp 2-5 lần lương làm ngoài; tức là người giảng viên mẫu mực (ThS,TS,PGS,GS) trong 1 năm phải làm được các công việc tối thiểu dưới đây:
              - được đăng 1 bài báo khoa học trên các tạp chí có phản biện (chưa hẳn là leading journal)
              - kiếm được 1 đề tài nckh cấp cơ sở
              - dạy đủ 340-360 tiết (thực tế hiện nay rất nhiều gv phải chiến 400-500 tiết) tức là rất nhiều ngày dạy 9t/ngày từ 7h00 sáng liên tục đến 3h30 chiều (nghỉ trưa 10 phút), 5 ngày/tuần.
              - dạy các thể loại tại chức, ngắn hạn, chuyên tu, liên thông v.v..
              - chấm khoảng mấy trăm cái đồ án môn học, bài kiểm tra các kiểu
              - làm 4-5 công trình sản xuất, thời gian làm mỗi công trình kéo dài từ 1-3 tháng đến hàng năm.
              - hướng dẫn mấy chú ncs/cao học, sinh viên nckh
              - tham gia phản biện kh mấy cái hội đồng v.v..
              - hướng dẫn mấy đứa con đạt học sinh giỏi.

              bạn thấy kiệt sức chưa???????????????
              không hẳn giáo viên dạy các trường đại học phải hội tụ nhiều thứ như thế. Cái quan trọng và thiết thực nhất là , Làm sao sinh viên tốt nghiệp làm được việc và không đào tạo lại. Vấn đề này còn quá Khó thực hiện cho công tác giảng dạy của các thầy cô.
              Chứ mà tối ngày NCKH mà chẳng quan tâm chất lượng giảng dạy , Trình độ sinh viên tốt nghiệp ra ngoài làm không được gì hết. Thậm chí mang tiếng trường GOOD mà trình độ thì ngược lại , Lỗi là do 1 phần các giảng viên chạy sô , và không quan tâm đến công tác giảng dạy đúng nghĩ của nó. Thêm vào đó , Lương bậc tiến sĩ chỉ có thể sống độc thân , và đủ no qua ngày , thì làm sao đủ tâm trí mà dạy cho ra trò.
              Thay vì làm giảng viên mẫu mực , thì mang danh giãng viên để nhận dự án.
              Hiện nay 1 số thạc sĩ , trình độ cũng không gọi là giỏi , làm giảng viên , nên chủ đầu tư tin tưởng giao cho dự án lớn. Nhưng rút cuộc thì không có khả năng làm và bán lại cho nhà thầu chuyên nghiệp và pro hơn....
              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                Nguyên văn bởi ksminh
                không hẳn giáo viên dạy các trường đại học phải hội tụ nhiều thứ như thế.
                Những cái này gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các giảng viên đại học rồi bạn ạ. Nhiều trường họ còn đặt ra lộ trình cụ thể đối với từng giảng viên mới tuyển dụng chỉ có bằng kỹ sư vừa mới ráo mực. Một số giảng viên sau mấy năm không đạt trình độ ThS là báo động đỏ luôn; một số ncs bị phốt ở nước ngoài là về nước bị out luôn.

                Nguyên văn bởi ksminh
                Cái quan trọng và thiết thực nhất là , Làm sao sinh viên tốt nghiệp làm được việc và không đào tạo lại. Vấn đề này còn quá Khó thực hiện cho công tác giảng dạy của các thầy cô.
                Vấn đề này cũng chẳng có gì là khó. Trình độ giảng viên nếu hội tụ các yêu cầu tối thiểu ở trên thừa đủ giúp sinh viên đạt mức lương gấp 5 lần mình sau khi tốt nghiệp vài năm. Vấn đề khó ở đây là giảng viên không có quyền thay đổi đề cương giảng dạy đã được cấp trên duyệt.

                Nguyên văn bởi ksminh
                Chứ mà tối ngày NCKH mà chẳng quan tâm chất lượng giảng dạy , Trình độ sinh viên tốt nghiệp ra ngoài làm không được gì hết.
                Giảng viên tối ngày nckh nên được khuyến khích vì ít nhiều cũng giúp họ nâng cao trình độ, bài giảng có chất lượng, đồng nghiệp nể phục, thẩm định hồ sơ thiết kế sâu sắc khiến nhà thầu hồn kinh phách đảm, sinh viên chắc chắn được lợi từ kiến thức của thầy, làm sao có thể nói sinh viên khi ra trường không làm được gì?

