Ðề: Nên học!
Tôi chân thành ủng hộ bài viết này! Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi 1 lối đi!
Nguyên văn bởi HNTuanJP
View Post
Huy ơi, thứ nhất là ông khiêm tốn quá về mình khi mở cái topic này quá.
Bàn về chuyện du học. Xin đưa ra một số "tác hại" và "tác lợi" của chuyện du học
Về những tác hại
1. Tác hại nhãn tiền là tốn kém quá mức. Đối với sinh viên tự phí đây là cả một vấn đề nan giải. Tiền đi học mà gia đình dành cho con cái là cả một khoản khổng lồ đối với người Việt nam. KHi sang học do áp lực về kinh tế học sinh lại phải ngày đêm đi "cày" part time mất rất nhiều thời gian, thậm chí sẽ chẳng còn học được nữa. Tôi biết hiện nay có rất nhiều cơ sở bung ra tư vấn du học này nọ và cũng đã gặp những "nạn nhân" đi học kiểu đó. KHông phải là tất cả các cơ sở tư vấn đều tồi nhưng có một số nơi họ "chỉ chỏ" các trường mà hầu như không tên tuổi (để dễ được nhận) và ăn phí chân gỗ này.Điều đáng ngại là họ vẽ ra cả viễn cảnh về "công việc làm thêm" cho những sinh viên ở nhà cứ như đi học là "kiếm ra tiền" thực ra điều này là không có thật.Hơn nữa một số gia đình thấy việc du học như một cứu cánh cho con mình vì không thi được đại học ở nhà nghe cái viễn cảnh đó là vay mượn cho con đi học.Khi sang đến đây các bạn trẻ mới vỡ mộng với thực tế.
2. Tác hại tinh thần. Chưa nói đến chuyện cô đơn ở đây vì tùy hoàn cảnh từng người nhưng cái chung nhất là sống trong xã hội khác mình là Foreigner và đương nhiên sẽ bị đối xử khác. Vụ ở giết học sinh VN ở Nga là một ví dụ đau xót đó. Những năm 90-92 tôi trải qua một nước Nga khủng hoảng thật đáng sợ bạn bè bao nhiêu người gặp tai bay vạ gió. Vì hoàn cảnh nhiều người "bỏ học đi buôn" những thằng muốn học thì "oằn người" ra mà học vì học bổng đâu có đủ ăn. Và những thằng học thì về nước được mỗi cái là còn có "cái đầu" (ý là ở lại không biết còn đầu trên cổ không )
Ở các nước Tây Âu thì lại có chuyện khác tôi không kinh qua lâu dài nhưng khi sống ở Anh quốc thấy mong manh chuyện người ta "look down on" mình.
Vậy mà sao người ta vẫn cố gắng để đi "Tây"???? rõ ràng là nó có
"Tác lợi"
1. Đầu tiên phải kể đến việc tiếp cận được với những nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tôi đã thực sự choáng ngợp khi sang Nhật và phát hiện ra rằng mình có thể có bất kỳ một cuốn sách hay nhất trên thế giới trong ngành của mình mà chỉ cần đến thư viện mượn. Rồi có thể download bất kỳ bài viết nghiên cứu nào từ các hiệp hội nhà nghề nổi tiếng trên thế giới hay các tạp chí chuyên ngành. Điều này ở nhà nằm mơ cũng khó vì lấy đâu ra tiền để mua được những tài liệu đó và mua thế nào cũng thành vấn đề (có thể bây giờ có dễ hơn).
Va chạm với thực tiễn: Tôi đoán học ở nhà ít được làm thí nghiệm và tận mắt xem cái kết cấu nó ứng xử thế nào dưới tác dụng tải trọng. ĐI học ở những nước giàu có được tận mắt xem và làm những cái này thành ra hiểu cái mình học hơn.
2. Tiếp xúc với giáo sư,chuyên gia nổi tiếng trong ngành : Còn gì bằng nếu người học phần tử hữu hạn được gặp những nhân vật như Bathe, Zienkiewicz hay học động học gặp giáo sư Clough vv... Vụ này các bạn ở Mỹ chắc may mắn lắm. Đặc biệt khi nghiên cứu của bạn gắn với một công trình thực tiễn (nghiên cứu hợp tác với các công ty tư vấn, xây dựng) thì cái bạn có còn đáng kể hơn nữa. Mặc dù mọi công ty đều giấu giếm "ngón nghề" của họ và luôn đánh dấu tài liệu là "confidential" bạn vẫn có thể ở mức độ nào đó tiếp cận hỏi han xem họ làm như thế nào cái kết cấu "kính nể" đó. Biết được những cái này quả là đáng giá ngàn vàng.
3. Có thời gian để học. Đi du học bạn có thời gian để học không giống như ở nhà trăm công nghàn việc sẽ rất khó khăn để làm nghiên cứu vì không có thời gian.
