QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

    Bác nào biết cách tính cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN chỉ cho em với. Làm luận văn đến chỗ này bị "đuối"! Em tính thép dọc cho vách theo TCVN, bây giờ mà làm cốt ngang theo ACI thấy sao í, mà tính theo TCVN thì ko biết làm sao?
    Mấy bác giúp em với, gấp lắm! Cảm ơn các bác nhìu
    hanh03xd

  • #2
    Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

    Có bác nào giúp em cái này với.
    hanh03xd

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

      Nguyên văn bởi henycuong
      ko có tcvn thì ko ai trả lời
      Anh Cường có cao kiến j ko giúp em với!
      hanh03xd

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

        Nguyên văn bởi henycuong
        thì dùng tc nước ngoằi vào WTO rồi mà. Mà sài TC nước ngoằi nhiều thầy Điếc . Sorry mấy Thầy
        Cô hướng dẫn em thì ngược lại, kêu mấy đứa bọn em làm theo ACI ko ah (cô học TS bên Canada), nhưng em vẫn thích TCVN hơn --> Bảo vệ ko bị hỏi 3 cái vụ chuyển đổi cường độ BT hay cốt thép! Và TCVN cug dễ hiểu nữa
        P/S: Sao dạo này thấy anh ẩn nick hoài vậy? Offline anh đến sớm hen
        hanh03xd

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

          Nguyên văn bởi X.HanhNg
          Có bác nào giúp em cái này với.
          Cái này theo mình biết có một cuốn sách dịch từ bản tiếng Nga. Năm 1989 mình có đọc và làm DATN. Tên tác giả là Khan Zi. Đã lâu rồi mình bị mất cuốn sách này nếu ai có post lên nghe.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

            Nguyên văn bởi khanhkt&h
            Cái này theo mình biết có một cuốn sách dịch từ bản tiếng Nga. Năm 1989 mình có đọc và làm DATN. Tên tác giả là Khan Zi. Đã lâu rồi mình bị mất cuốn sách này nếu ai có post lên nghe.
            Bác nào cần Cuốn Khanzi thì liên hệ với em nhé ! Ưu tiên cho các Member
            Sách Fhoto . Not File nên không Post lên được
            Nguyên văn bởi henycuong
            nếu thích đọc thì vào trường ĐH BK tphcm khoa Xây dựng đặt photo. đem về nhà đọc
            Mấy tiệm Fhoto bên trong Trường đã bị dẹp mấy năm nay rùi ạ

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

              Nguyên văn bởi X.HanhNg
              Bác nào biết cách tính cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN chỉ cho em với. Làm luận văn đến chỗ này bị "đuối"! Em tính thép dọc cho vách theo TCVN, bây giờ mà làm cốt ngang theo ACI thấy sao í, mà tính theo TCVN thì ko biết làm sao?
              Mấy bác giúp em với, gấp lắm! Cảm ơn các bác nhìu
              VN đã có TCXD về VC rùi hả anh
              Sao trong một cấu kiện mà lại tính theo 2 Code vậy Lúc nghiệm thu thì dùng TC nào đây ( Nhắc lại mới nhớ : Đợt em với anh Dũng tính cái SÀN DUL toà nhà Etown 2 theo ACI , lúc tính Lost Stress thì định dùng TCVN để tính - Do cái này thì TCVN trình bày rõ ràng nhất )

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                Nguyên văn bởi eng-hiep
                VN đã có TCXD về VC rùi hả anh
                Chưa có. Nhưng mình tính theo PP giả thiết vùng biên chịu môment --> Tính cốt thép (dọc) vùng biên như cấu kiện chịu kéo-nén đúng tâm theo TCVN. Còn thằng cốt ngang --> ko biết làm sao!
                hanh03xd

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                  Nguyên văn bởi eng-hiep
                  Bác nào cần Cuốn Khanzi thì liên hệ với em nhé ! Ưu tiên cho các Member
                  Sách Fhoto . Not File nên không Post lên được
                  Bữa offline Hiệp mang theo cho mình mượn photo hen. Cảm ơn trước!
                  hanh03xd

