QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Pda, Capwap, Weap

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Pda, Capwap, Weap

    Sắp tới, tôi về VN 3 tuần thăm nhà từ 6/3 đến cuối tháng 6.
    Tôi dự định tổ chức 1 lớp học khoảng 2 ngày (thứ 7, CN) cho Kỹ sư. Có thu học phí trong khoảng 50 đến 500 ngàn/ 1 người. Miễn phí cho giảng viên ĐHXD HN. Chủ đề:
    PDA, CAPWAP2006, WEAP2005, driving criteria,broken pile,...
    Nếu có thời gian thì giới thiệu về Smartpile Technology (hay còn gọi là EDC - Embedded Data Collectors).

    Phần mềm tải xuống ở đây:
    www.http://wesftp.com/Client%20Files/
    Các phần mềm này đều cần USB key (SafeNet Sentinel key), khi tôi về VN sẽ mang những keys này về để chạy trong lúc giảng.

    Lớp học chỉ phù hợp cho kỹ sư quan tâm đến cọc đóng. Không phù hợp cho sinh viên vì sẽ không hiểu.
    Năm ngoái, tôi có học lớp 2 ngày của Dr. Julian Seidel (http://www.foundationqa.com/), là agent của Pile Dynamics & GRL tại Australia. Dr. Seidel giảng bài tại Mỹ và Thailand, thu học phí là $500/1 người (Dĩ nhiên, công ty tôi trả học phí chứ lớp học $500 mà bỏ tiền túi ra thì tiếc lắm). Tôi tin chắc lớp học của mà tôi giảng sẽ bổ ích gấp 5 lần lớp học của Dr. Seidel (có nghĩa là nó sẽ có value tới $2500/ 1 người). Vì những kiến thức bổ ích mà tôi thu lượm được từ Dr. Seidel tôi giảng lại chỉ mất 2-hr chứ không mất tới 2 ngày.

    Mong mọi người cho ý kiến. Nếu tổ chức được lớp học, thì chắc là tôi sẽ mượn/ thuê hội trường của công ty CDC, anh Huy thấy có được không ạ?

    Trước đây, tôi có viết 2 cuốn sách gọi là đóng góp cho đất nước. 2 cuốn sách đó chưa được trọn vẹn cho lắm, còn nhiều thiếu sót. Tôi muốn chỉnh sửa, nhưng liên hệ với nhà xuất bản khó, nên chưa làm được. Nội dung tôi dự định giảng chưa có trong 2 cuốn sách đó. Lần này dự định giảng bài thì không gọi là đóng góp cho đất nước được. Vì mình về có 3 tuần, còn đi thăm họ hàng, còn giới thiệu văn hóa Việt cho con, thành ra phải thu phí để vợ con không trách là bỏ bê việc gia đình.

    Nguyễn Thái

  • #2
    Ðề: Pda, Capwap, Weap

    Dự định ban đầu của tôi là chỉ đề cập chuyên sâu, các mẹo (tricks) chạy CAPWAP, kinh nghiệm thực tế...Như vậy chỉ người nào đã từng sử dụng PDA, CAPWAP, WEAP mới hiểu được (những vấn đề chưa đề cập đến trong sách Móng cọc - PT & TK. Sách này lúc tôi viết có giới thiệu qua qua hời hợt về PDA, CAPWAP & WEAP sử dụng các version cũ). Tuy nhiên, dường như sẽ có ít người tham dự.
    Tôi xin chuyển nội dung như sau vậy:
    + Ngày 1: Học phí 50 đến 100 ngàn: Giới thiệu PDA, cách sử dụng PDA, hiểu về các thông số PDA. Giới thiệu PDI-Plot. Giới thiệu qua CAPWAP. Giới thiệu qua về Smartpile (nếu còn thời gian). Value của kiến thức thu được: $10.
    + Ngày 2: Học phí 200 đến 400 ngàn: PDA, CAPWAP, WEAP chuyên sâu như dự định ban đầu của tôi. Giới thiệu qua về Smartpile nếu được. Value của kiến thức thu được: $990.
    Như vậy, value của kiến thức thu được từ 2 ngày học chỉ còn $1000 thay vì $2500 như dự tính ban đầu của tôi