                Nguyên văn bởi ksminh
                Thậm chí mang tiếng trường GOOD mà trình độ thì ngược lại , Lỗi là do 1 phần các giảng viên chạy sô , và không quan tâm đến công tác giảng dạy đúng nghĩ của nó.
                Cái này thì đúng quá rồi; chạy sô nhiều thì làm sao dạy có chất lượng tốt được, chấm bài kiểu quạt chả lật qua lật lại "éc" luôn vài chú sinh viên là chuyện thường.
                Nguyên văn bởi ksminh
                Thêm vào đó , Lương bậc tiến sĩ chỉ có thể sống độc thân , và đủ no qua ngày , thì làm sao đủ tâm trí mà dạy cho ra trò.
                Cái này thì có phần đúng và có phần sai. Phần đúng tức là các trường đại học trong cả nước đang phấn đấu è cổ có được 30% giảng viên trình độ TS đâu (cụ Nhân đang kêu gọi 20 ngàn TS mà dân tình đang khóc thét kia kìa). Phần sai là để dạy cho ra trò thì không nhất thiết phải cần đến TS mà chỉ cần sinh viên đại học mới ra trường cũng có thể dạy cho ra trò (đại nhiệt tình luôn). TS đứng lớp mà không dạy ra trò thì phải tự xem xét lại trình độ của mình thôi.

                Nguyên văn bởi ksminh
                Thay vì làm giảng viên mẫu mực , thì mang danh giãng viên để nhận dự án.
                Hiện nay 1 số thạc sĩ , trình độ cũng không gọi là giỏi , làm giảng viên , nên chủ đầu tư tin tưởng giao cho dự án lớn. Nhưng rút cuộc thì không có khả năng làm và bán lại cho nhà thầu chuyên nghiệp và pro hơn....
                Câu này có vẻ mâu thuẫn với mấy ý ban đầu. Giảng viên muốn dạy giỏi thì phải có kiến thức thực tế. Nhận dự án cũng là một kho kiến thức thực tế rất phong phú, bổ trợ đắc lực cho bài giảng trên lớp. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng với hệ thống quản lý chất lượng khá lởm khởm của các chủ đầu tư và nhà thầu trong nước thì trình độ thực hiện dự án cũng không khác trình độ cửu vạn là mấy, ví dụ một số bạn trên diễn đàn đề cập đến việc tính kết cấu bằng trình độ lớp 7, v.v..
                Việc bán thầu không có nghĩa là trình độ giảng viên kém mà chẳng qua có thể là do họ không có thời gian, năng lực tổ chức, quản lý công việc, hoặc chi đơn giản là có lợi hơn từ khoản hoa hồng 10% dễ kiếm để tập trung công việc dạy dỗ sinh viên được tốt hơn. Tất nhiên giảng viên nhận được công trình trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay là cao thủ rồi. Mấy chú giảng viên trình độ ThS còn phải theo các cụ có danh GS còn khướt, làm sao dễ dàng có công trình được.

                Tóm lại nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ giảng viên nào nếu có tâm huyết trở thành giảng viên. Ví dụ trường đại học Tây Bắc còn yêu cầu hoành tráng luôn. Link

                Vần đề là phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng thì mới có lớp kỹ sư ra trường có chất lượng. Tuy nhiên đối với các nước có trình độ giáo dục khoa học phát triển, chẳng hạn Nhật Bản, thì sinh viên tốt nghiệp bất cứ trường top nào cũng phải học làm người trong vòng 1-2 năm.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                  Năm 2009, Bộ môn Địa chất công trình có 2 chỉ tiêu tuyển giảng viên đại học, chuyên ngành ĐCCT- ĐKT, có thể sau này dạy chuyên về cơ học đất -nền móng và cơ học đá.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                    Nguyên văn bởi Toyoura View Post
                    Những cái này gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các giảng viên đại học rồi bạn ạ. Nhiều trường họ còn đặt ra lộ trình cụ thể đối với từng giảng viên mới tuyển dụng chỉ có bằng kỹ sư vừa mới ráo mực. Một số giảng viên sau mấy năm không đạt trình độ ThS là báo động đỏ luôn; một số ncs bị phốt ở nước ngoài là về nước bị out luôn.


                    Vấn đề này cũng chẳng có gì là khó. Trình độ giảng viên nếu hội tụ các yêu cầu tối thiểu ở trên thừa đủ giúp sinh viên đạt mức lương gấp 5 lần mình sau khi tốt nghiệp vài năm. Vấn đề khó ở đây là giảng viên không có quyền thay đổi đề cương giảng dạy đã được cấp trên duyệt.