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                    Nguyên văn bởi X.HanhNg
                    Chưa có. Nhưng mình tính theo PP giả thiết vùng biên chịu môment --> Tính cốt thép (dọc) vùng biên như cấu kiện chịu kéo-nén đúng tâm theo TCVN. Còn thằng cốt ngang --> ko biết làm sao!
                    Nếu bạn đã tính cốt dọc để chịu mô men và lực dọc rồi thì với cốt ngang có thể tính để chịu lực cắt có xét đến ảnh hưởng của lực nén. Bạn cũng dễ dàng áp dụng TCVN.
                    Nếu tính toán theo ứng suất kéo chính thì bạn có được diện tích thép dọc và ngang đồng thời và bạn không phải băn khoăn quá nhiều. Chúc thành công!
                    Last edited by uacg; 11-01-2008, 11:50 AM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                      Nguyên văn bởi uacg
                      Nếu bạn đã tính cốt dọc để chịu mô men và lực dọc rồi thì với cốt ngang có thể tính để chịu lực cắt có xét đến ảnh hưởng của lực nén. Bạn cũng dễ dàng áp dụng TCVN. Chúc thành công!
                      Bác có thể chỉ bảo rõ hơn đc ko?
                      hanh03xd

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                        [QUOTE=uacg]
                        Nếu bạn đã tính cốt dọc để chịu mô men và lực dọc rồi thì với cốt ngang có thể tính để chịu lực cắt có xét đến ảnh hưởng của lực nén. Bạn cũng dễ dàng áp dụng TCVN.
                        Có xét đến ảnh hưởng của lực nén -->ư/s kéo gây bởi lực cắt sẽ giảm --> làm tăng khả năng chịu cắt của BT.
                        Em định tính thép ngang chịu cắt giống như 1 dầm (TL tham khảo: Một số PP tính cốt thép cho vách phẳng BTCT" -->Thầy T.Trung và Mạnh Tùng ĐHXDHN) nhưng theo TCVN ko biết có đc ko?
                        Nếu tính toán theo ứng suất kéo chính thì bạn có được diện tích thép dọc và ngang đồng thời và bạn không phải băn khoăn quá nhiều. Chúc thành công!
                        Em tách riêng tính cốt dọc và cốt ngang giống như hướng dẫn trong TL tham khảo ở trên!
                        hanh03xd

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                          Sao cứ phải phức tạp thế nhỉ.Vách hay lõi cũng chỉ là cột, chỉ có điều nó lớn hơn nhiều.Có thế thôi.Muốn tính bất kì cấu kiện nào đều phải xuất phát từ 1 nguyên lý chung đó là sức bền vật liệu.Trước tiên ta phải xác định được nội lực của cấu kiện đó, sau đó sử dụng các công thức sức bền để xác định ứng suất.Cuối cùng là thiết kế cấu kiện đạt được ứng suất đó.
                          Vách hay lõi cũng vậy.Bạn sẽ có M,N,Q.
                          Từ M và N bạn biết ứng suất pháp, từ Q bạn biết ứng suất tiếp.Lúc này có vấn đề phải tư duy: đó là cái gì chịu ứng suất đó đây.Ứng suất tiếp thì thường để cốt thép chịu vì bêtông chịu cắt kém lắm.Còn ứng suất pháp thì tùy theo chịu ứng suất kéo hay nén mà tính, kéo thì thép chịu, nén thì cả bêtông và thép chịu.
                          Có gì khó không? Đơn giản mà.Còn ai thích bắt bẻ thì tính theo ứng suất chính.Đặt thép theo ứng suất chính. Sau khi biết nguyên lý tính thì dùng tiêu chuẩn nào chả được vì đó là cái cơ bản tiêu chuẩn nào chẳng đề cập đến.Vấn đề là có biết vận dụng không thôi.Nếu ai vẫn chưa hỉu muốn biết thêm thì đợi 20 ngày nữa tớ bảo vệ tốt nghiệp xong sẽ chat trực tiếp hoặc sẽ gửi file tính cho.
                          À xin nói thêm tài liệu của thầy Võ Mạnh Tùng là cách đơn giản hóa chứ không phải cách làm đúng bản chất.Một số thầy trường XD sẽ không đồng ý làm như vậy đâu.Tuy nhiên khi tính theo cái đó cũng không sao cả vì mọi cách tính đều ra kết quả gần gần nhau cả sai số không lớn mà hệ số an toàn của mình cũng khá cao rồi nên không phải lo.
                          Last edited by ptqc06; 11-01-2008, 12:33 PM.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                            [QUOTE=X.HanhNg][QUOTE=uacg]
                            Có xét đến ảnh hưởng của lực nén -->ư/s kéo gây bởi lực cắt sẽ giảm --> làm tăng khả năng chịu cắt của BT.
                            Em định tính thép ngang chịu cắt giống như 1 dầm (TL tham khảo: Một số PP tính cốt thép cho vách phẳng BTCT" -->Thầy T.Trung và Mạnh Tùng ĐHXDHN) nhưng theo TCVN ko biết có đc ko?