    Nếu số lượng người tham dự hạn chế, đành phải hoãn lại đến dịp khác. Còn dịp này thì gặp mặt vui vẻ với bạn bè một chút. Sẽ cố gắng gặp ToanDF nếu k0 tổ chức được lớp học. Khoảng hè năm 2011 thì tôi lại về VN.

    Các lưu ý:
    + Tôi không biết gì về phần mềm của hãng TNO, là hãng cạnh tranh với PDI & GRL
    + Miễn phí với giảng viên ĐHXD
    + Nếu ai có thắc mắc gì trước lớp học, có thể gửi cho tôi file .w01 (file số liệu của PDA) cho ngthai@ufl.edu
    + Búa thường sử dụng ở đây là: Delmag, ICE, Berm, MKT... hoặc một số búa hơi của Hàn quốc.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Pda, Capwap, Weap

      Cảm ơn sự giúp đỡ của anh Huy.
      Ngoài miễn phí cho giảng viên ĐHXD, tôi miễn phí cho các kỹ sư của CDC nữa.
      Dự kiến lớp học vào ngày 14 và 15 tháng 6.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Pda, Capwap, Weap

        Nguyên văn bởi http://www.ketcau.vn/forum/showthread.php?p=55692&posted=1#post55692
        Dang Dinh Nhiem
        06/05/2008,
        Không phải ép cọc thì không dùng PDA để kiểm tra sức chịu tải cọc,
        vì 2 phương pháp xác định sức chịu tải cọc (nén tĩnh cọc và thử động cọc bằng PDA hoặc thủ công) khác nhau và bổ sung cho nhau, không ai chấp nhận ép cọc thì không thí nghiệm.

        Ở Tp. HCM có rất nhiều công trình sau khi ép cọc người ta vẫn thử PDA để xác định sức chịu tải cọc vì ưu điểm của phương pháp này (nhanh, đánh gía hết sức chịu tải cọc (bearing capacity), địa điểm hẹp có chỗ không chất tải tĩnh được, ví dụ: cọc đã ép xong hết rồi, đã đào móng có tầng hầm rồi, hoặc dùng cọc nhồi tiết diện nhỏ bổ sung cho bãi cọc đã thi công xong, hoặc công trình đã thi công xong, cần số liệu bổ sung...

        Các công trình ở tp. HCM dùng cọc ép (hoặc nhồi) sau đó thí nghiệm bằng phương pháp PDA mà tôi được biết có rất nhiều, ví dụ: chung cư của Cty CP Xd số 5, Bình Thạnh, chung cư cao cấp Vạn Phát Hưng, chung cư 4S thủ Đức, Khu Chế Xuất Tân Thuận, Phú Mỹ Hưng v.v...

        Khi đó phải có bộ búa tự rơi gây lực xung kích cho công tác thí nghiệm PDA (tôi gửi ảnh kèm theo).

        Tất nhiên ở công trình dùng búa đóng thì thuận lợi hơn nhiều.

