QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc ép thay cọc khoan nhồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cọc ép thay cọc khoan nhồi

    Công ty chúng tôi được Cty CP Hà đô 3 (Địa chỉ : 186 Hoàng sâm - Cầu giấy - Hà nội ĐT : 04.7564480 . Tổng giám đốc : Phan Quang Bình - ĐT : 0913 233119) giới thiệu dịch vụ mới : Nhận thầu thi công cọc ép (vuông hoặc tròn - ĐKính nhỏ hơn cọc khoan nhồi).
    Theo quảng cáo : Cty Hà đô 3 đang nhập thiết bị (Loại hạng nặng) tại Trung quốc để thi công các loại cọc ép thay cọc khoan nhồi cho các công trình nhà cao tầng tại Hà nội. Phương án thi công này được giới thiệu là tiết kiệm 30% chi phí so với PA cọc khoan nhồi (và còn giảm thời gian thi công)
    Với các giải thích về các vấn đề kỹ thuật (Cọc ứng suất trước, có lỗ ở giữa để kiểm tra độ nghiêng của coc.....) và công tác đảm bảo tính pháp lý (Hội đồng khoa học trường ĐHXD Hà nội chứng nhân....) cho phương án này làm chúng tôi cảm thấy vô lý (không ổn chút nào mặc dù rất mê tính kinh tế của PA)
    Tuy nhiên, chúng tôi cũng rất muốn biết hiện tại Trung quốc đã áp dụng chưa, quan điểm thiết kế và tính toán? kỹ thuật thi công và thiết bị ra sao? có thể áp dụng tại Việt nam hay không?
    Hiện chúng tôi có CT cao tầng sắp khởi công (Cọc khoan nhồi ĐK 1.2m, sâu 48-52m) vì vậy chúng tôi cũng rất quan tâm các công nghệ mới để giảm tiến độ và chi phí.
    Đồng nghiệp nào có thông tin hoặc hiểu biết về vấn đề trên cho chúng tôi vài thông tin chỉ giáo!
    Rất mong các đồng nghiệp có ý kiến trao đổi.
    Xin cám ơn!

  • #2
    Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

    Chào mọi người!
    Ở đây, ta thấy rằng vấn đề mọi người nêu lên là một bài toán kinh tế kĩ thuật. Bản thân mình thấy là rất hay. Đứng ở vai trò là chủ đầu tư cần so sánh hai phương án nói trên. Mình chỉ là một người tâm huyết với ngày Xây Dựng, nên xin phép có một số ý kiến như sau:
    - Đối với cọc ép, mà lực ép của máy là 600 T, thì tải trọng thiết kế của cọc chỉ khoảng 200 T đến 240 T (1/2,5 den 1/3 lực ép động, tùy theo điều kiện địa chất).
    - Còn cọc khoan nhồi D1200 thì tải thiết kế phải khoảng 400- 600 T (tùy theo điều kiện địa chất).
    - Cọc ép loại lớn nhất mà bản thân được biết là D800 (ứng suất trước) Sức chịu tải thiết kế là 200T.

    - Vậy giảm được giá thành 1 cọc thì sẽ phải tăng số lượng cọc. Để so sánh hai phương án thì chỉ có cách lập báo cáo kinh tế kĩ thuật thôi.
    - Phương án dùng cọc ép thì ít bị rủi ro hơn đối với chất lượng cọc, nhưng lại gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh công trường. Hi hi. Nhiều khi đền bù cái này còn lớn hơn nhiều.
    - Vậy mong bạn suy nghĩ kĩ hơn. Nếu có điều kiện xin post thêm nhiều thông tin về dự án của bạn lên trên website này để mọi người cùng nghiên cứu.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

