QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sai phạm đến kinh ngạc ở SVĐ Mỹ Đình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sai phạm đến kinh ngạc ở SVĐ Mỹ Đình

    VietNamNet) – Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra sân vận động (SVĐ) Mỹ Đình, theo đó có nhiều sai phạm ngoài sức tưởng tượng đối với yêu cầu xây dựng SVĐ tầm cỡ quốc gia.



    Kết quả thanh tra cho thấy 17/18 triệu USD giá trị thiết bị sử dụng của công trình đã bị thay đổi so với hợp đồng (những thay đổi này đều được UB TDTT phê duyệt (?), trong đó có 5,49 triệu USD giá trị thiết bị không rõ nguồn gốc; giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu USD… Đáng tiếc là SVĐ này vẫn đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng (?!).



    Giao thầu hưởng chênh lệch hàng triệu USD




    Các đơn vị đang thi công sân vận động Mỹ Đình.

    SVĐ quốc gia Mỹ Đình có tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng (tương đương 69 triệu USD); giá trúng thầu là 785,670 tỷ đồng chia thành 8 gói thầu. Đơn vị trúng thầu là nhà thầu HISG (Trung Quốc) với giá bỏ thầu 52,983 triệu USD (khoảng 741,762 tỷ đồng). Đây là gói thầu trọn gói từ thiết kế, thi công, cung cấp và lắp đặt thiết bị công trình SVĐ. Tuy nhiên, kiến trúc của SVĐ đã không quán triệt chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về tính “mẫu mực”, tính “dân tộc” và “hiện đại”.



    Sau khi trúng thầu, nhà thầu HISG đã ký hợp đồng (HĐ) với nhiều thầu phụ trong nước với đơn giá rất thấp để hưởng chênh lệch hàng triệu USD. Ví dụ, phần bê tông dầm móng ký với giá 55,78 USD/m3 để hưởng chênh lệch 32,8 USD/m3; cốt thép dầm móng ký với giá 408,1 USD/tấn, hưởng chênh lệch 125,01 USD/tấn. Thậm chí ở hạng mục dầm bê tông, ký giá thực hiện với nhà thầu phụ 55,78 USD/m3, hưởng chênh lệch 82,92 USD/m3 (chiếm 59,76% đơn giá đã ký với chủ đầu tư).



    Không chỉ dừng lại ở đó, các nhà thầu phụ (như Công ty Xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tổng Công ty VINACONEX, Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long và Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà...) lại tiếp tục "làm trung gian" ký lại HĐ với các công ty thành viên để hưởng chênh lệch. Điển hình như Tổng Công ty VINACONEX đã giao lại cho các công ty thành viên: Vimeco, Vinaconex 1, Vinaconex 7, Vinaconex 5, Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai… Kết quả kiểm tra tại các đơn vị thực hiện cho thấy thi công thiếu khối lượng trị giá: 130,814 triệu đồng. Riêng Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long thi công thiếu khối lượng trị giá: 58,302 triệu đồng.



    Về vấn đề tỷ lệ hao hụt thép của hạng mục thân và móng SVĐ của các nhà thầu phụ (VINACONEX, Tổng Công ty Thăng Long, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà) là 8,51%. Số hao hụt lớn hơn so với định mức theo TCVN là 6,51% (qua kiểm tra tại các nhà thầu phụ thì tỷ lệ hao hụt hợp lý tối đa là 5%). Vậy mà công trình vẫn được nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng (?).



    94% thiết bị sử dụng không đúng với hợp đồng



    Kết quả thanh tra cho thấy có tới hơn 94% thiết bị sử dụng không đúng với HĐ. Theo HĐ ký kết với chủ đầu tư tại Điểm 8.1.4 thì: “Các hệ thống thiết bị cung cấp được yêu cầu phải có nguồn gốc châu Âu hoặc Mỹ (kể cả vật tư thiết bị đưa vào xây lắp). Nhà thầu có thể đưa ra phương án 2, thiết bị được sản xuất từ một nước thứ hai nhưng phải có khẳng định và chứng minh được là chất lượng tương đương. Chứng minh này bao gồm: lịch sử kinh nghiệm sản xuất trên 5 - 10 năm đã sản xuất loại thiết bị đó; địa chỉ khách hàng đã được cung cấp các thiết bị và xác nhận của khách hàng về chất lượng hàng hóa được cung cấp”. Điểm 8.1.5 của HĐ nêu: “Các thiết bị phải được sản xuất sau 2 năm và chỉ rõ nguồn gốc nơi sản xuất”. Những yêu cầu này đều được nhà thầu HISG chấp thuận.