        Kết luận: Phương pháp PDA ở Việt Nam hiện nay rất cần.
        Tôi đồng ý PDA cho bất cứ cọc gì cũng được. Tôi xin bổ sung:
        + Cọc ép: Đoạn cọc ép thường ngắn, vì vậy 1 cây cọc cần nhiều mối nối. Mối nối có tốt không? Nếu mối nối không tốt, khi đóng thêm mấy nhát búa để làm PDA có khi đứt mất mối nối (hoặc đứt mối hàn). Vấn đề thứ 2 là sóng có truyền qua mối nối tốt không? (xem Giao lưu với GS Nguyễn Bá Kế trong forum). Lưu ý là khi ép, trong cọc chỉ có ứng suất nén. Còn khi đóng cọc, trong cọc có cả ứng suất nén và kéo. Ở Florida, với cọc đóng, 99% cọc không có mối nối. Cọc cần dài bao nhiêu thì người ta đúc dài cả cây bấy nhiêu. Hãn hữu lắm mới phải nối. Mối nối thường là epoxy và 9 thanh dowels. Mối nối đôi khi còn có sức chịu nén/ kéo tốt hơn bản thân cây cọc (mối nối tốt thì sóng truyền qua mối nối không có vấn đề gì cả).
        + Cọc nhồi: Cọc nhồi bé thì PDA tốt. Cọc nhồi lớn có sức chịu tải lớn (400 tấn trở lên chẳng hạn) thì kiếm ra quả búa để huy động được sức kháng hơi khó.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Pda, Capwap, Weap

          Nguyên văn bởi ngthai
          Tôi đồng ý PDA cho bất cứ cọc gì cũng được. Tôi xin bổ sung:
          + Cọc ép: Đoạn cọc ép thường ngắn, vì vậy 1 cây cọc cần nhiều mối nối. Mối nối có tốt không? Nếu mối nối không tốt, khi đóng thêm mấy nhát búa để làm PDA có khi đứt mất mối nối (hoặc đứt mối hàn). Vấn đề thứ 2 là sóng có truyền qua mối nối tốt không? (xem Giao lưu với GS Nguyễn Bá Kế trong forum). Lưu ý là khi ép, trong cọc chỉ có ứng suất nén. Còn khi đóng cọc, trong cọc có cả ứng suất nén và kéo. Ở Florida, với cọc đóng, 99% cọc không có mối nối. Cọc cần dài bao nhiêu thì người ta đúc dài cả cây bấy nhiêu. Hãn hữu lắm mới phải nối. Mối nối thường là epoxy và 9 thanh dowels. Mối nối đôi khi còn có sức chịu nén/ kéo tốt hơn bản thân cây cọc (mối nối tốt thì sóng truyền qua mối nối không có vấn đề gì cả).
          + Cọc nhồi: Cọc nhồi bé thì PDA tốt. Cọc nhồi lớn có sức chịu tải lớn (400 tấn trở lên chẳng hạn) thì kiếm ra quả búa để huy động được sức kháng hơi khó.
          Khi ép cọc cũng có ứng suất kéo (nếu dừng ép để nối thêm đoạn cọc, hoặc sau khi ép xong giảm tải về 0). Cọc ép hoặc đóng ở Vn thường có mối nối chất lượng kém nên sóng truyền bị gián đoạn. Tôi có biết anh Tuấn ở Viện KHCN giao thông vận tải làm về PDA ở VN khoảng trên dưới 10 năm nên chắc có nhiều kinh nghiệm về PDA của cọc đóng hoặc ép có mối nối.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Pda, Capwap, Weap

            Khi lực tác dụng ở đầu cọc là lực NÉN tĩnh (static COMPRESSION load - ví dụ khi nén tĩnh cọc) thì trong cọc chỉ có ứng suất nén (compression stress).

            Khi lực tác dụng ở đầu cọc là lực NÉN động (dynamic COMPRESSION load - ví dụ khi búa đóng cọc) thì trong cọc có cả ứng suất nén và kéo. Giải thich tại sao có ứng suất kéo, mặc dù lực tác động là nén (và nén đúng tâm) hơi dài và phức tạp nên tôi chưa bàn ở đây. Cọc bị đứt khi đóng chủ yếu là do đóng qua đất yếu (với cùng 1 stroke height, cùng 1 EMX, đất càng yếu, thì ứng suất kéo càng lớn)

            Khi ép cọc, lực ép gần như là tĩnh. Thành phần động, nếu có, là nhỏ. Vì vậy, ứng suất kéo, nếu có, cũng là nhỏ và không gây nguy hiểm đứt cọc.