      Dự án của chúng tôi là 01 khu chung cư cao tầng (DTích XDựng : 2300 m2 - 24 tầng và 01 tầng hầm ) khu vực xây dựng không có công trình cao tầng lân cận (Chỉ là nhà dân loại 3 tầng) Phần móng được thiết kế khoảng 260 cọc khoan nhồi, Đkính cọc 1,2m. Mũi cọc ở độ sâu 48m (So với cốt san nền)
      Không biết qua nguồn tin nào mà một nhà thầu (Như giới thiệu ở trên) tìm đến và đề nghị được thi công phần móng để chủ đầu tư giảm chi phí xây lắp Ctrình. Theo PA giới thiệu của nhà thầu số lượng cọc ép chỉ tương đương với số lượng cọc khoan nhồi (Mà tiết diện lại nhỏ hơn cọc khoan nhồi)
      Thứ nhất : Theo tài liệu thiết kế, cọc khoan nhồi được thiết kế là cọc chống (Trên lớp cuội sỏi có độ sâu trung bình so với cốt san nền là 46m) như vậy không hiểu nhà thầu quan niệm (Hoặc tính toán) cọc ép theo PA của họ là gì (Cọc chống, cọc ma sát hay kết hợp). Đây là một vấn đề mà chúng tôi thây không ổn.
      Thứ hai : Khi hỏi, với độ sâu ép cọc như trên nhà thầu dùng biện pháp nào để kiểm tra độ nghiêng của cọc thì được giải thích là các cọc của họ có lỗ thông ở giữa (Chẳng biết to nhỏ ra sao) và được kiểm tra qua lỗ thông đó (có trời mà hiểu được)
      Thứ ba : Khi hỏi, hiện nay trong quản lý chất lượng công trình nhà nước quy định thì cả thiết kế và thi công đều phải tuân thủ các TChuẩn, quy phạm Việt nam. Vậy lấy gì đảm bảo tính pháp lý của PA khi giải trình với Các cơ quan pháp luật và khách hàng (Các hộ mua nhà chung cư). Nhà thầu hồn nhiên trả lời : Có chứng nhận của hội đồng khoa học trường ĐHXD. Theo chúng tôi hiểu : Chứng nhận của HĐ khoa học làm gì có tính pháp lý (mà ai lại làm những việc vô lý như vậy)
      Kết luận : Nhà thầu tiếp thị kiểu chợ trời. Nên lịch sự cám ơn và hẹn gặp lại khi thực hiện các công trình giả định hoặc làm đề tài cho sinh viên nghiên cứu.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

        + Không biết bác quan niệm thế nào là cọc chống, cọc khoan nhồi trên nền cuội sỏi ở HN, thì trong các tiêu chuẩn vẫn quan niệm là cọc ma sat. Tính toán sức chịu tải theo SPT hay... đều có ma sát bên và sức kháng mũi cạ
        +Cọc khoan nhồi thì vẫn lún chứ

        + Khi nhà thầu đưa phương án cọc ép, quan trọng là bác phải đưa ra thông số tính toán kích thước cọc hay chiều sâu cọc ra sao thì mới biết họ đúng hay sại
        +Hiện nay cọc bê tông dự ứng lực đang có hiệu quả, một số công ty ở VN đã đang kết hợp với TQ để cho ra loại cọc này.
        Last edited by tranly; 04-05-2008, 01:04 AM.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

          Chào bác tvd!
          Theo hiểu biết của bản thân, tôi xin có một số đóng góp với bác như sau:
          - Đối với máy ép mà lực thiết kế 600 T như thông tin của nhà thầu (loại máy ép này trên ketcau.com có một số thông tin, có cả video), thì lực ép động thực tế chỉ có thể nhỏ hơn 600 T. Theo quan điểm tính toán của cọc ép thì sức chịu tải thiết kế của cọc = lực ép động / (2,5 - 3) tùy theo điều kiện địa chất. Vậy nên loại máy trên chỉ có thể thi công được cọc ép có sức chịu tải thiết kế là 200 - 240 (T). Vậy nên chuyện thay thế 1 cọc khoan nhồi D1200 (SCT 400 - 600 T) bằng 1 cọc ép (SCT 200 - 240 T) là không thể khả thi. Bác tvd nên yêu cầu nhà thầu giải trình rõ về vấn đề này.
          - Việc thi công bằng công nghệ cọc ép thường gây ra hiện tượng đẩy đất ở xung quanh vị trí thi công. Cho nên sẽ gây ảnh hưởng đến công trình lân cận, kết cấu lân cận càng nhẹ thì càng bị ảnh hưởng. Nhà 1 tầng có thể lún xụt, nhà 2-3 tầng có thể nứt. Nếu trong nền đất có bùn thì phạm vi ảnh hưởng có thể trên 50m. Theo bản thân được biết thì hiện tại vấn đề này chưa có cách khắc phục (Đề nghị bạn nào có phương án đối với vấn đề này nên đưa ra cho mọi người với). Bác tvd có thể tham khảo mục Sự cố công trình tại ketcau.com về vấn đề này. Vậy bác nên yêu cầu nhà thầu giải trình về vấn đề này.
          - Cọc ứng suất trước đúc bằng phương pháp li tâm, có dạng hình tròn D600, 800. Mặt cắt của cọc có dạng như ống cống, với chiều dày bê tông khoảng 10 - 15 cm. Cho nên cọc có lỗ rỗng, nên nhà thầu sử dụng nó để đo độ nghiêng. Bác tvd có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bản vẽ, dễ ợt.
          - Còn về tiêu chuẩn, qui phạm thì đây là cọc bê tông dự ứng lực thi công bằng phương pháp ép tĩnh, có tiêu chuẩn dành riêng cho nó đó. Còn chứng nhận của Hội đồng trường ĐHXD thì chắc là cho công trình khác, có thể lấy đó mà tham khảo.

