QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàn không dầm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sàn không dầm

    Cả tết ngày nào cũng xem kết cấu hoạt động lại chưa.Giờ hoạt động thì lại mất bao nhiêu dữ liệu.FPT làm ăn thật chẳng ra gì.Thật bức xúc.
    Em đang thiết kế sàn không dầm của nhà cao tầng(không có mũ cột),nhưng chưa hề biết cách tính ra sao,tìm trong tài liệu nào,các tài liệu em có đều không có vấn đề này.Mong các bác chỉ giáo.Bác nào có tài liệu up lên tham khảo thì tốt quá.
    Last edited by Lê Đức Cường; 12-02-2009, 11:49 PM.

  • #2
    Ðề: Sàn không dầm

    - Gửi bạn tài liệu thiết kế sàn nấm hy vong sẽ giúp ích được bạn
    Last edited by Anhhuy; 13-02-2009, 03:47 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sàn không dầm

      Nguyên văn bởi Anhhuy
      - Gửi bạn tài liệu thiết kế sàn nấm hy vong sẽ giúp ích được bạn
      thanks.Nhưng em không thấy link đâu hết bác ơi.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sàn không dầm

        sàn ko dàm thì cột phải mở rộng mũ phải ko các bác? vì em nghĩ ko mở rộng đầu cột nó sẽ xuyên thũng sàn mất! phải ko có bác?
        Vượt Qua Bản Thân - Tuy Hơi Khó - Nhưng Cố Rồi Sẽ Thành Công!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sàn không dầm

          Nguyên văn bởi TallBuilding
          Các bác cho em hỏi sàn không dầm vượt được nhịp bao nhiêu là lớn nhất vậy?
          Hiện tại ở VN vươt đựơc 16m, dày 500 - Sàn bóng nhưa.
          Vấn đề quan tâm ở đây là tính chọc thủng cho đầu côt. Không biết bác nào có tài liệu về tính toán thép chịu cắt cho cột loại sàn nấm này k0. Theo TL giáo khoa thì phải có mũ cột (nếu kt cột nhỏ, sàn không dày lắm). Nếu tính toán cốt đai và cốt xiên để chịu lực cắt thì sao!

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sàn không dầm

            Nguyên văn bởi CongCuong
            Hiện tại ở VN vươt đựơc 16m, dày 500 - Sàn bóng nhưa.
            Vấn đề quan tâm ở đây là tính chọc thủng cho đầu côt. Không biết bác nào có tài liệu về tính toán thép chịu cắt cho cột loại sàn nấm này k0. Theo TL giáo khoa thì phải có mũ cột (nếu kt cột nhỏ, sàn không dày lắm). Nếu tính toán cốt đai và cốt xiên để chịu lực cắt thì sao!
            Nếu tính toán chọc thủng cho sàn không dầm, có nên kể đến cáp ứng lực trước không vậy, và kể đến như thế nào, mời các cao thủ góp ý kiến.
            Cám ơn,

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sàn không dầm

              lần trước có bác nào giới thiệu SAFE12 để tính cấu kiện ULT. ko bít có bản ***** chưa vậy? bác nào bít chỗ nào bán chỉ giùm em 1 cái. em cám ơn trước

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sàn không dầm

                Nguyên văn bởi TallBuilding
                Các bác cho em hỏi sàn không dầm vượt được nhịp bao nhiêu là lớn nhất vậy?
                tùy theo tính kinh tế. theo lý thuyết thì bn chẳng dc ( sàn dày) thống thường bên mình làm 9m sàn dày 200 và có mũ cột cao 400

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sàn không dầm

                  Các bác ơi, chỉ cho em chỗ tải về SAFE 12 với ạ.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sàn không dầm

                    Nguyên văn bởi TallBuilding
                    Không biết tiêu chuẩn AS(chắc là của úc hả các bác) thì như vậy còn các tiêu chuẩn khác thì sao ạ? Các bác có tài liệu pót lên cho em xem với !!!
                    Theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318,
                    Lực cắt thiết kế
                    V*<0.85*V(uc)
                    V(uc)=(0.29*sqrt(f’c)+0.3*sigma(cp))*u*d+V(p)
                    với
                    sigma(cp) : giá trị nén trước trung bình (P/A), trong khoảng 1.0 ~ 3.5 MPa
                    V(p): thành phần chiếu đứng của lực nén trước tại tiết diện xét.
                    f’c: cường độ lăng trụ và không lấy lớn hơn 35 MPa.

