QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quan Niệm Tính đà Kiềng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quan Niệm Tính đà Kiềng

    Chào tất cả !
    Khi tính khung không gian tôi thường không tạo đà kiềng trong mô hình
    Vậy nếu tại đà kiềng có tường thì vô tình chúng ta đã bỏ tải bớt đi cho móng ,vì đà kiềng không nhửng truyền tải qua đất nền mà con truyền tải xuống móng nữa
    Vậy thì giải đáp khúc mắc này ra sao
    Mong các bạn cho lời giải đáp

  • #2
    Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

    Nguyên văn bởi slash_rock4u
    Chào tất cả !
    Khi tính khung không gian tôi thường không tạo đà kiềng trong mô hình
    Vậy nếu tại đà kiềng có tường thì vô tình chúng ta đã bỏ tải bớt đi cho móng ,vì đà kiềng không nhửng truyền tải qua đất nền mà con truyền tải xuống móng nữa
    Vậy thì giải đáp khúc mắc này ra sao
    Mong các bạn cho lời giải đáp
    Bạn đang tính khung có phải móng đâu, khi tính móng đã có tải trọng khung dồn xuống, thêm tải trọng tường xây trực tiếp trên đà kiềng.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

      Nguyên văn bởi dovi
      cái này là một sự sai lầm lớn (có thể nhiều thế hệ), đà kiềng được tính toán như dầm để truyền tải xuống móng, ngoài ra nó cón chịu phản lực ngược của đất (có mấy thằng học lom com nói đà kiềng thép đặt trên là chưa hiểu tới chỗ này và thêm nữa nếu quan niện đà kiềng dùng chống lún lệch thì cho 1 cái móng nào đó lún thử có nội lực kéo, ta đặt thép, vì vậy thường đà kiềng ko cắt thép.
      theo bác nói là ta đặt thép giống với dầm lật ngược hả bác. hay ta kéo thép suốt chiều dài dầm tại gối và nhịp chứ không cắt thép giống như dầm sàn.???đúng không ạ!
      Còn về quan điểm đà kiềng có nhập vào khi mô hình tính toán không thì theo em thấy nếu mà mình không mô hình vào thì thứ nhất là bỏ qua phần tải tường như các bác đã nói, thứ hai là nếu không nhập vào thì mô men tại cột là rất lớn so với việc mình mô hình hóa vào. Vậy xin bác nào có ý kiến về chuyện này giải thích thêm cho em hiểu với. E cũng đang lơ mơ chuyện này lắm. Còn chuyện đặt thép nữa, nếu quả thực như bác vi nói thì trước giờ chúng ta toàn đặt sai hết thui!!!
      ____________________________________________________________
      Share to be share!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

        Nguyên văn bởi dovi
        cái này là một sự sai lầm lớn (có thể nhiều thế hệ), đà kiềng được tính toán như dầm để truyền tải xuống móng, ngoài ra nó cón chịu phản lực ngược của đất (có mấy thằng học lom com nói đà kiềng thép đặt trên là chưa hiểu tới chỗ này và thêm nữa nếu quan niện đà kiềng dùng chống lún lệch thì cho 1 cái móng nào đó lún thử có nội lực kéo, ta đặt thép, vì vậy thường đà kiềng ko cắt thép.
        Sao vậy bác, mấy thằng lom com chừng U30 đến U50 đang nắm giữ các vị trí then chốt trong ngành đang ở trong các ngôi nhà không an toàn à!!!
        Thực ra , quan điểm thế nào thì tính ra kết quả tương ứng và kiểm soát thêm các điều kiện biên khi tính không đưa vào.
        Nếu bạn xem sách nền móng của tác giả Bơwles phần tính dầm móng trong đó có 1 ĐK là bỏ qua phản lực của đất nền.
        Hay trong giáo trình thường viết là bố trí sắt cho dầm móng băng nên trên dưới giống nhau và từ 0.2 - 0.4 %.
        Các nội dung trên có lôm côm không các bác?