          - Cám ơn bác HuyCDC đã cung cấp cho anh em nhưng thông tin quan trọng về thiết kế cọc. Hi hi.
          Last edited by dinhnghia; 05-05-2008, 01:41 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

            Xin đóng góp 1 vài ý kiến liên quan tới vấn đề thảo luận.

            1. Cọc chống hay ma sát

            Việc phân biệt cọc là chống hay ma sát sẽ phụ thuộc vào chuyển vị tương đối giữa cọc và đất nền xung quanh. Nếu cọc có chuyển vị tương đối so với đất nền dưới tác dụng của các yếu tố bên ngoằi (tải trọng, mực nước ngầm, san lấp...), ma sát giữa cọc và đất đã hình thành. Trong trường hợp này cọc là cọc ma sát.

            Nếu chuyển vị của cọc lớn hơn chuyển vị của đất nền xung quanh, ma sát là có hướng ngược lên (qui ước là ma sát dương). Ngược lại, nếu chuyển vị của cọc nhỏ hon so với nền, ma sát đổi chiều có hướng xuống dưới (qui ước là ma sát âm).

            Căn cứ vào kết quả thí nghiệm của Bjerum và Fellenius trên các cọc thí nghiệm có gắn thiết bị quan trắc biến dạng, chỉ cần chuyển vị tương đối của cọc và đất đạt mức vài milimet là đã đủ để làm cho ma sát bên thân cọc hình thành.

            Tại vị trí chuyển vị giữa cọc và nền bằng nhau, ma sát bằng không đây la điểm đổi dấu giữa ma sát âm và dương trên thân cọc. Mặt phẳng tại vị trí này gọi là mp trung hòa (neutral plan).

            Neutral plan có ý nghĩa khá quan trọng trong việc tính lún của móng cọc (nhóm cọc). Về nguyên tắc, chỉ tính lún cho nhóm cọc từ vị trí neutral plan trở xuống. Tuy nhiên lún của đất nền từ vị trí neutral plan tới mũi cọc là khá nhỏ nên trong thực hành chỉ tính lún cho nhóm cọc - móng khối qui ước từ mũi cọc trở xuống.

            Các bác có thể thấy trong tiêu chuẩn TCXD 205-1998, vị trí 1/3 chiều dài cọc hay qui tắc 1/3... để xác định móng khối qui ước bản chất là liên quan tới neutral plan này. các qui tắc trong TCXD 205 tuân thủ đề xuất của Terzaghi.

            Vị trí neutral plan thực tế thay đổi tùy vào đặc tính của đất nền, tải trọng san lấp, thay đổi của mực nước ngầm. Trong trường hợp mũi cọc nằm trong lớp đá gốc, cọc không chuyển vị, giả sử đất nền chuyển vị do tải đất san lấp, lúc này toằn bộ ma sát là âm, vị trí của neutral plan ngay tại mũi cọc. Trường hợp này không cần tính lún nhưng khi kiểm tra sức chịu tải theo điều kiện vật liệu cọc cần xét tới ảnh hưởng của ma sát âm. Cọc sẽ chịu thêm tải trọng do ma sát âm gọi là down drag force.

            Trường hợp ngược lại, nếu cọc cắm hoằn toằn trong một nền đất đồng nhất, đất nền không chuyển vị (do tải san lấp, thay đổi mực nước ngầm...), toằn bộ ma sát là dương, vị trí neutral plan nằm ngay đáy đài cọc, trường hợp này phần lớn sức kháng cọc là do ma sát.