Vài dòng gửi tới các bạn để cùng bàn!
HNTuanJP
Bàn về chuyện du học. Xin đưa ra một số "tác hại" và "tác lợi" của chuyện du học
Về những tác hại
1. Tác hại nhãn tiền là tốn kém quá mức. Đối với sinh viên tự phí đây là cả một vấn đề nan giải. Tiền đi học mà gia đình dành cho con cái là cả một khoản khổng lồ đối với người Việt nam. KHi sang học do áp lực về kinh tế học sinh lại phải ngày đêm đi "cày" part time mất rất nhiều thời gian, thậm chí sẽ chẳng còn học được nữa. Tôi biết hiện nay có rất nhiều cơ sở bung ra tư vấn du học này nọ và cũng đã gặp những "nạn nhân" đi học kiểu đó. KHông phải là tất cả các cơ sở tư vấn đều tồi nhưng có một số nơi họ "chỉ chỏ" các trường mà hầu như không tên tuổi (để dễ được nhận) và ăn phí chân gỗ này.Điều đáng ngại là họ vẽ ra cả viễn cảnh về "công việc làm thêm" cho những sinh viên ở nhà cứ như đi học là "kiếm ra tiền" thực ra điều này là không có thật.Hơn nữa một số gia đình thấy việc du học như một cứu cánh cho con mình vì không thi được đại học ở nhà nghe cái viễn cảnh đó là vay mượn cho con đi học.Khi sang đến đây các bạn trẻ mới vỡ mộng với thực tế.
2. Tác hại tinh thần. Chưa nói đến chuyện cô đơn ở đây vì tùy hoàn cảnh từng người nhưng cái chung nhất là sống trong xã hội khác mình là Foreigner và đương nhiên sẽ bị đối xử khác. Vụ ở giết học sinh VN ở Nga là một ví dụ đau xót đó. Những năm 90-92 tôi trải qua một nước Nga khủng hoảng thật đáng sợ bạn bè bao nhiêu người gặp tai bay vạ gió. Vì hoàn cảnh nhiều người "bỏ học đi buôn" những thằng muốn học thì "oằn người" ra mà học vì học bổng đâu có đủ ăn. Và những thằng học thì về nước được mỗi cái là còn có "cái đầu" (ý là ở lại không biết còn đầu trên cổ không )
Ở các nước Tây Âu thì lại có chuyện khác tôi không kinh qua lâu dài nhưng khi sống ở Anh quốc thấy mong manh chuyện người ta "look down on" mình.
Vậy mà sao người ta vẫn cố gắng để đi "Tây"???? rõ ràng là nó có
"Tác lợi"
1. Đầu tiên phải kể đến việc tiếp cận được với những nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Tôi đã thực sự choáng ngợp khi sang Nhật và phát hiện ra rằng mình có thể có bất kỳ một cuốn sách hay nhất trên thế giới trong ngành của mình mà chỉ cần đến thư viện mượn. Rồi có thể download bất kỳ bài viết nghiên cứu nào từ các hiệp hội nhà nghề nổi tiếng trên thế giới hay các tạp chí chuyên ngành. Điều này ở nhà nằm mơ cũng khó vì lấy đâu ra tiền để mua được những tài liệu đó và mua thế nào cũng thành vấn đề (có thể bây giờ có dễ hơn).
Va chạm với thực tiễn: Tôi đoán học ở nhà ít được làm thí nghiệm và tận mắt xem cái kết cấu nó ứng xử thế nào dưới tác dụng tải trọng. ĐI học ở những nước giàu có được tận mắt xem và làm những cái này thành ra hiểu cái mình học hơn.
2. Tiếp xúc với giáo sư,chuyên gia nổi tiếng trong ngành : Còn gì bằng nếu người học phần tử hữu hạn được gặp những nhân vật như Bathe, Zienkiewicz hay học động học gặp giáo sư Clough vv... Vụ này các bạn ở Mỹ chắc may mắn lắm. Đặc biệt khi nghiên cứu của bạn gắn với một công trình thực tiễn (nghiên cứu hợp tác với các công ty tư vấn, xây dựng) thì cái bạn có còn đáng kể hơn nữa. Mặc dù mọi công ty đều giấu giếm "ngón nghề" của họ và luôn đánh dấu tài liệu là "confidential" bạn vẫn có thể ở mức độ nào đó tiếp cận hỏi han xem họ làm như thế nào cái kết cấu "kính nể" đó. Biết được những cái này quả là đáng giá ngàn vàng.
3. Có thời gian để học. Đi du học bạn có thời gian để học không giống như ở nhà trăm công nghàn việc sẽ rất khó khăn để làm nghiên cứu vì không có thời gian.
Vài dòng gửi tới các bạn để cùng bàn!
HNTuanJP
Ghi chú