QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

Collapse
This is a sticky topic.
X
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi lthienkt
    Tại sao khi gán mực nước trong kênh vào thì nội lực trong tường cừ lại lớn hơn so với trường hợp trong kênh không có nước nhỉ tảu hỏa nhập ma mất roài ..hic hic
    Làm gì có chuyện đó nhỉ. Xem lại cái mô hình đi bạn ơi. Nếu khó quá thì dùng Sap2000 cho nó lành.

    Leave a comment:


  • nguyentrongquan
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi hien nghiem View Post
    Bac cho tôi hỏi một chút là bài toán của bác dùng phần tử hữu hạn có giải quyết được k?
    Dùng Plaxis thì giải quyết được nhưng với dạng tường trọng lực thì phải mô phỏng tường như một vật liệu, chia lưới phần tử ---> ra ứng suất để tính thép, nó lại ko tính được mômen trượt lật. Theo tôi những dạng này nên lập công thức tính tay cho dễ kiểm soát, dù sao trong các giáo trình cơ đất, chuyên đề tường chắn cũng có lý thuyết hết cả rồi.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi lthienkt
    Đầu tiên em rất cảm ơn bác đã quan tâm và góp ý rất nhiệt tình. E sẽ nghiên cứu và điều chỉnh lại các thông số chỉ tiêu cơ lý cho phù hợp nhất.

    Cái này em có khai báo ở giai đoạn thi công thứ 6, sau khi đào đất đến cao độ đáy hố sẽ thi công bản sàn (quan niệm nó là gối - trong geo5 là mô hình suports)


    Mômen lớn nhất ở giai đoạn cuối cùng này bác ạ (giai đoạn 7-sau khi tháo hệ chống phụ) cừ làm việc như dầm đơn giản 2 gối tựa là giằng chống đỉnh cừ và bản đáy (tạm bỏ qua phần cừ từ đáy hố móng xuống)



    Đúng như bác nói, bài toán này em tính ra mômen lớn nhất là 43Tm tại giai đoạn 7. Nhưng khi kể ảnh hưởng của tải trọng động đất cấp 7. gia tốc nền tại tĩnh gia thanh hóa là 0.0986 -> kh=0.138, kv = 0.33*kh=0.045 và tính động đất theo mononobe-akabe thì mômen lớn nhất ra 83Tm, còn nếu em lấy luôn kh=ag/g=0.0986 (tính với nền đá S=1) và kv=0 thì mômen lớn nhất là 66Tm (công tình này bắt tính ảnh hưởng của động đất bác ạ.


    Cái này là em đang tính máy đào gầu nghịch đứng trên bờ đào xuống, hoặc máy dây xích gầu ngoạm đứng cẩu đât từ trên bờ còn xe xúc nhỏ ở dưới gom đất.
    Một lần nữa em rất cảm ơn bác. Khi kể ảnh hưởng động đất vào nó ra lớn vậy đó ...
    E chưa biết xử lý thế nào, đang nghĩ phương án tăng chiều sâu ép cừ (giảm nhịp tính toán) xuống thấp hơn mặt đất san nền khoảng 3m, phần 3m này làm cái tường chắn đất kiểu bản chống cho ngồi lên đỉnh cừ (chân tường kết hợp làm dầm bo đỉnh cừ) làm chân khoảng 2m để giảm mômen tại vị trí đỉnh cừ . Không biết kiểu kết cấu này chỉ là lý thuyết hay có thể làm thực tế nữa.
    Nếu làm cái tăng chiều sâu ép cừ này thì nên làm cái mái dốc ở đoạn trên đỉnh cừ này, không cần tường chắn sẽ tốt hơn. Tuy nhiên với kết cấu này, ở điều kiện địa chất này tôi cho là OK. Không vấn đề gì trong quá trình chịu lực.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi lthienkt
    Đầu tiên em rất cảm ơn bác đã quan tâm và góp ý rất nhiệt tình. E sẽ nghiên cứu và điều chỉnh lại các thông số chỉ tiêu cơ lý cho phù hợp nhất.