            Hầu hết bài toắn cọc trong thực tế đều là trung gian giữa hai trường hợp trên, nên cả sức kháng ma sát và sức kháng mũi đều được xét tới khi thiết kế.

            Ma sát âm, gây ra tải trọng tác động lên kết cấu cọc (ảnh hưởng tới P vật liệu) nhưng không ảnh hưởng tới khả năng chịu tải cọc theo đất nền. Tuy nhiên khi tính lún cần rất quan tâm tới vấn đề này. Lực do ma sát âm sinh ra sẽ bị triệt tiêu bởi hoặt tải. Các bác tham khảo thêm các paper của Fellenius trên ASCE database về chủ đề này.

            Thông thường, sức kháng mũi chỉ được huy động đầy đủ khi mũi cọc chuyển dịch khá lớn vào đất nền. Nếu bác nào đã xem các kết quả thí nghiệm PDA trên cọc với các mức năng lượng khác nhau sẽ thấy rõ điều này.

            2. Cọc ép vs cọc nhồi

            Bản thân tôi đã thiết kế một vài công trình có sử dụng cọc ống UST thi công bằng ép thủy lực và cọc nhồi.

            Cọc ép:

            Bên tôi đã thiết kế cọc ép cho các công trình chung cư (17 - 20 tầng, 1 tầng hầm, PIT lõi cứng âm thêm 1.7m so với sàn tầng hầm), chiều sâu ép âm lớn nhất khoẳng 7m. Thông số cọc như sau:

            Cọc D500mm, Pvl ngắn hạn = 480 tấn, dài hạn = 240 tấn. Tải trọng thiết kế từ 150 tấn - 190 tấn, tải ép Pmax = 400 tấn, cọc hạ sâu -45 - 48m kể từ mặt đất tự nhiên.

            Thi công bằng giàn ép thủy lực tự hành với tải ép cao nhất là 600 tấn.

            Chất lượng cọc ép tương đối ổn định, bên tôi đã làm việc với hầu hết các nhà cung cấp cọc PHC có uy tín ở TPHCM.

            Các công trình đến nay có cái đã đưa vào sử dụng, cái vừa xong phần thô, cái đang thi công sàn 6...

            Quan trắc lún cho thấy hầu như không lún (< 10mm), nhỏ hơn kết quả tính lún theo lý thuyết khá nhiều.

            Rủi ro cọc ép:

            Các vấn đề không thể tránh khỏi khi sử dụng cọc ép cho công trình có lớp đất yếu trên bề mặt và ép âm sâu (2 tầng hầm).

            - Cọc bị lệch tim quá dung sai cho phép
            - Cọc bị nghiêng
            - Không ép tới cao trình thiết kế nhất là khi phải ép qua các lớp cát thô trạng thái chặt bên dưới.
            - Gãy cọc khi đào.
            - Không bổ sung được cọc khi đã bắt đầu thi công đào đất.
            - Có những trường hợp không thể thí nghiệm kiểm tra do không có không gian và mặt bằng.

            Khi lựa chọn giải pháp cọc ép cho công trình cần rất thận trọng trong khâu giám sát và đòi hỏi nhà thầu phải rất cẩn thận. Cá nhân tôi đã làm việc với NT kiêm NCC nổi tiếng PV đấy. Kết luận là công trình nào họ làm cũng có sự cố (không phải do chất lượng cọc, mà do kiểm soát chất lượng khi thi công ép cọc).

            Cọc nhồi:

            Cọc nhồi thì không cần phải bàn nhiều nữa, có lẽ các bác đây đều ràn quá rồi.

            PS, các account cũ tôi quên mất pw, recover khó quá nên phải đăng kí mới vậy, bác Huy CDC là admin check lại vụ này xem thử. Điệu này cứ lâu lâu quay lai forum chắc phải đăng kí username mới quá.

            Có gì chưa chính xác mong các bac góp ý nhé

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

              Quên

              Cung cấp thêm 1 tí thông tin nữa về cọc ép

              Khi thi công ép cọc ở công trình đã đưa vào sử dụng xảy ra các sự cố:

              - Nứt hồ bơi của biệt thự bên canh. Chủ nhà sau 1 đêm ngủ dậy thấy nước hồ bơi sạch bách, cạn trơ đáy, nền sân bị trồi lên và nứt nhiều chộ

              - Sập tường rào của nhà bên canh.