            Việc dừng ép hoặc giảm tải về 0 không gây ra tác dụng dynamic. Vì vậy không sinh ra ứ.s kéo (chỉ có ứng suất nén giảm dần về 0)

            Mối lo lớn nhất của tôi không phải là sóng truyền bị gián đoạn. Mối lo lớn nhất là cọc đã ép xong ngon lành rồi (mối nối, mặc dù kém, nhưng đang ngon lành vì khi ép nó không bị ứng suất kéo), tự nhiên Kỹ sư PDA ra phang cho vài nhát cọc (để thí nghiệm sức chịu tải), thế là đứt mất mối nối. (Đứt do ứ.s kéo khi đóng).

            Tôi đọc thấy 1 vài thread trong đây bàn về mất chối (chỉ còn khoảng 10 hay 15 nhát 1 mét). Cực kỳ nguy hiểm. Kinh nghiệm đóng cọc ở Florida tối kỵ có số nhát dưới 30/1-ft (tức là khoảng 100 nhát/ 1 mét). 10 hay 15 nhát/ 1 mét rất dễ gây đứt cọc. Xin gửi 1 ví dụ driving criteria (xin lỗi dùng đơn vị kips-feet).

            Nói về động lực học đóng cọc, nhiều cái nghe qua thấy rất trái khoáy: ví như, đất càng yếu thì ứ.s kéo càng lớn (nếu cùng búa, cùng STK, cùng EMX). Hay ví như búa càng nặng (nên yêu cầu về STK càng nhỏ) thì càng khó đứt cọc.

            Cách đây vài tháng, Vũ Quốc Cường (Ph.D candidate, University of Colorado, Boulder. Giáo viên ĐHXD) có hỏi tôi về driving criteria, tôi mới biết là một vài bang ở Mỹ hiện mới đang học tập Florida về việc có 1 driving criteria chặt chẽ.
            Ngoài ra Florida cũng là bang tiên phong về Smartpile (còn gọi là EDC)
            Attached Files
            Last edited by ngthai; 13-05-2008, 06:51 AM.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Pda, Capwap, Weap

              Kinh goi cac bac tham khao bai viet cua Garland Likins, PDI
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Pda, Capwap, Weap

                Anh Huy
                Tình hình nếu mà mọi người hăng say thì em vẫn dự định tổ chức vào 14 và 15. Em sẽ cần mượn cơ quan anh 1 projector. Còn nếu mọi người không hăng say thì thôi.
                Vì đây là chủ đề rất hẹp, nên 1 trong những mục đích thu học phí là chỉ để những người quan tâm tham dự
                Ở Mỹ, họ rất thấm nhuần lời dạy của Lênin "Học, học nữa, học mãi" , thành ra lớp học mà tôi đi học ở Dr. Julian rất đông (khoảng 100 người khăn gói quả mướp từ khắp nước Mỹ, vài người ở Canada và châu Mỹ la tinh đến thành phố Orlando để học). Chủ đề của lớp là "CAPWAP Q &A". Lần đầu tiên có chủ đề "Q & A", thành ra những người lão luyện trong nghề cũng đi học (ví như sếp của tôi – Larry Spears – làm PDA đã được 15 năm; hoặc Michael Sharp là sếp về PDA ở Tập đoàn URS, chi nhánh Tampa, ông này làm PDA đã ngót nghét 20 năm cũng đi học). Mặc dù những người này đã am hiểu tường tận PDA rồi, họ vẫn kiên trì ngồi 2 ngày xem có rút ra được cái gì mới mà mình chưa biết không. Ở nhiều nước, người có bề dày kinh nghiệm hoặc làm sếp rồi vẫn đi học continue education. Họ không có bị tự ái. Mà học phí ($500) thì công ty trả (cũng đỡ )

                Chưa thấy bạn Hien Nghiem debate lại về vấn đề ứ.s kéo khi ép cọc.

