QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán khung đầu hồi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán khung đầu hồi

    Các bác cho e hỏi khi tính toán khung nhà thép tiền chế, việc tính khung đầu hồi có gì khác so với khung bên trong không, gió đầu hồi tác động vào cột đầu hồi thế nao? Em xin cám ơn các bác trước

  • #2
    Ðề: Tính toán khung đầu hồi

    Nếu tôi không nhầm thì trước đây diễn đàn đã có chủ đề này rồi. bạn tìm lại nhé.
    Về diện chịu tải: diện chịu tải bằng 1/2 khung phía trong.
    Về tải trọng: Theo tiêu chuẩn VN: tải phân bố ở khung đâu hồi và các khung phía trong là giống nhau.
    Theo tiêu chuẩn Mỹ,Anh, Úc, EU thì tải gió ở khung đầu hồi sẽ lớn hơn. đó gọi là vùng cuối gió rộng khoảng 6m (tuỳ bề rộng, chiều cao của nhà). Thí nghiêm khí động học cho thấy vùng này áp lực gió lớn hơn vùng phía trong. Do đó tải gió sẽ lớn hơn. Tải cầu trục sẽ nhỏ hơn (bạn vẽ đường ảnh hưởng sẽ thấy). nếu cầu trục lớn thì điều này sẽ rất có giá trị. các tải khác thì giống nhau nếu không ghi chú gì thêm.
    Về khung: Có 2 dạng. 1. khung cứng (giống khung ở phía trong). cái này không có gì phải bàn. 2. khung tĩnh định (post and beam). khung này tiết kiệm hơn khung cứng nhiều nhưng khó chế tạo (đối với nhiều nhà máy-nhất là chỗ cấu tạo pinned connection, slotted hole ). chuyển vị ngang lớn nên không dùng để đỡ cầu trục được. cột gió đầu hồi xoay 90 độ so với cột khung chính, thường cấu tạo khớp 2 đầu.

    Ngoài ra, tuỳ theo tải gió mà phải có hệ dẫn tải gió đầu hồi (dọc nhà) vào các khung phía trong rồi thông qua hệ giằng để truyền xuống đất.
    Endeavor Team- Professionalism makes difference
    Email: aiscdesigner@gmail.com

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán khung đầu hồi

      Đúng là lúc trước e thấy ở diễn đàn đã có 1 bài nói về điều nạy Nhưng e tìm mãi ko thấy nữa, có lẽ đã bị mất trong đợt vừa rồi

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán khung đầu hồi

        Nói cho đúng, anh em ta còn hiểu nhầm về thiết kế nhiều quá, Lỡ hướng gió chính tác dụng vào đầu hồi thì sao ?

        Bạn lật ASCE ra sẽ thấy gió tác dụng vào đầu hồi không nhỏ nếu phương tác dụng gió vào mặt không cùng nó.
        Steel Design Solution Forum

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán khung đầu hồi

          Nguyên văn bởi reivietnam
          Nói cho đúng, anh em ta còn hiểu nhầm về thiết kế nhiều quá, Lỡ hướng gió chính tác dụng vào đầu hồi thì sao ?

          Bạn lật ASCE ra sẽ thấy gió tác dụng vào đầu hồi không nhỏ nếu phương tác dụng gió vào mặt không cùng nó.
          Thưa bác reivietnam
          Cám ơn bác đã chỉ bảo, tôi cũng đã thiết kế tải với ASCE và chủ yếu là dùng cuốn này chứ không phải là chỉ dùng TCVN2737-95
          Hệ khung thép nói chung và khung đầu hồi nói riêng được thiết kế để chịu tất cả các loại tải trọng có thể xảy ra (trừ một vài loại đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng). Gió thì có thể theo bất cứ phương nào và khung đầu hồi cũng chịu được tải xiên, tải gió đầu hồi, tải cầu trục, tải động đất (nếu là khung cứng).
          Nếu gió tác thổi theo phương dọc nhà như bác vừa đề cập. tải gió được truyền vào cột gió, đầu trên của cột gió tựa vào vì kéo, đầu dưới nối đất. do đó nửa tải bên trên sẽ truyền vào vì kèo. trên vì kèo này có bố trí giằng gió và strut (nếu tải gió to thì cần tính strut) sau đó truyền dần vào các khung phía trong-> qua hệ giằng tường hoặc portal để truyền xuống đất. Trường hợp khung đầu hồi là khung cứng, cột cao, tải gió lớn, phải kiểm tra cột chịu tải gió theo phương yếu (cột chữ H), nếu không chịu được thì dùng portal, dùng một cột khác xoay vuông góc với cột đó (gọi là stitched column) hoặc dùng strut để tạo điểm tựa. Với cách thiết kế và cấu tạo như vậy thì khung đầu hồi sẽ chịu được trong bất cứ phương nào với độ lớn thiết kế.
          Tôi thấy các nhà của Việt Nam và nước ngoài đều tính như vậy, sơ đồ tính toán hợp lý, trong hơn 10 năm khung tiền chế có mặt ở Việt nam, đã có hàng chục ngàn nhà lớn nhỏ chịu tải gió theo mọi phương và nó đều đứng vững với tải thiết kế. những trường hợp sập chủ yếu là khi trong quá trình thi công, chưa bố trí đủ giằng hoặc do kỹ sư, nhà thầu cố tình tính toán với tải nhỏ hoặc thiếu tải để trúng thầu chứ không phải là anh em thiết kế Việt nam và nước ngoài không thiết kế được với tải gió dọc nhà hay không biết là có loại gió này trên đời. với nhà thép công nghiệp, còn có các tải khác còn khoai hơn tải gió nhiều bác ạ. chẳng qua là tuỳ vào yêu cầu công nghệ của khách hàng và túi tiền của họ thôi. Anh em kỹ sư người Việt ta cũng học thiết kế nhà tiền chế của bọn Tây chứ có phải tự nghĩ ra đâu, nhà to, nhiều thiết bị phức tạp, kỹ thuật chống cháy còn nói là bỡ ngỡ chứ mấy cái khung thép như ở các khu công nghiệp thì người việt ta chiến tốt, chẳng phải nhờ Mỹ hay Nhật gì cả.
          Endeavor Team- Professionalism makes difference
          Email: aiscdesigner@gmail.com

          Ghi chú

          Working...
          X