              - Cọc bị trôi & nghiêng do biện pháp đào đất quá kém

              - Chiều dài cọc trong 1 đài không đồng nhất

              Cho nên, các bác cân nhắc kỹ các vấn đề nhé trước khi dùng cọc ép, nhất là trong điều kiện xây chen

              PS, về các paper của Fellenius, các bác xem các bài sau:

              1. Results from long term measurement in piles of drag load and down drag. Canadian Geotechnical Journal, April 2006, Vol 43 No 4

              2. Recent advances in the design of piles for axial loads, dragloads, downdrag and settlement. ASCE & Port of New York and New Jersey Seminar, Aprill 22 & 23, 1998

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                Chào stk!
                - Hi hi! Những thông tin của bạn quả là hữu ích. Thanks!

                - Mình xin hỏi bạn một chút:
                + Mình thấy quan điểm: có chuyển vị thì mới có ma sát là có nhầm lẫn chứ nhỉ. Vì khi đã có chuyển vị thì tức là lực tác động đã thắng lực ma sát rồi, thì mới chuyển vị được chứ.
                + Vụ ứng suất âm cũng thấy giải thích ra sao ý. Mình cũng thấy không hợp lý. Bản thân sẽ tìm hiểu thêm. Ngày xưa mình được biết là ứng suất âm chỉ xuất hiện đối với đất bùn trạng thái dẻo chảy thôi. Chứ có liên quan gì đến chuyển vị của đất đâu. Nghe cách bạn giải thích thì có hiểu được nguyên nhân của ứng suất âm. Nhưng mình vẫn thấy có chỗ không hợp lý, đó là khi so sánh với việc ứng suất âm xuất hiện với đất ở trạng thái dẻo chảy. Hi hi. Đề nghị bạn giải thích thêm với.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                  Nguyên văn bởi dinhnghia
                  Chào stk!
                  - Hi hi! Những thông tin của bạn quả là hữu ích. Thanks!

                  - Mình xin hỏi bạn một chút:
                  + Mình thấy quan điểm: có chuyển vị thì mới có ma sát là có nhầm lẫn chứ nhỉ. Vì khi đã có chuyển vị thì tức là lực tác động đã thắng lực ma sát rồi, thì mới chuyển vị được chứ.
                  + Vụ ứng suất âm cũng thấy giải thích ra sao ý. Mình cũng thấy không hợp lý. Bản thân sẽ tìm hiểu thêm. Ngày xưa mình được biết là ứng suất âm chỉ xuất hiện đối với đất bùn trạng thái dẻo chảy thôi. Chứ có liên quan gì đến chuyển vị của đất đâu. Nghe cách bạn giải thích thì có hiểu được nguyên nhân của ứng suất âm. Nhưng mình vẫn thấy có chỗ không hợp lý, đó là khi so sánh với việc ứng suất âm xuất hiện với đất ở trạng thái dẻo chảy. Hi hi. Đề nghị bạn giải thích thêm với.

                  Ma sát chỉ sinh ra khi có chuyển vị tương đối của cọc so với nền. Bác xem thêm các biểu đồ phân bố tải trọng cọc (pile load distribution) trong các tài liệu về thiết kế móng cọc.

                  Ma sát âm không nhất thiết chỉ xảy ra cho các trường hợp đất bùn mà có thể xảy ra với mọi loặi đất miễn là chuyển vị của đất lớn hơn chuyểh vị của cọc. Ví dụ đất nền là sét trạng thái dẻo mềm (CH hoặc CL), san lấp bề mặt khoẳng 3m (tải san lấp 5.4 t/m2). Như vậy nền bị lún do cố kết. Nếu nền lún nhiều hơn cọc, ma sát âm sẽ xuất hiện.

                  Các xu hướng thiết kế hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng lắm về chuyện ảnh hưởng của ma sát âm tới khả năng chịu tải cọc theo đất nền.

                  Fellenius đề nghị không xét tới ma sát âm khi tính toắn sức chịu tải cọc theo đất nền, chỉ xét khi tính P vật liệu. Ma sát âm lúc này có vai trò như lực ứng suất trước trên thân cọc.