    Cái này em có khai báo ở giai đoạn thi công thứ 6, sau khi đào đất đến cao độ đáy hố sẽ thi công bản sàn (quan niệm nó là gối - trong geo5 là mô hình suports)


    Mômen lớn nhất ở giai đoạn cuối cùng này bác ạ (giai đoạn 7-sau khi tháo hệ chống phụ) cừ làm việc như dầm đơn giản 2 gối tựa là giằng chống đỉnh cừ và bản đáy (tạm bỏ qua phần cừ từ đáy hố móng xuống)



    Đúng như bác nói, bài toán này em tính ra mômen lớn nhất là 43Tm tại giai đoạn 7. Nhưng khi kể ảnh hưởng của tải trọng động đất cấp 7. gia tốc nền tại tĩnh gia thanh hóa là 0.0986 -> kh=0.138, kv = 0.33*kh=0.045 và tính động đất theo mononobe-akabe thì mômen lớn nhất ra 83Tm, còn nếu em lấy luôn kh=ag/g=0.0986 (tính với nền đá S=1) và kv=0 thì mômen lớn nhất là 66Tm (công tình này bắt tính ảnh hưởng của động đất bác ạ.


    Cái này là em đang tính máy đào gầu nghịch đứng trên bờ đào xuống, hoặc máy dây xích gầu ngoạm đứng cẩu đât từ trên bờ còn xe xúc nhỏ ở dưới gom đất.
    Một lần nữa em rất cảm ơn bác. Khi kể ảnh hưởng động đất vào nó ra lớn vậy đó ...
    E chưa biết xử lý thế nào, đang nghĩ phương án tăng chiều sâu ép cừ (giảm nhịp tính toán) xuống thấp hơn mặt đất san nền khoảng 3m, phần 3m này làm cái tường chắn đất kiểu bản chống cho ngồi lên đỉnh cừ (chân tường kết hợp làm dầm bo đỉnh cừ) làm chân khoảng 2m để giảm mômen tại vị trí đỉnh cừ . Không biết kiểu kết cấu này chỉ là lý thuyết hay có thể làm thực tế nữa.
    Động đất mà xảy ra lúc đang thi công thì không còn gì để nói nữa rồi. Chỉ có thể nói do ý trời mà thôi, cái này nên đưa vào quả bảo hiểm thì tốt hơn nhỉ. Nhưng bạn lưu ý một điều nếu kể đến động đất thì chỉ nên kể đến trong giai đoạn hoạt động thôi. Lúc đó cái cột nước trong và ngoài gần như là chênh lệch không đáng kể.

    Không biết có ai tính toán động đất trong giai đoạn temporary construction không nhỉ vì khi tháo văng chống đồng nghĩa với việc đưa công trình vào hoạt động------>mực nước trong và ngoài là như nhau, không phải giai đoạn 7 như bạn nói.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi lthienkt
    Em cảm ơn bác nhiều.



    E có gửi file cad và địa chất đi kèm bên trên, trong file cad em có thuyết minh các giai đoạn thi công. còn cái file word để các bác ko cài feo5 tiện theo dõi và nhìn biểu đồ bao nội lực. nếu máy bác cài cad bác xem hộ em nhé. ko để em chuyển qua pdf


    Đúng là em dùng cừ ứng lực trước nhưng có dầm 800x800 văng chống đầu cừ khoảng cách 5m/1 cái. (bác xem trong file cad)


    Mong các bác đừng cười nhưng thực sự mấy cái gamma, c, và mô đun biến dạng em lấy theo Physico-mechanical properties có thế nào em đưa vào thế ấy theo từng lớp đất (em dùng mô đun biến dạng E1-2), chứ việc xét tăng giảm theo chiều sâu em không biết là thế nào . Bác cho em xin ít tài liệu hướng dẫn hay nói về nó với ạ.
    Một lần nữa cảm ơn bác nhiều.
    Về đất nền bạn chỉ việc vẽ đồ thị cái module, và cái độ sâu (hay cấp áp suất) thì bạn sẽ có cái profile thôi, không có tài liệu đề cập, chỉ là cách thức bạn dùng số liệu đầu vào.