                    Tiêu chuẩn Anh BS8110:1997 thì không hướng dẫn cụ thể thiết kế chọc thủng cho sàn dự ứng lực. Tuy nhiên, có thể thao khảo công thức sau của hiệp hội xi măng Anh:

                    V(cr)=v(c)*b(v)*d+M(0)*V/M
                    với
                    v(c): ứng suất cắt thiết kế - bảng 3.8 BS8110
                    b(v): bề rộng tiết diện cực hạn
                    d : chiều cao hữu hiệu (h-h(0))
                    M(0): momnet kể đến sự “giúp sức” của nén trước,
                    V,M: Lực cắt và moment, tỷ số V/M khoảng 6.0/L với cột giữa (L: chiều dài nhịp).

                    Nếu V(eff) : Lực cắt thiết kế có kể đến moment truyền từ sàn vào liên kết
                    V(eff) > V(cr) thì phải có cốt thép chịu cắt.

                    Còn tiêu chuẩn Úc AS3600 thì phân biệt nhiều trường hợp như là có hay không có moment truyền từ sàn, có cốt đai kín v.v…

                    Nói chung thiết kế chống chọc thủng cho sàn phẳng dự ứng lực tương đối phức tạp và cần lưu ý các điểm sau:
                    1. Xét đến phối hợp giữa lực cắt và moment.
                    2. ***g thép chịu cắt có thể làm tăng khả năng chống chọc thủng và có thể không phải tăng chiều dày sàn.
                    3. Lưu ý hiệu ứng chọc thủng tại góc lõi cứng với sàn.

                    Xin chào,

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sàn không dầm

                      Nguyên văn bởi PTslab
                      Theo tiêu chuẩn Mỹ ACI 318,
                      Lực cắt thiết kế
                      V*<0.85*V(uc)
                      V(uc)=(0.29*sqrt(f’c)+0.3*sigma(cp))*u*d+V(p)
                      với
                      sigma(cp) : giá trị nén trước trung bình (P/A), trong khoảng 1.0 ~ 3.5 MPa
                      V(p): thành phần chiếu đứng của lực nén trước tại tiết diện xét.
                      f’c: cường độ lăng trụ và không lấy lớn hơn 35 MPa.

                      Tiêu chuẩn Anh BS8110:1997 thì không hướng dẫn cụ thể thiết kế chọc thủng cho sàn dự ứng lực. Tuy nhiên, có thể thao khảo công thức sau của hiệp hội xi măng Anh:

                      V(cr)=v(c)*b(v)*d+M(0)*V/M
                      với
                      v(c): ứng suất cắt thiết kế - bảng 3.8 BS8110
                      b(v): bề rộng tiết diện cực hạn
                      d : chiều cao hữu hiệu (h-h(0))
                      M(0): momnet kể đến sự “giúp sức” của nén trước,
                      V,M: Lực cắt và moment, tỷ số V/M khoảng 6.0/L với cột giữa (L: chiều dài nhịp).

                      Nếu V(eff) : Lực cắt thiết kế có kể đến moment truyền từ sàn vào liên kết
                      V(eff) > V(cr) thì phải có cốt thép chịu cắt.

                      Còn tiêu chuẩn Úc AS3600 thì phân biệt nhiều trường hợp như là có hay không có moment truyền từ sàn, có cốt đai kín v.v…

                      Nói chung thiết kế chống chọc thủng cho sàn phẳng dự ứng lực tương đối phức tạp và cần lưu ý các điểm sau:
                      1. Xét đến phối hợp giữa lực cắt và moment.
                      2. ***g thép chịu cắt có thể làm tăng khả năng chống chọc thủng và có thể không phải tăng chiều dày sàn.
                      3. Lưu ý hiệu ứng chọc thủng tại góc lõi cứng với sàn.