                            Đây là PP gần đúng và có thể áp dụng TCVN. Thông thường khi làm luận án tốt nghiệp, tính theo ứng suất kéo chính thì dễ giải thích hơn về lý thuyết.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính toán cốt thép ngang cho vách cứng theo TCVN

                              Nguyên văn bởi ptqc06
                              Sao cứ phải phức tạp thế nhỉ.Vách hay lõi cũng chỉ là cột, chỉ có điều nó lớn hơn nhiều.Có thế thôi.Muốn tính bất kì cấu kiện nào đều phải xuất phát từ 1 nguyên lý chung đó là sức bền vật liệu.Trước tiên ta phải xác định được nội lực của cấu kiện đó, sau đó sử dụng các công thức sức bền để xác định ứng suất.Cuối cùng là thiết kế cấu kiện đạt được ứng suất đó.
                              Vách hay lõi cũng vậy.Bạn sẽ có M,N,Q.
                              Từ M và N bạn biết ứng suất pháp, từ Q bạn biết ứng suất tiếp.Lúc này có vấn đề phải tư duy: đó là cái gì chịu ứng suất đó đây.Ứng suất tiếp thì thường để cốt thép chịu vì bêtông chịu cắt kém lắm.Còn ứng suất pháp thì tùy theo chịu ứng suất kéo hay nén mà tính, kéo thì thép chịu, nén thì cả bêtông và thép chịu.
                              Có gì khó không? Đơn giản mà.Còn ai thích bắt bẻ thì tính theo ứng suất chính.Đặt thép theo ứng suất chính. Sau khi biết nguyên lý tính thì dùng tiêu chuẩn nào chả được vì đó là cái cơ bản tiêu chuẩn nào chẳng đề cập đến.Vấn đề là có biết vận dụng không thôi.Nếu ai vẫn chưa hỉu muốn biết thêm thì đợi 20 ngày nữa tớ bảo vệ tốt nghiệp xong sẽ chat trực tiếp hoặc sẽ gửi file tính cho.
                              À xin nói thêm tài liệu của thầy Võ Mạnh Tùng là cách đơn giản hóa chứ không phải cách làm đúng bản chất.Một số thầy trường XD sẽ không đồng ý làm như vậy đâu.Tuy nhiên khi tính theo cái đó cũng không sao cả vì mọi cách tính đều ra kết quả gần gần nhau cả sai số không lớn mà hệ số an toàn của mình cũng khá cao rồi nên không phải lo.
                              Không đơn giản như bạn nghĩ đâu! Sự làm việc của vách khác hẳn so với cột, bạn nên xem lại phần biến dạng và phân bố ứng suất.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X