                Cách đây 5 năm, khi tôi viết quyển móng cọc, tôi không có 1 chút kinh nghiệm thực tế nào về PDA cả. Bây giờ (sau vài năm kinh nghiệm PDA) đọc lại nhiều chỗ thấy ngượng. Đúng là mình young & stupid. Bây giờ tôi chưa phải là già, nên vẫn là a little young, and a little stupid.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Pda, Capwap, Weap

                  Nguyên văn bởi ngthai
                  Anh Huy
                  Tình hình nếu mà mọi người hăng say thì em vẫn dự định tổ chức vào 14 và 15. Em sẽ cần mượn cơ quan anh 1 projector. Còn nếu mọi người không hăng say thì thôi.
                  Vì đây là chủ đề rất hẹp, nên 1 trong những mục đích thu học phí là chỉ để những người quan tâm tham dự
                  Ở Mỹ, họ rất thấm nhuần lời dạy của Lênin "Học, học nữa, học mãi" , thành ra lớp học mà tôi đi học ở Dr. Julian rất đông (khoảng 100 người khăn gói quả mướp từ khắp nước Mỹ, vài người ở Canada và châu Mỹ la tinh đến thành phố Orlando để học). Chủ đề của lớp là "CAPWAP Q &A". Lần đầu tiên có chủ đề "Q & A", thành ra những người lão luyện trong nghề cũng đi học (ví như sếp của tôi – Larry Spears – làm PDA đã được 15 năm; hoặc Michael Sharp là sếp về PDA ở Tập đoàn URS, chi nhánh Tampa, ông này làm PDA đã ngót nghét 20 năm cũng đi học). Mặc dù những người này đã am hiểu tường tận PDA rồi, họ vẫn kiên trì ngồi 2 ngày xem có rút ra được cái gì mới mà mình chưa biết không. Ở nhiều nước, người có bề dày kinh nghiệm hoặc làm sếp rồi vẫn đi học continue education. Họ không có bị tự ái. Mà học phí ($500) thì công ty trả (cũng đỡ )

                  Chưa thấy bạn Hien Nghiem debate lại về vấn đề ứ.s kéo khi ép cọc.

                  Cách đây 5 năm, khi tôi viết quyển móng cọc, tôi không có 1 chút kinh nghiệm thực tế nào về PDA cả. Bây giờ (sau vài năm kinh nghiệm PDA) đọc lại nhiều chỗ thấy ngượng. Đúng là mình young & stupid. Bây giờ tôi chưa phải là già, nên vẫn là a little young, and a little stupid.
                  Sorry bác, cái ứng suất kéo trong cọc ép có thể tôi nhầm vì chưa kiểm chứng. Tôi có thử tính nhưng cũng chỉ thấy ứng suất nén dư trong cọc khi unload về 0. Nhưng do mô hình tôi dùng độ cứng load và unload như nhau và đất đồng nhất (ứng suất kéo sinh ra khi lớp đất dưới unload ít hơn lớp đất trên nên lớp đất trên kéo cọc, còn lớp đất dưới giữ cọc do đó sinh ra kéo). Tôi sẽ trả lời bác chi tiết hơn về vấn đề này sau. Về bản chất thì ứng suất kéo khi đóng và khi ép (nếu có) là hoàn toàn khác nhau.
                  Tôi cũng tham gia một lớp về PDA (PDA, CAPWAP, GRLWEAP) 2 ngày ở CDOT do chính Dr. Frank Rausche giảng. Dr. Frank cũng đến lớp của advisor của tôi giảng một buổi về GRLWEAP. Cũng có may mắn là ông ấy sống ở Colorado nên mời cũng dễ.
                  Trở lại đề tài, như bác đề cập, nếu cọc ép mà mối nối kém thì dùng PDA có thể sẽ làm đứt cọc. Nhưng cũng như bác nói, khi ép cọc, lực ép chủ yếu là tĩnh, thế thì biết ngay sức chịu tải của cọc khi ép xong, sao lại phải thử PDA hoặc tĩnh nữa (thực tế khi ép là có phần động vì tốc độ ép khác nhau thì lực ép cũng khác nhau, nhưng chưa có ai nghiên cứu phần động chiếm bao nhiêu %, chả thế mà kết quả nghiên cứu của một số thầy hồi tôi còn học có đề xuất tốc độ ép cọc là bao nhiêu đó để có sức chịu tải tĩnh cần thiết)