    Mô hình của bạn không ổn ở chỗ hình như bạn quên input cái sàn BTCT dày 800mm ở đáy kênh. Cái sàn này sẽ làm việc như là một hệ bracing đáy, sẽ giảm nhịp làm việc của cừ.

    Xem lại các giai đoạn staged construction. Trước khi tháo hệ chống thì nội lực trong tường được phân phối lại do hệ chống, sau khi tháo hệ chống (khi BT bản đáy đạt cường độ thiết kế) thì bản đáy làm việc như một hệ bracing, phải kể đến điều này trong thiết kế.

    Một bài toán kiểm tra sơ bộ điều kiện có thể gọi là nguy hiểm nhất khi

    1. Mực nước bên ngoài tường cừ đạt = cao độ mặt đường +4.500,

    2. Mực nước bên trong tường cừ đạt cao độ sàn BTCT -5.000m

    3. Dung trọng dưới mực nước ngầm là 10KN/m3 cho mọi loại đất

    4. Góc nội ma sát hữu hiệu cho mọi loại đất là 30 deg.

    5. Hệ số áp lực đất trạng thái tĩnh K0=1-sinphi'=1-sin(30) = 0.5

    Tải trọng tác động lên tường cừ có thể đạt giá trị lớn nhất với K0 (trong trường hợp này)

    a. Tải trọng do nước thủy tĩnh: Min tại cao độ dầm giằng : 25kN/m, tại cao độ mặt sàn đáy 95kN/m----->trung bình 60kN/m

    b. Áp lực đất trạng thái tĩnh với dung trọng hữu hiệu 10kN/m3 sẽ là 60x0.5=30kN/m (giá trị trung bình)

    Tổng tải trọng (áp lực đất và nước) trung bình 90kN/m, cừ này có nhịp làm việc là (+2-(-5)=7m----> Mmax=90x7^2/8~551.25kNm/m. Đây là moment có được nếu xem kết cấu cừ này là dầm đơn, do đó giá trị thực tế (với gối tựa ngay tại cao độ bản BTCT đáy kênh) sẽ nhỏ hơn giá trị Max. mong đợi này. Bạn kiểm tra lại nhé.

    Vì tôi lấy gamma trung effective là 10kN/m3, và áp lực trạng thái tĩnh nên giá trị cũng lớn hơn trường hợp thường.

    Trên đây là một bài kiểm tra gọi là rất thô sơ để kiểm tra một bài tính của bạn.

    P/S: Giá trị max. đối với trường hợp này chắc là nhỏ hơn trường hợp 551.25.

    Bạn xem lại trường hợp máy thi công 20kPa, chỉ suất hiện trong trường hợp cụ thể chứ không phải lúc nào cũng xuất hiện, nên cũng xem kỹ phần này nhé. Nếu mà máy lại đứng trong lúc mực nước trong ngoài chênh lệch lớn nhất và trong mương không có nước (trường hợp này không biết để làm gì???!!!). Nên kiểm tra kỹ cái biện pháp thi công, kể cả máy nữa để có kết cấu phù hợp thực tế nhất.