                    Giảng viên tối ngày nckh nên được khuyến khích vì ít nhiều cũng giúp họ nâng cao trình độ, bài giảng có chất lượng, đồng nghiệp nể phục, thẩm định hồ sơ thiết kế sâu sắc khiến nhà thầu hồn kinh phách đảm, sinh viên chắc chắn được lợi từ kiến thức của thầy, làm sao có thể nói sinh viên khi ra trường không làm được gì?


                    Cái này thì đúng quá rồi; chạy sô nhiều thì làm sao dạy có chất lượng tốt được, chấm bài kiểu quạt chả lật qua lật lại "éc" luôn vài chú sinh viên là chuyện thường.

                    Cái này thì có phần đúng và có phần sai. Phần đúng tức là các trường đại học trong cả nước đang phấn đấu è cổ có được 30% giảng viên trình độ TS đâu (cụ Nhân đang kêu gọi 20 ngàn TS mà dân tình đang khóc thét kia kìa). Phần sai là để dạy cho ra trò thì không nhất thiết phải cần đến TS mà chỉ cần sinh viên đại học mới ra trường cũng có thể dạy cho ra trò (đại nhiệt tình luôn). TS đứng lớp mà không dạy ra trò thì phải tự xem xét lại trình độ của mình thôi.



                    Câu này có vẻ mâu thuẫn với mấy ý ban đầu. Giảng viên muốn dạy giỏi thì phải có kiến thức thực tế. Nhận dự án cũng là một kho kiến thức thực tế rất phong phú, bổ trợ đắc lực cho bài giảng trên lớp. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng với hệ thống quản lý chất lượng khá lởm khởm của các chủ đầu tư và nhà thầu trong nước thì trình độ thực hiện dự án cũng không khác trình độ cửu vạn là mấy, ví dụ một số bạn trên diễn đàn đề cập đến việc tính kết cấu bằng trình độ lớp 7, v.v..
                    Việc bán thầu không có nghĩa là trình độ giảng viên kém mà chẳng qua có thể là do họ không có thời gian, năng lực tổ chức, quản lý công việc, hoặc chi đơn giản là có lợi hơn từ khoản hoa hồng 10% dễ kiếm để tập trung công việc dạy dỗ sinh viên được tốt hơn. Tất nhiên giảng viên nhận được công trình trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay là cao thủ rồi. Mấy chú giảng viên trình độ ThS còn phải theo các cụ có danh GS còn khướt, làm sao dễ dàng có công trình được.

                    Tóm lại nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ giảng viên nào nếu có tâm huyết trở thành giảng viên. Ví dụ trường đại học Tây Bắc còn yêu cầu hoành tráng luôn. Link