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Pda, Capwap, Weap

                    Sorry, tôi bấm gửi bải 2 lần thành ra có thêm đoạn này nữa.
                    Last edited by hien nghiem; 14-05-2008, 12:25 AM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Pda, Capwap, Weap

                      Tôi cũng cho rằng PDA cho cọc ép là thừa. Cứ chia lực ép cho khoảng 3 để lấy SCT (allowable) luôn cho rồi.

                      Tuy nhiên, vì tôi thấy bạn DangDinhNhiem nói trong Nam làm PDA cho cọc ép nhiều lắm. Bạn HienNghiem nói anh Tuấn cũng làm PDA cho cọc ép, nên tôi muốn debate là PDA cho cọc ép rất risky.

                      Bản thân tôi chưa từng làm PDA cho cọc ép bao giờ. Nói rộng ra thì tôi chưa từng làm PDA ở Việt nam bao giờ. Tôi đã làm PDA cho cọc đóng có mối nối (spliced driven pile) ở Mỹ. Mối nối cực kỳ tốt, nhiều cọc wave-up không có reflection nào cả (cứ behave như là cọc không mối nối vậy). Cũng có vài cọc wave-up có 1 chút reflection tại chỗ splice. Mối nối rất tốt nhưng lúc đóng vẫn phải rất cẩn thận (phải có 1 driving criteria riêng cho spliced pile) để cho tension stress nhỏ hơn khoảng 0.25 ksi (khoảng 1.7 MPa). Cọc không mối nối (là loại cọc phổ biến ở đây) thì vô tư hơn: cần khống chế tension stress nhỏ hơn 1.3-1.6 ksi (khoảng 9 - 11 Mpa) (cọc ư.s trước). Đó là lý do tại sao lại có cái 30 blows per foot với lại 15 blows per foot trong trang 2 của file PDF mà tôi attach ở đây vài ngày trước. Đây là cọc không mối nối (cả cây cọc dài 92-ft, tức là 28-m). Cái 30 blows per foot với lại 15 blows per foot là tuỳ cọc, tuỳ đất, tuỳ búa nhưng nói chung là khoảng như thế.

                      Bạn nào thử tính hộ xem các đường hàn quanh bản táp (nối kiểu VN) có chịu được sức kéo khoảng 30 tấn không? (không được tính sức chịu kéo của bản thân bản táp. Vì khi kéo, có đứt thì đường hàn chắc đứt trước)

                      Còn khi ép, ư.s kéo (do unload của đất như bạn HienNghiem nói) nhỏ lắm. Tôi nghĩ không nên lo lắng đến cái ư.s kéo đó.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Pda, Capwap, Weap

                        Gửi các bạn ví dụ khác về Driving Criteria. Búa hơi Hàn quốc. Thí nghiệm tại đất này cho thấy không có gì đáng lo về tension cũng như compression stresses cả, nên không có ràng buộc gì về blow counts.
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Pda, Capwap, Weap

                          Các bác có tải liệu gì về buổi học không? Post lên đây cho em và mọi người cùng học hỏi với ạ.
                          Tôi nhảy cao hơn nhà cao tầng - Vì nhà cao tầng không thể nhảy.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X