    Leave a comment:


  • nguyencongoanh
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi lthienkt
    Hic, muốn nhờ mọi người kiểm tra hộ mô hình gẹo em chạy ra có sai gì nhiều không mà ra môment lớn quá, lớn hơn moment craking của cừ btct ult. t2 này phải đưa ra biểu đồ bao momen cho bên sản xuất rồi...các bác có bác nào dùng geo5 hay thông qua kinh nghiệm của mình xem hộ em với mô hình như thế liệu mômen nó có ra lớn vậy không ? help help ....
    Mong các bác tư vấn cho em làm thế nào nó xuống được khoảng 48Tm hay 50Tm thì tốt quá.
    thanks các bác nh!
    Mình không dùng Geofine, tuy nhiên trong bài tính của bạn nên đưa vào cái sơ đồ tính, cao độ nạo vét trong và ngoài, mực nước dư trong giai đoạn rapid drawn-down là thế nào. Bạn đang dùng staged construction để mô phỏng thì trong sơ đồ cũng nên thể hiện từ giai đoạn 1 là thế nào, đến giai đoạn cuối là thế nào để người đọc dễ hình dung và nhận xét.

    Hiện nay tôi hiểu bạn đang dùng cừ dự ứng lực với đầu tự do (cantilever)----->chuyển vị, moment lớn. Bạn có thể làm một cái sàn BTCT, hay hệ dầm bracing đỉnh cừ để làm giảm chuyển vị và moment này. Hay có thể làm hệ bracing trung gian để giảm nhịp làm việc của cừ này.

    Hệ này có thể thi công trong lúc đào (hay nạo vét dredging) bên trong lòng mương.

    P/S: Đây là lời giải giải tích thì phải. Xem lại kỹ mấy cái thông số như gamma bão hòa, cref (nên xét đến việc c tăng theo chiều sâu----đưa ra profile của c theo chiều sâu nhất là với lớp đất sét nếu như phần mềm này cho phép lựa chọn nhập su (undrained shear strength) theo chiều sâu.

    Xem lại hệ modulus nhập vào cho nền đã đúng chưa??? Module cũng cần xét tăng theo chiều sâu.
    Last edited by nguyencongoanh; 30-08-2010, 12:01 PM.

    Leave a comment:


  • Nam Toe
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Để giải những bài toán về địa kỹ thuật vừa rồi em đã được tham dự một khóa học ngắn ở viện cùng WSSGME nhà mình, và em đã biết được việc quan trọng là phải xây dựng được mô hình tính phù hợp đối với từng trường hợp. Vì kiến thức còn hạn chế nên em rất mong đợi những hội thảo giới thiệu và hướng dẫn việc xây dựng mô hình tính, cũng như việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để giải quyết bài toán.
    Vừa rồi Geo5 đã được giới thiệu bên công ty Fecon (thầy Thắng), em cũng hi vọng a Huy sẽ có nhiều hơn các cuộc trao đổi về Geo5.


    Em xin được giới thiệu qua các hội thảo tới đây về kc và địa kỹ thuât:
    1. Vào Tháng 10 tới đây thầy Hiến có giới thiệu về KCW của thầy, một trong những phần mềm tính kc có cả tc VN. thật tuyệt vời. Mong thầy cho thêm thông tin cụ thể hơn về hội thảo lần này...

    2.WSSGME đã liên hệ, vào 9-10 tháng 11 này có một khóa học ngắn ngày của một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về xây dựng mô hình nền. prof. David. Thông tin cụ thể về khóa học:
    http://teamwork.edu.vn/forum/index.php?showtopic=98

    3. Engineering & technology for a beetter quality of live in response to climate change challenges.
    Thời gian: 30/11 -4/12 năm 2010 này thông tin chi tiết xin mời cả nhà vô:
    http://teamwork.edu.vn/forum/index.php?showtopic=97

    Last edited by Nam Toe; 28-08-2010, 05:08 AM.

    Leave a comment:


  • hien nghiem
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi umy View Post
    Đồng ý với thầy PhanTuHuong, xin anh hien nghiem giới thiệu luôn các phần mềm của anh trên nhiều Diễn đàng, trong các trường ĐH kỹ thuật và các công ty.
    Khi chính thức được công nhận , sử dụng có bản quyền sẻ có lợi cho cã mọi bên! có cơ hội và phương tiện phát triễn chất xám của VN.
    Chúng tôi cũng đang giới thiệu dần dần đấy ạ (hiện tại là KCW2010). Ngoài các bài toán cơ bản về địa kỹ thuật, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm một số bài toán đặc biệt như của bác Quân để cập nhật vào phần mềm trước khi đưa ra thị trường.
    Mời các bác bàn tiếp về GEO5!