                  Các tiêu chuẩn thiết kế, sổ tay thiết kế ở các nước Phương Tây vẫn đề nghị trừ giá trị ma sát âm khỏi sức chịu tải cọc.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                    Nguyên văn bởi haikcvncc
                    Cọc UST còn có 1 nhược điểm theo tôi là cũng tương đối lớn : Trong tiêu chuẩn không cho phép dùng cáp UST neo vào trong đài, như vậy đoạn cọc cuối cùng sẽ phải là đoạn cọc có đặt thêm đoạn thép neo vào đài, tuy nhiên chiều dài đoạn thép này để tiết kiệm các nhà cung cấp cọc thường để khoảng vài m. Nếu địa chất đồng đều và lớp cát mỏng thì không sao, nhưng địa chất phức tạp và cọc gặp lớp cát dày sẽ sinh chuyện, có thể hụt ***g thép chờ vì chiều dài cọc có thể ngắn hơn nhiều so với chiều dài thiết kế dự kiến. Vấn đề này tôi cũng đã nêu cho mấy bác ở BT Minh Đức mà bác huycdc vừa nói ở trên, nhưng theo tôi các bác ấy vẫn chưa giải quyết triệt để được.
                    Đa phần các cọc của móng nhà có thể thiết kế liên kết khớp vào đài do tải trọng ngang tác động vào công trình không lớn. Các cọc UST sử dụng trong công trình dân dụng chủ yếu là cọc loặi A, liên kết khớp vào đài.

                    Như vậy, sử dụng cọc UST cho building vẫn OK đấy chứ.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                      Nguyên văn bởi haikcvncc
                      Cọc UST còn có 1 nhược điểm theo tôi là cũng tương đối lớn : Trong tiêu chuẩn không cho phép dùng cáp UST neo vào trong đài, như vậy đoạn cọc cuối cùng sẽ phải là đoạn cọc có đặt thêm đoạn thép neo vào đài, tuy nhiên chiều dài đoạn thép này để tiết kiệm các nhà cung cấp cọc thường để khoảng vài m. Nếu địa chất đồng đều và lớp cát mỏng thì không sao, nhưng địa chất phức tạp và cọc gặp lớp cát dày sẽ sinh chuyện, có thể hụt ***g thép chờ vì chiều dài cọc có thể ngắn hơn nhiều so với chiều dài thiết kế dự kiến. Vấn đề này tôi cũng đã nêu cho mấy bác ở BT Minh Đức mà bác huycdc vừa nói ở trên, nhưng theo tôi các bác ấy vẫn chưa giải quyết triệt để được.
                      To Chú Haikcvncc : Cọc ống dự ứng lực (PC hoặc PHC) không phải đặt thêmn đoạn neo vào đoạn cuối cùng như chú Haikcvncc nghĩ đâu. Đoạn thép neo thêm vào đài cọc được thiết kế đỗ tại chỗ (insitu concreting) còn gọi là pile plug để tạo thép chờ (nếu thích thì có thể neo dài bao nhiêu tùy thích _ trường hợp không tính toán). Tôi đã làm mấy dự án về cọc dự ứng lực rồi (đường kích tôi làm lớn nhất đến 800m sức chịu tải 632 ton, lún 12mm theo kết qủa thử tĩnh ). Địa chất ở chỗ tôi đang làm khá phức tạp (xen kẹp thấu kính cát).
                      Nên kết luận là nếu dùng cọc dự ứng lực thì không phải lo thép chờ vào đài (Nếu có mắt bằng rộng dùng búa 11.5 ton thì hơi bị ngon đấy nhé ). Dùng cho cao ốc thì không có vấn đề gì.
                      Để khỏi bị cho là nói xuông , nhân tiện tổi gởi chi tiết cho bà con xem chơi.
                      Attached Files
                      Last edited by nguyencongoanh; 07-05-2008, 01:49 PM.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                        Dĩ nhiên không thể sử dụng thép ust để neo cọc vào đài. Tiêu chuẩn (cả Việt Nam và các nước khác) không cho phép.

                        Cái chi tiết plug in mà bác Oanh post lên được sử dụng rất nhiều trong các công trình dân dụng hoặc cảng ở phía Nam. Tuy nhiên theo ý kiến cá nhân tôi, neo thép kiểu này không ăn thua, chỉ tốn thép mà không giải quyết được gì. Cho dù neo thép kiểu đấy, liên kết cọc đài vẫn là khớp.