    Hợp đồng là vậy, nhưng nhà thầu HISG không thực hiện đúng như biên bản thỏa thuận HĐ. Qua kiểm tra, giá trị thiết bị đưa vào sử dụng đã thay đổi so với HĐ chiếm tới 17/18 triệu USD tổng giá trị thiết bị (?!). Và không hiểu vì lý do gì những thay đổi này đều đã được UBTDTT phê duyệt? Lý do xin thay đổi thiết bị là: không kịp thời gian, thiết bị không còn sản xuất, không tìm thấy thiết bị đó trên thị trường, thiết bị chỉ sản xuất tại một nước. Thậm chí ngay cả chưa xác định được việc thay đổi đó có ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả HĐ như thế nào, ví dụ như: hệ thống điều hòa trung tâm, xe ô tô cứu thương…



    Nghiêm trọng hơn là về chất lượng thiết bị sử dụng tại SVĐ. Qua thanh tra phát hiện thiết bị không rõ nguồn gốc có giá trị lên tới hơn 5,495 triệu USD (chiếm 30,49% tổng giá trị gói thầu thiết bị); thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc có giá trị 793.838USD (chiếm 4,4%); của một số nước châu Á khác (Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Thái Lan) chiếm 675.272USD. Thiết bị thiếu so với HĐ là 344.000USD. Chỉ riêng việc cung cấp xe cứu thương, nhà thầu HISG đã tự ý thay từ xe Toyota sản xuất ở nước ngoài, bằng xe sản xuất trong nước chênh lệch tới 30.870USD.



    Các thiết bị mà nhà thầu HISG đề nghị xin thay đổi (đã được chủ đầu tư đồng ý hoặc không đồng ý) thì phần lớn đều không ghi tên nước xuất xứ trên nhãn. Từ vấn đề này có thể đặt trách nhiệm của Tư vấn giám sát CONINCON (Công ty Tư vấn công nghệ thiết bị và Kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng) và Công ty Kiểm định chất lượng Việt Nam (VINACONTROL) trong việc để xảy ra sai phạm trong khi vẫn hưởng lương trúng thầu giám sát trị giá 15,095 tỷ đồng (?).



    Chưa dừng lại ở đó, hệ thống điều hòa không khí của SVĐ cũng được thay đổi từ hồ sơ dự thầu là hãng Carrier (Mỹ), HĐ 38 là YORK hoặc RC, thực lắp đặt là RC; máy nén trục Vit (tốt hơn) sang trục PISTON; làm mát bằng nước tốt hơn sang làm mát bằng gió. Điều đáng nói hơn là hệ thống này có giá trị theo HĐ là 2,460 triệu USD (37,884 tỷ đồng), nhưng theo bộ hồ sơ nhập khẩu thiết bị điều hòa chỉ có 9,116 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra số tiền chênh lệch 28,6 tỷ đồng đã “chạy” vào túi những ai?



    Bồi hoàn vật chất và chuyển điều tra hình sự




    Toàn cảnh sân vận động quốc gia Mỹ Đình.

    Theo Thanh tra, giá trị thực của công trình thấp hơn nhiều so với giá trị trúng thầu. Do vậy Thanh tra kiến nghị: giảm trừ thanh quyết toán giữa chủ đầu tư với các nhà thầu số tiền: 1,171 tỷ đồng; kiểm định thiết bị không ghi nguồn gốc xuất xứ trên thiết bị có giá trị 5,495 triệu USD; yêu cầu nhà thầu phải xuất trình các tài liệu liên quan ngoài các tài liệu đã ghi trong HĐ để chứng minh xuất xứ thiết bị.



    Đối với những thiết bị nhà thầu không chứng minh được xuất xứ phải được thay bằng loại đúng như xuất xứ đã ghi trong HĐ... Những thay đổi thiết bị (được chủ đầu tư và UBTDTT chấp nhận) đảm bảo chất lượng và tính năng kỹ thuật tương đương phải được điều chỉnh giá khi thanh toán. Những thiết bị phải thay đổi do yêu cầu của các cơ quan chuyên môn Việt Nam thuộc phạm vi của HĐ do vậy không điều chỉnh giá; kiểm định lại chất lượng một số cấu kiện thép được lắp đặt với khối lượng 523 tấn thép không rõ nguồn gốc. Yêu cầu các nhà thầu sửa chữa thay thế những thiết bị không đúng thiết kế, hỏng và chưa phát huy hết tính năng.



    Đối với các sai phạm của tư vấn giám sát và cơ quan thẩm định, các đơn vị tham gia thi công có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi thẩm định tùy theo mức độ thiệt hại ảnh hưởng tới chất lượng công trình sẽ xem xét trách nhiệm bồi hoàn vật chất và truy cứu trách nhiệm hình sự.



    Vấn đề dư luận quan tâm là từ kết quả thanh tra này, các việc và những sai phạm sẽ được xử lý đến đâu?

    Thái Thiện
    theo www.vnn.vn
    Thân mời các bạn tham gia Forum sinh viên Thủy Lợi:
    www.thuyloionline.com

  • #2
    xử lí sai phạm xây dựng sân vận động MỄ ĐÌNH

    ô hay
    sai phạm rành rành ra đó.mà mấy ông bộ trưởng vẫn còn ngồi đó được à
    sao không mang đi bắn hết đi

    Ghi chú

    Working...
    X