QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng bè trên cọc nhồi!!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Móng bè trên cọc nhồi!!

    Phù....
    Cuối cùng thì cũng tạo được cái account mới
    Em đang thấy lăn tăn cái này, mong các bác chỉ bảo thêm
    Móng bè trên nền thiên nhiên hay trên cọc đóng, cọc ép thì còn có pp tính độ cứng của cọc, cái này các anh đã nói nhiều rồi, nhưng với cọc khoan nhồi:
    K= P/s
    nguyên tắc là cọc nhồi không lún thì độ cứng của cọc khi khai báo trong Sap hay Safe thì thế nao??
    Nếu sử dụng : K= EF/h
    ( E-mô đun đàn hồi; F-dtích mặt cắt ngang; h- chiều dài cọc )
    thì có chấp nhận được không??
    He, các bác giúp với nhé!!
    Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

  • #2
    Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

    Hơ...
    Không ai giúp thì em độc thoại cái Topic này vậy
    Trong công thức K= P/S
    Có thể lấy theo độ lún của vật liệu cọc:
    S = (0,1-0,2)[S] cho từng trường hợp đất
    Nhưng còn cái thí nghiệm hiện trường người ta làm thế nào nhi???
    Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

      Cảm ơn anh Huy nhìu nhìu
      Nguyên văn bởi nguyenngoc74
      Bác Huy mà nói không có TC quy định thì E thấy hơi phiền đấy, thực tế khi tính toán chuyển vị có khi lên đến 5-7 cm là thường, nếu như vậy thì nguy hiểm quá nhỉ?
      Em cũng không thấy tiêu chuẩn nào đề cập, nhưng với cọc nhồi cho ngàm vào lớp cuội sỏi thì đâu có lún!!
      Nếu không có thí nghiệm hiện trường thì phải dùng cách lấy S theo [S], hoặc như em cũng thấy có người làm là lấy K đàn hồi của cọc ( lúc này coi cọc chỉ chịu nén)
      Còn nếu muốn chính xác nữa thì chỉ còn cách chạy phần mềm, hiện tại em biết có phần mềm ELPLA cho mô tả khá sát với thực tế, ai quan tâm có thể dơwnload và sử dụng thử 30 ngày trong trang:
      http://elpla.com/
      ai có thông tin xin chia sẻ thêm vì em đang rất rất quan tâm đến cái này
      Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

        Vâng!! Cảm ơn anh Huy. Em rõ vấn đề rồi
        Tiện đây em up mấy cái ảnh từ Elpla mà của thầy Phạm Ngọc Thắng( trường Kiến trúc) làm Thạc sỹ năm vừa rồi:
        Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

          Ảnh không lên được, thôi để em làm xong cái ĐA này thì em up lên luôn.
          Hehe, tiện đây cho em hỏi có bác nào có ảnh liên quan đến móng bè không?? Để em cho vào ĐA cho nó phong phú!!
          Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

            Nguyên văn bởi huycdc
            Vừa qua, chúng tôi có thiết kế một công trình ở một tỉnh ngay cạnh thành phố HCM, cọc được thiết kế cắm vào đá cứng, tưởng rằng không có lún mà khi thí nghiệm nén tĩnh cọc lún hơn chục cm luôn, sau này khoan tiếp xúc đáy cọc thấy rằng cọc bị bẩn đáy).
            Cạnh TPHCM mà có đá cứng, chắc là Bình Dương hay Bình Phước hả anh. đá cứng mà anh nói có khi là đá mồ côi hok? Vì khu vực này em hay gặp phải tình trạng đó.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

              Nguyên văn bởi huycdc
              Cọc nhồi cắm vào cuội sỏi vẫn lún bình thường, chỉ có là ít hay nhiều thôi. Có thể xay ra mấy trường hợp:
              1. Do công nghệ thi công, thường ở đáy cọc vẫn bị một lớp mùn khoan có sức chịu tải rất kém và gây lún. Vừa qua, chúng tôi có thiết kế một công trình ở một tỉnh ngay cạnh thành phố HCM, cọc được thiết kế cắm vào đá cứng, tưởng rằng không có lún mà khi thí nghiệm nén tĩnh cọc lún hơn chục cm luôn, sau này khoan tiếp xúc đáy cọc thấy rằng cọc bị bẩn đáy).
              2. Cọc tựa vào đá hoặc cuội sỏi được rửa và bơm vữa gia cường đáy cũng vẫn lún ít nhiều vì lớp cuội sỏi thường có E khoảng 400-500 Mpa, đưa vào tính lún vẫn cho ra kết quả. Có điều, theo TCXD 205:1998 thì lớp đất,đá cứng (có E>500 Mpa) thì không cần phải tính lún.
              bạn có thể tham khảo các công thức tính lún cho cọc nhồi ở TCXD 195 :1997 Cọc nhồi - Tiêu chuẩn thiết kế.
              Ngoài ra còn độ lún đàn hồi của bản thân Bê tông cọc nữa.




              anh Huy có thể cho em biết anh xử lý thế nào khi nén tĩnh mà phát hiện cọc bị lún không?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

                Nguyên văn bởi Kent
                anh Huy có thể cho em biết anh xử lý thế nào khi nén tĩnh mà phát hiện cọc bị lún không?
                khi nén tĩnh , thì ít nhiều gì cọc vẫn lún . Nếu cọc tựa lên nền đá cứng , sự lún này có thể bằng 0 nếu chất lượng của cọc đãm bảo . Nếu không thì tải ép lớn quá có thể làm vật liệu cọc tại vị trí nào đó khuyết tật dịch chuyển , cũng có thể vì nhiều nguyên nhân cọc bị lún .
                Vấn đề quan sát và đo đồng hồ để biết nó tắt lún khi tải chất lên là bao nhiêu và khi nào thì vỡ đầu cọc . Cũng phải biết là quan sát xem biểu đồ lún của cọc theo thời gian. để biết nó có thể lún có tuyến tính nhiều không hay là lún đột ngột trong thời gian nào đó
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Móng bè trên cọc nhồi!!

                  Plaxis 3d foundation bác có thể mô phỏng cả cọc nhồi, cọc nhồi bị khuyết tật và móng bè lên luôn.

                  Ghi chú

                  Working...
                  X