                        Các công trỉnh dân dụng cọc ống chỉ cần lk khớp vào đài. Cũng không cần phải dùng chi tiết neo plug in.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                          to nguyencongoanh! Sức chịu tải 632 Tấn là tải trọng thí nghiệm chứ nhỉ. Còn tải trọng thiết kế có sử dụng được tải trọng đó đâu. Mình được biết tải trọng thí nghiệm gấp tải trọng thiết kế khoảng 2-3 lần chứ nhỉ. Mong người hướng dẫn với.

                          - Cái đoạn thép neo để nối cọc vào đài thường là dài bao nhiêu nhỉ. Mà ai có kinh nghiệm thi công cái đoạn thép neo này cho mình hỏi với. Vữa rót vào đoạn này có phải dùng sika không nhỉ. Phần đáy đoạn thép neo này làm ván khuôn như thế nào nhỉ.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                            Nguyên văn bởi dinhnghia
                            to nguyencongoanh! Sức chịu tải 632 Tấn là tải trọng thí nghiệm chứ nhỉ. Còn tải trọng thiết kế có sử dụng được tải trọng đó đâu. Mình được biết tải trọng thí nghiệm gấp tải trọng thiết kế khoảng 2-3 lần chứ nhỉ. Mong người hướng dẫn với.

                            - Cái đoạn thép neo để nối cọc vào đài thường là dài bao nhiêu nhỉ. Mà ai có kinh nghiệm thi công cái đoạn thép neo
                            này cho mình hỏi với. Vữa rót vào đoạn này có phải dùng sika không nhỉ. Phần đáy đoạn thép neo này làm ván khuôn như thế nào nhỉ.
                            To dinhnghia: Vui lòng đọc lại bài trên. Tôi đâu có nói đó là tải trọng thiết kế đâu. Trong dự án này sử dụng hệ số an toàn từ 1.6-:-1.8 nên anh có thể tính được sức chịu tải cho phép (Qa). Thật sự thì sức chịu tải có được do thí nghiệm cũng chưa phải là sức chịu tải cực hạn (Qu) vì độ lún khá nhỏ. Và cọc chưa tụt. Cái đoạn neo bên trên nếu muốn biết thì phải tính (trong trường hợp chịu moment). Tôi đã làm cái neo như thế cho một dự án khác và công trình này đã được đưa vào sử dụng. Đến bây giờ chưa có vấn đề gì (chắc là gặp may). Dùng bêtông bình thường (tại sao lại phải dùng Sika, Frosroc hay bất cứ phụ gia nào khác trong trừơng hợp này?). Phần đáy thì cũng đơn giản, nếu là kĩ sư thì suy nghĩ chút đi. Có thể dùng plywood (ván ép). Nếu dùng thép thì phải chống gỉ cho nó. Cái tấm ván khuôn đáy này liên kết vào thép chủ (plug-in rebars).
                            NC. Oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cọc ép thay cọc khoan nhồi

                              To nguyencongoanh!
                              Sorry vì đã không đọc kĩ bài của cậu nhé. Mình có mấy câu hỏi muốn đặt ra cùng trao đổi với bạn nhé:
                              - Trong cái hình bố trí theo neo loại Type 1 đó. Bố chí những 17 D 32 cơ à, như vậy có quá dầy không, đổ bê tông sợ không ổn đâu.
                              - Hi hi! Mình đặt câu hỏi sika là sợ bê tông về sau co ngót với bê tông trước (là bê tông cọc) nên mối liên kết không được tốt thôi. Trong nhưng trường hợp như vầy, thông thường người ta vẫn dùng phụ gia trương nở đó.
                              - Tải trọng thí nghiệm thường gấp 2 lần tải trọng thiết kế. Trong trường hợp thí nghiệm nén tĩnh, thấy khả năng chịu tải thật lớn hơn so với thiết kế... thì liệu có thể nâng tải trọng thiết kế không? Hình như theo mình biết là không được. Nhưng mình nghĩ thí nghiệm hiện trường có tính xác thực cao hơn so với thiết kế, vậy sao lại không cho nâng nhỉ. Đặc biệt với môn nên móng và cơ học đất sự chênh lệch giựa thực tế và lý thuyết thường là tương đối.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X