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

          Nguyên văn bởi slash_rock4u
          Chào tất cả !
          Khi tính khung không gian tôi thường không tạo đà kiềng trong mô hình
          Vậy nếu tại đà kiềng có tường thì vô tình chúng ta đã bỏ tải bớt đi cho móng ,vì đà kiềng không nhửng truyền tải qua đất nền mà con truyền tải xuống móng nữa
          Vậy thì giải đáp khúc mắc này ra sao
          Mong các bạn cho lời giải đáp
          Theo cách gọi dân xd ở miền nam gọi đà kiềng và miền bắc gọi là dầm móng. Trong trường hợp móng nông xây, móng băng và tường chịu lực.Đà kiềng tính vừa chịu tải trọng xuống móng vừa chịu phản lực đất nền. Trong các trường hợp móng khác đà kiềng tính như 1 hệ dầm của khung không gian.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

            Nguyên văn bởi hafele_007
            Theo cách gọi dân xd ở miền nam gọi đà kiềng và miền bắc gọi là dầm móng. Trong trường hợp móng nông xây, móng băng và tường chịu lực.Đà kiềng tính vừa chịu tải trọng xuống móng vừa chịu phản lực đất nền. Trong các trường hợp móng khác đà kiềng tính như 1 hệ dầm của khung không gian.
            Em đồng ý với quan điểm này của bác.
            Thêm nữa, nếu có hệ đà kiềng và hệ này đặt cao hơn cổ móng thì nó sẽ phân phối lại nội lực cho hệ khung-móng. theo đó, mô men sẽ truyền bớt sang hệ đà kiềng, mô men cổ móng sẽ giảm bớt. Với móng chân vịt thì điều này đặc biệt có ý nghĩa
            Endeavor Team- Professionalism makes difference
            Email: aiscdesigner@gmail.com

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

              Nguyên văn bởi helios
              Em đồng ý với quan điểm này của bác.
              Thêm nữa, nếu có hệ đà kiềng và hệ này đặt cao hơn cổ móng thì nó sẽ phân phối lại nội lực cho hệ khung-móng. theo đó, mô men sẽ truyền bớt sang hệ đà kiềng, mô men cổ móng sẽ giảm bớt. Với móng chân vịt thì điều này đặc biệt có ý nghĩa
              Tôi rất đồng ý với ý kiến của helios, nhưng để an toàn thì nên lấy toàn bộ momen của cột truyền xuống đà kiềng, điều đó giảm toàn bộ mômen truyền xuống móng chân vịt (vì đa số móng chân vịt không có khả năng chịu mômen lệch tâm). Tương tự nếu lật ngược móng chân vịt lại thì sẽ thấy phần lớn mômen sẽ truyền vào đà kiềng (>50%) - theo nguyên tắc cân bằn nút thì mômen tại vị trí giao nhau giữa cột và đà kiềng