                      Xin chào,
                      Các anh ơi, em cũng đang làm 1 sàn ko dầm, dày 22cm, ko có mũ cột, xin hỏi như thế có nguy hiểm lắm ko?
                      Thời gian làm đồ án ko còn nhiều, mà việc kiểm tra cắt em vẫn rối, đang bỏ ngỏ. Nếu có file tài liệu hướng dẫn cụ thể xin share cho em với, mail em là macakito2007@yahoo.com

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sàn không dầm

                        Nguyên văn bởi bachi
                        Các anh ơi, em cũng đang làm 1 sàn ko dầm, dày 22cm, ko có mũ cột, xin hỏi như thế có nguy hiểm lắm ko?
                        Thời gian làm đồ án ko còn nhiều, mà việc kiểm tra cắt em vẫn rối, đang bỏ ngỏ. Nếu có file tài liệu hướng dẫn cụ thể xin share cho em với, mail em là macakito2007@yahoo.com
                        đọc sách võ bá tầm , đại học bách khoa tp HCM ,
                        kiểm tra cắt tại mũ cột thì có công thức , giống kiểu chọc thủng của cột lên đài móng
                        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sàn không dầm

                          Nguyên văn bởi Thanhxd
                          Quan trọng là bạn bố trí thép gia cường vùng cột đó thế nào thôi.Bạn làm sàn ULT à. Tài liệu bạn có thể tỉm trong các tiêu chuẩn và ví dụ của ACI và BS nhé.
                          Dầm bo quá yếu, do ko có cột sát biên để đỡ, nên em ko dùng ứng lực trước được. Công trình thực tế của bản vẽ cũng ko dùng ứng lực trước, ko dầm và cũng ko có mũ cột lun . Em chỉ mới kiểm tra thỏa đk chọc thủng thôi thì có ổn để nói với thầy hướng dẫn ko ạ?
                          Nguyên văn bởi ksminh
                          đọc sách võ bá tầm , đại học bách khoa tp HCM ,
                          kiểm tra cắt tại mũ cột thì có công thức , giống kiểu chọc thủng của cột lên đài móng
                          Bạn em có cuốn này, để em mượn xem. Mà em ko có mũ cột, chỉ có cái cột và vách thôi, tiết diện 400x1000, 400x1200, 400x1600, liệu có lấy theo công thức của sách này ko?.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sàn không dầm

                            Nguyên văn bởi bachi View Post
                            Các anh ơi, em cũng đang làm 1 sàn ko dầm, dày 22cm, ko có mũ cột, xin hỏi như thế có nguy hiểm lắm ko?
                            Thời gian làm đồ án ko còn nhiều, mà việc kiểm tra cắt em vẫn rối, đang bỏ ngỏ. Nếu có file tài liệu hướng dẫn cụ thể xin share cho em với, mail em là macakito2007@yahoo.com
                            Đã gửi 2 bạn badinhbkxd@gmail.commacakito2007@yahoo.com file mẫu về sàn không dầm, gửi các bạn bản vẽ tham khảo về vấn đề xử lý chống cắt cho sàn không dầm tại vị trí đầu vách (cột), cần gì cứ email cho mình. Nói trước, mình là dân thi công, các công trình sàn không dầm mình đã thi công nhiều. Các bạn lưu ý vị trí lỗ ghen không được đặt sát vách (cột) vì nó làm giảm chu vi tiếp xúc giữa vách (cột) và sàn, bố trí lỗ ghen ra ngoài phạm vi anh hưởng của lực cắt (chọc thủng, khoảng > 45độ).

                            Nếu nhận được email này thì làm ơn reply cho minh biết.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sàn không dầm?

                              Sàn không dầm có thể được tính theo mô hình khung tương đương (Equivalent Frame Method). Nội lực sau khi tính toán sẽ được phân phối về các dải bản sàn theo các hệ số.
                              Trong tài liệu sau người ta cũng đưa ra một vài biện pháp gia cố: cổ điển là thép vai bò, nặng nề là thép hình, và rất khả dĩ là khung thép.

                              http://www.4shared.com/file/11187856...LAT_SLABS.html

                              Ghi chú

                              Working...
                              X