    Leave a comment:


  • umy
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Đồng ý với thầy PhanTuHuong, xin anh hien nghiem giới thiệu luôn các phần mềm của anh trên nhiều Diễn đàng, trong các trường ĐH kỹ thuật và các công ty.
    Khi chính thức được công nhận , sử dụng có bản quyền sẻ có lợi cho cã mọi bên! có cơ hội và phương tiện phát triễn chất xám của VN.

    Leave a comment:


  • hien nghiem
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi nguyentrongquan View Post
    Bản thân khi mình làm GĐ Xí nghiệp kết cấu CDC, từ 2003, đã đề nghị Giám đốc công ty (là KTS) duyệt cho mua một số PM có bản quyền để phục vụ TK kết cấu và Địa kỹ thuật công trình.

    Hi hi, hỏi vui anh Huy tý phần mềm Sap hoặc ETAB bên các anh có bản quyền ko? Cái này là cái gần gũi và quan trọng nhất đấy!
    Ngoài thị trường bán đĩa và "c r a c k" (chức năng ngăn chặn sợ viết bậy của diễn đàn ko cho viết c r a c k sợ thành ....) nhiều quá nên công ty em dùng ko có bản quyền. Mà em cá là 99% kỹ sư nhà mình toàn dùng chùa thôi?!
    Hiện nay Geo5 cũng đã bị c r a c k rồi. Mình cũng đang có 1 bản, âm thầm dùng thôi, không phổ biến, chạy kết quả ko khác j bản quyền. Tuy nhiên các bác nên mua, Việt Nam mình hội nhập rồi mà toàn dùng chùa, các công ty lớn làm việc với nước ngoài thì phải mua là phải rồi.
    Vấn đề dùng phần mềm bản quyền rất quan trọng như a Huy nói và cũng được bàn luận nhiều. Ngay như thằng pm Microsoff office ở VN 99,9% đều dùng chùa cả. Trước đây chỉ có đơn vị lớn, các ngân hàng là mua bản quyền thôi.
    Trở lại với thằng Geo 5, hiện nay em làm kè nhiều, có nhiều dạng Geo 5tính được nhưng nhiều dạng ko tính nổi mà phải tính tay mới an tâm. Trong rất nhiều trường hợp, phía sau lưng tường đào mái tatuy sau đó làm tường, đắp đất vào mà Geo5 chỉ khai báo đất đắp phía sau là từng lớp phẳng (chính xác là ranh giới các lớp) mà áp lực đất 2 trường hợp khác nhau hoàn toàn. Nói chung là còn nhiều vấn đề lắm. Tuy nhiên vẫn có nhiều cái dùng Geo5 rất hay mà bản thân vẫn chưa khai thác hết được.
    Bac cho tôi hỏi một chút là bài toán của bác dùng phần tử hữu hạn có giải quyết được k?

    Leave a comment:


  • nguyentrongquan
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Bản thân khi mình làm GĐ Xí nghiệp kết cấu CDC, từ 2003, đã đề nghị Giám đốc công ty (là KTS) duyệt cho mua một số PM có bản quyền để phục vụ TK kết cấu và Địa kỹ thuật công trình.