                    Vần đề là phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng thì mới có lớp kỹ sư ra trường có chất lượng. Tuy nhiên đối với các nước có trình độ giáo dục khoa học phát triển, chẳng hạn Nhật Bản, thì sinh viên tốt nghiệp bất cứ trường top nào cũng phải học làm người trong vòng 1-2 năm.
                    ở đây tôi muốn nói : LÀm gì thì làm , 1 người giỏi truyền đạt cho sinh vien đôi lúc không bằng một người bình thường có đủ kiến thức để chiến đấu .
                    Vì vậy giảng viên ngoài việc vun đắp kiến thức cho bản thân , nhưng cũng cần phải cho sinh viên cái nghề mà ra ngoài làm được , không đào tạo lại . Giáo Dục thời buổi này mang tính chất kinh doanh hơn là chất lượng . Tại sao phải du học mới chất lượng . Vừa tốn kém và chất lượng không hẳn ai du học về cũng là ông trời .
                    Thay vì có một đội ngũ giáo viên dạy giỏi và trình độ ok , Tập trung đào tạo chất lượng cho sv . Hẳn sẽ có nhiều nhân tài trong đất nước có thể phát triển mạnh đâu cần phải mời những chuyên gia ngoại quốc khi gặp những vấn đề khó giải đáp tại việt NAm.
                    Chất lượng kém là do giáo trình và pp dạy . Như vậy cái quan trọng là hãy nhìn lại chất lượng đào tạo . Bằng việt nam chẳng có tác dụng gì với cái bằng nước ngoài . tốt nghiệp thủ khoa tại trường nỗi tiếng nhất ở việt nam . Cũng không thể nào có giá trị ở nước ngoài . chỉ là cánh cửa mở rộng một cách dễ dàng để qua 1 nước khác học tiếp .1 tiến sỉ việt nam khác hoàn toàn 1 tiến sỉ nước ngoài . mà tôi thừa nhận trình độ và cách làm việc của ts việt nam có thể hơn nhiều ts ở nước ngoài Dẫu là đào tạo ở vn đấy .
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                      Có thực mới vực được đạo. Người thầy hiện nay không thể chỉ sống bằng niềm tin và hi vọng được. Với mức lương bèo bọt của người thầy hiện nay mà mong cho ra lò những kỹ sư hoành tráng, sánh ngang với các nước tiên tiến là không tưởng. Khi chưa giải quyết được cơ sở vật chất cũng như đồng lương thỏa đáng cho người dạy thì đừng đòi hỏi cái chất lượng đào tạo tầm quốc tế ở đây.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                        Nguyên văn bởi 3dnow View Post
                        Có thực mới vực được đạo. Người thầy hiện nay không thể chỉ sống bằng niềm tin và hi vọng được. Với mức lương bèo bọt của người thầy hiện nay mà mong cho ra lò những kỹ sư hoành tráng, sánh ngang với các nước tiên tiến là không tưởng. Khi chưa giải quyết được cơ sở vật chất cũng như đồng lương thỏa đáng cho người dạy thì đừng đòi hỏi cái chất lượng đào tạo tầm quốc tế ở đây.
                        Xã hội yêu cầu kỹ sư có trình độ Quốc tế, vậy để đào tạo được như vậy ta cần phải đầu tư là bao nhiêu. Tôi làm so sánh rất nhỏ, để đào tạo được 1 thạc sỹ ở Mỹ trường bình thường cho 2 năm là 60 000 USDx 18 000 = 1080000000 VND (hơn 1 tỉ). Và để đào tạo 1 thạc sỹ ở Việt Nam là 20 triêu cho 2 năm.
                        Hướng dẫn 1 thạc sĩ ở Việt Nam đươc 1.5 Triệu. Vậy các bạn có thể tự trả lời về câu hỏi chất lượng.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                          Tôi có 1 người Thầy, lương không cao nhưng chưa thua bất cứ giáo sư nào trong khu vực mà tôi từng làm việc chung. Thầy đã gần 60, ngày nào cũng đọc sách, làm vi tính, viết sách. Theo tôi biết đó là niềm vui của Thầy.

                          Tiền là cần thiết nhưng không phải là tất cả đối với những người làm khoa học...

                          Xin không được nêu tên Thầy ra ở đây.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                            Nguyên văn bởi struct
                            Đúng thế, nhưng với suy nghĩ như của bác, với sự coi khinh người thầy như của bác, với những đồng lương cho người thầy chưa bằng 1 ks mới ra trường, với mức học phí bèo (bằng thời giá cách đây 10 năm) thì chất lượng giáo dục hiện nay là quá tốt so với cái mà nó đáng phải có rồi, không thể đòi hỏi hơn nữa.
                            Ghi chú: nghề thầy giáo không phải là nghề đi làm từ thiện hay tu hành.
                            Nếu đã chấp nhận làm người đưa đò thì đừng nên đưa đến giữa sông rồi vứt khách xuống sông pác àh. Tiền có thể kiếm chỗ khác nhiều hơn mà .

                            nc. oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                              Hiện giờ em là người đang đứng giữa ngã ba đường đây. Chính bản thân em cũng thực sự bối rối giữa con đường làm giảng viên và làm một kĩ sư thỏa sức vẫy vùng bên ngoài. Không bối rối sao được khi những vấn đề liên quan đến việc làm giảng viên, về lương bổng, chế độ...ngày càng được bàn luận ( đúng hơn là tranh cãi) càng nhiều. Cuối cùng cái gốc vấn đề thì vẫn chưa giải quyết được.
                              Ứng tuyển vào vị trí giảng viên, đủ sức nhận 1 cái học bổng Master trong 2 năm. Rồi sau đó quay về bắt đầu đi dạy và nghiên cứu, liệu có đảm bảo cho cuộc sống với những điều kiện như hiện nay.
                              Hay là đi làm ở một công ty nước ngoài, lương tăng theo kinh nghiệm, chế độ đãi ngộ ổn định và thỏa đáng. Sau 2 năm, đã có nhiều thứ để tích lũy. Lại có thêm điều kiện để học lên cao nữa.
                              Ai cũng cần phải sống mà, đâu phải chỉ có cống hiến......Nên chọn đường nào đây.....???????

                              Ghi chú

                              Working...
                              X