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                Nói như vậy thì đà kiềng vừa chịu tải trọng tường vừa chịu áp lực đất. Vậy khi bố trí thép ta bố trí theo quan điểm của bác dovi fải không các bác. Tức là thép sẽ kéo hết chiều dài mà không cắt thép ở gối và nhịp như trước đây vẫn làm. Quan điểm này theo các bác thấy thế nào ạ?
                ____________________________________________________________
                Share to be share!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                  Nguyên văn bởi dovi
                  tôi thấy có người còn dùng cột ở đầu của chân móng cọc chống ngược lên đà kiềng, cái này là mạo hiểm vì nó nứt nền nhà ko chừng.
                  Em cũng đã thấy trường hợp và đồng ý là nó khá nguy hiểm, đà kiềng có thể chết vì mô men hay lực cắt, nhưng theo em, nó cũng rất hữu ích và nhiều khi là giải pháp tốt nhất.
                  Theo em thì nó được áp dụng chống lật và giảm mô men ở gót (hay cổ móng). trong trường hợp này thì phải tính toán cụ thể mới có thể chọn tiết diện đà kiềng và đặt thép cho nó được. Theo mình lúc này thì đà kiềng chịu tải tập trung. độ lớn của tải trọng phụ thuộc vào tải trọng mà móng phải chịu và chiều dài móng nên vai trò của tường gạch phía trên là rất tích cực tăng độ cứng cho hệ đà kiềng và giảm mô men âm.
                  Nếu không có tường gạch ở phía trên hoặc tải tương đối lớn thì phương án này có khi không khả thi vì quá đắt
                  Endeavor Team- Professionalism makes difference
                  Email: aiscdesigner@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                    Nguyên văn bởi dovi
                    gần đây ở HCm có tiếp cận cách thiết kế mới là móng đơn nếu ko có tường thì ko cần đà kiềng giằng móng, tôi cũng đã thấy rồi kết Cấu như vây rồi, nó vẫn an toàn 5-6 năm nay.
                    em cũng thấy như thế. Trong đa số các trường hợp nhà dân, giằng móng không có trong sơ đồ để tính toán kết cấu, vì vậy nếu không sợ lún lệch thì trong những trường hợp như thế không cần phải làm giằng móng (đà kiềng).
                    Không phải ở nguyên HCM người ta mới làm thế này, ở các vùng nông thông, đất tốt, chẳng mấy khi người ta làm đà kiềng để giảm chi phí vật liệu và công đào đất.
                    Còn ở Hà nội, đất yếu, dân nhiều tiền, cả kỹ sư lẫn chủ đầu tư đều không dám bỏ (và cũng không nên) đà kiềng.
                    Đấy là ý của em thôi. em nhát lắm, cũng không dám bỏ đâu.
                    Endeavor Team- Professionalism makes difference
                    Email: aiscdesigner@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                      Nguyên văn bởi dovi
                      gần đây ở HCm có tiếp cận cách thiết kế mới là móng đơn nếu ko có tường thì ko cần đà kiềng giằng móng, tôi cũng đã thấy rồi kết cấu như vây rồi, nó vẫn an toàn 5-6 năm nay.
                      Theo ý tôi thì khi mô hình kết cấu với liên kết ngàm ở móng , thì điều kiện này chưa chắc đúng với bản chất trong một số trường hợp nên tốt nhất anh em thiết kế mô hình luôn móng và đà kiềng (hay đà giằng) vào luôn hệ khung. Thì sẽ có ứng xử thực tế của đà kiềng ngay thôi mà.

                      NC. Oanh
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                        Nguyên văn bởi dovi
                        tôi thấy có người còn dùng cột ở đầu của chân móng cọc chống ngược lên đà kiềng, cái này là mạo hiểm vì nó nứt nền nhà ko chừng.
                        Cái trò này trong miền nam dùng có đến gần chục năm về trước (nếu tôi nhớ không nhầm) áp dụng cho móng đơn nhà xây chen, để giám bớt ứng suất tiếp xúc đáy móng (do kiểm tra thường không thỏa điều kiện áp suất ), thực ra cái này cũng là một dạng của trap footing thôi bạn ạh , nhằm phân phối lại moment ở nút móng, tất nhiên phải có tính toán chứ đâu thể để hiện tượng nứt nền do việc cấu tạo này được nhỉ.

                        nc. oanh
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                          Bác nào quan tâm đến dầm móng thì vào đây. Các bác đi trước đã có những ý kiến hết sức sâu sắc.
                          http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=23
                          Endeavor Team- Professionalism makes difference
                          Email: aiscdesigner@gmail.com

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                            Chào Các Bác.
                            Đọc bài của các bác em có phần bị nhầm lấn giữa đà kiềng dầm móng. Vì theo em được biết thì đà kiềng và dầm móng khác nhau, đà kiềng thì đỡ tường, còn giằng móng thì liên kết các móng, và chịu mômen lệch tâm. Nhưng theo các bác thì hai cái đó là một chỉ khác tên gọi.
                            Bác nào có thể giải thích cho em với.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Quan Niệm Tính đà Kiềng

                              Nguyên văn bởi civil_art View Post
                              Chào Các Bác.
                              Đọc bài của các bác em có phần bị nhầm lấn giữa đà kiềng dầm móng. Vì theo em được biết thì đà kiềng và dầm móng khác nhau, đà kiềng thì đỡ tường, còn giằng móng thì liên kết các móng, và chịu mômen lệch tâm. Nhưng theo các bác thì hai cái đó là một chỉ khác tên gọi.
                              Bác nào có thể giải thích cho em với.
                              Thưa các bác chữ móng và chữ kiềng khác nhau rồi đó, không biết các bác dầm móng và đà kiềng (dầm kiềng ) có giống nhau không?
                              Nhìn lên trời xanh thấy thấy nhà cao cao
                              Nhìn xuống đất thấy người đông đông

                              Ghi chú

                              Working...
                              X