    Hi hi, hỏi vui anh Huy tý phần mềm Sap hoặc ETAB bên các anh có bản quyền ko? Cái này là cái gần gũi và quan trọng nhất đấy!
    Ngoài thị trường bán đĩa và "c r a c k" (chức năng ngăn chặn sợ viết bậy của diễn đàn ko cho viết c r a c k sợ thành ....) nhiều quá nên công ty em dùng ko có bản quyền. Mà em cá là 99% kỹ sư nhà mình toàn dùng chùa thôi?!
    Hiện nay Geo5 cũng đã bị c r a c k rồi. Mình cũng đang có 1 bản, âm thầm dùng thôi, không phổ biến, chạy kết quả ko khác j bản quyền. Tuy nhiên các bác nên mua, Việt Nam mình hội nhập rồi mà toàn dùng chùa, các công ty lớn làm việc với nước ngoài thì phải mua là phải rồi.
    Vấn đề dùng phần mềm bản quyền rất quan trọng như a Huy nói và cũng được bàn luận nhiều. Ngay như thằng pm Microsoff office ở VN 99,9% đều dùng chùa cả. Trước đây chỉ có đơn vị lớn, các ngân hàng là mua bản quyền thôi.
    Trở lại với thằng Geo 5, hiện nay em làm kè nhiều, có nhiều dạng Geo 5tính được nhưng nhiều dạng ko tính nổi mà phải tính tay mới an tâm. Trong rất nhiều trường hợp, phía sau lưng tường đào mái tatuy sau đó làm tường, đắp đất vào mà Geo5 chỉ khai báo đất đắp phía sau là từng lớp phẳng (chính xác là ranh giới các lớp) mà áp lực đất 2 trường hợp khác nhau hoàn toàn. Nói chung là còn nhiều vấn đề lắm. Tuy nhiên vẫn có nhiều cái dùng Geo5 rất hay mà bản thân vẫn chưa khai thác hết được.
    Last edited by nguyentrongquan; 27-08-2010, 06:49 PM.

    Leave a comment:


  • splen
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi thachicc View Post
    Chào cả nhà, đi tìm mua cuốn "Tính toán công trình tương tác với nền đất bằng phần mềm GEO 5" tại TP.HCM không có, ai biết chỗ nào bán ở TP.HCM chỉ giùm.

    Cái món Geo5 này có tính được Cừ Tràm (Cọc Tre) gia cố nền đất yếu không nhỉ? Đặc biệt là tính ổn định nền đường đất yếu dọc bờ sông.

    Đồng chí Plaxis chạy món ổn định này có vấn đề. Một tuyến đường lân cận đã thi công xong, khai thác đang ổn định (tính ổn định bằng Slope, tính lún bằng Excel). Đưa bài toán vào Plaxis nó báo trồi ra sông 7m.
    Ui ! Bác qua nhà sách của đại học bách khoa bên hông trái trường đường Tô Hiến Thành, gần cái bệnh viện gì đó có bán mà. Cách đây khoảng 1 tháng em mua ở đó chứ đâu.

    Leave a comment:


  • doitruong10
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Xin hoi các bác ở nước ta đã có trường đại học hay cơ sở nào có khóa học về phần mềm đó chưa . Xin cảm ơn nhiều!!

    Leave a comment:


  • terrible
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Nguyên văn bởi eng-hiep View Post
    Hì...còn đây là hình của em (buồn ngồi làm chơi ^^)

    Bài toán này em giả sử kết cấu chắn bằng cọc vây (pile curtain : Cọc 300 ,k/c từ tim cọc đến tim cọc là 500) . Kết quả M cho ra với đơn vị là KN.m/m -em nghĩ chương trình tính M cho 1 m rộng
    --> như vậy để xác định M tác dụng lên cọc thì ta nhân cho d cọc ?
    Mình cũng có thắc mắc như bạn.Bạn đã tìm được câu trả lời chính xác chưa?Giải thích cho mình với,hoặc có ai biết chỉ bảo giùm e với.Thanks

    Leave a comment:


  • terrible
    replied
    Ðề: GEO5-Bộ phần mềm phân tích địa kỹ thuật ?

    Trong Geo khi ta kiểm tra trượt,có bác nào biết cách xác định cung trượt bằng cách tìm giá trị x,z và R để nhập vào Geo không?Chân thành cảm ơn.

    Leave a comment:

Working...
X