Chào cả nhà
Chắc đêm qua và ngày hôm nay mọi người đều đã tận mắt thấy cảnh làng mạc bì tàn phá và con số người chết và thương vong lên đến đáng sợ sau trận thảm họa do vụ động đất qui mô cực lớn xảy ra ở bắc Sumatra Indonesia. Đài báo thì đang update liên tục thông tin về vụ này nên tôi xin không bàn ở đây khía cạnh xã hội của thảm họa mà muốn đem đến cả nhà một số thông tin sớm nhất mà tôi "moi được" trên mạng cùng một số phân tích nho nhỏ về vụ động đất-sóng thần này.
1. Đầu tiên là tên gọi của sự kiện hiện chưa thấy một cái tên chính thức nào cho vụ động đất nhưng hầu hết các trung tâm nghiên cứu gắn cho nó cái tên Sumatra là tên địa phương của vùng gần chấn tâm.
2. Về độ lớn (magnitude) thì thật là đáng sợ 9.0 Để đem đến cho các bạn chưa quen với con số về độ lớn này xin có mấy lời bình. Độ lớn (hay còn gọi là kích thước) của trận động đất biểu thị tổng năng lượng phát sinh của trận động đất nó khác với khái niệm cường độ (intensity)-đại lượng để biểu thị độ lớn của trận động đất tại một địa điểm nhất định mà thường được qui định bởi các thang đo cấp động đất chẳng hạn như MSK, MMS. Độ lớn (magnitude) có quan hệ logarit với tổng năng lượng phát sinh do vậy trận động đất có Magnitude 5 sẽ có cường độ(intensity) lớn hơn trận có M4.0 khoảng 10 lần nếu cùng một khoảng cách từ chấn tâm tuy nhiên năng lượng phát sinh sẽ lớn hơn khoảng 32 lần. Để so sánh các bạn có thể lấy hình tượng 1 triệu quả bom ném xuống hiroshima mà mấy nhà địa chấn Italia đưa. Và cũng xin nhắc lại lịch sử trận động đất Kobe có magnitude là 7.3
3. Độ sâu : 10km như vậy là khá nông và như vậy năng lượng giải phóng lên bề mặt do không được hấp thụ bởi thạch quyển.
4. Dạng chấn động : Thông thường có 2 thể chia ra dạng động đất(theo quan điểm kỹ sư) một là động đất do trượt tương đối của các tấm lục địa (tectonic plates) và hai là trượt của các dứt gẫy trong lục địa. Trận này là do dạng thứ nhất mà cụ thể là India plate bị "chui"(subducts) xuống dưới Burma plate. ma sát do việc "chui" này gây ra ứng suất tích tụ khổng lồ đến khi cấu trúc của thạch quyển không chịu nổi ứng suất này nó sẽ vỡ "giòn" một cú và năng lượng bị giải phóng đột ngột dưới dạng sóng cơ học.
5. Sóng thần(tsunami): là cái tên rất Nhật dành cho các con sóng có chiều cao "chết người". Theo thang đo của nhật thì chiều cao lớn hơn 3m là cấp cực lớn. Cú này sóng cao đến 10m!!!! Các cơn sóng này rất đơn giản là hệ quả của động đất mà cụ thể là do cú trượt giữa hai mảng lục địa sinh ra một vết "hẫng" đến 10 m dưới đáy biển nước sẽ đột nhiên bị tụt xuống để bù vào "không gian" bị hẫng đó tạo ra một "vết lõm" khổng lồ trên mặt biển và tiếp theo là một cơn sóng khổng lồ lan truyền khắp đại dương từ cái vết lõm đấy. Tốc độ truyền cũng chóng mặt lên đến cả 500km/h. Và đây là tin mới nhất bấm vào link này để xem mô phỏng qua trình sóng của trận sumatra do trung tâm nghiên cứu GSI/AIST thực hiện:
http://staff.aist.go.jp/kenji.satake/animation.gif
ở amination trên màu đỏ thể hiện cho pha nén của sóng màu xanh là pha kéo. Màu càng đậm sóng càng cao như vậy là phía bắc Indonesia bị sóng cao ập vào nhanh nhất sau đó là bờ biển Thái và malaysia.Riêng ở Thái và Malaysia sẽ nhìn thấy hiện tượng thật hãi hùng vì đầu tiên sẽ thấy biển cạn đi rất nhanh và ngay lập tức sau đó nó đầy úp lại cùng các cơn sóng lớn. Phía ấn độ cũng bị các cơn sóng cao ập vào nhưng chắc tai họa nhất là hòn đảo nhỏ bé Srilanka và Mandives ngay dưới cực nam Ấn độ. Các bạn có thể thấy màu đỏ sẫm quét lên bờ đông của hòn đảo này đó là các con sóng cao đánh vào bờ và ngay sau đó là màu xanh đó là các con sóng rút khỏi bờ nó sẽ cuốn theo mọi thứ trên bờ xuống biển nên thảm họa chắc chắn là khôn lường. Srilanka gần như trở thành cái lá chắn cho mũi cực nam Ấn độ. Trong vịnh bengan gần bangladesh và burma có vẻ tình hình may mắn hơn vì sóng cũng giảm năng lượng khi tới đó mặc dù vẫn có thể thấy màu hồng ập vào vịnh. Nếu không có lá chắn Thái và malaysia chắc chắn sóng thần đã tràn vào tận campuchia và mũi cà mau của Việt Nam ta.
Vì sao nhiều người chết đến thế?
Rõ ràng là do sóng thần rồi nhưng câu hỏi đặt ra là sóng tràn vào bờ mất đến cả 1-2 giờ các trung tâm địa chấn trên toàn thế giới đã "nghe" thấy cú động đất kinh khủng này hơn 2 tiếng trước khi bờ đông ấn độ bị nước "uống" hết mọi thứ đó chứ!
Vấn đề là đã không có một hệ thống để loan truyền cảnh báo (warning system) đây là một bài học "đau đớn" cho các nước vùng thảm họa nếu có hệ thống này người dân ở vùng biển đã kịp thoắt nạn dù chỉ là chạy bộ vào đất liền. Tôi nhớ mấy tháng trước ở phía đông nước Nhật có một cú động đất ngoài khơi vào chừng 23h và chỉ vài phút sau đó hệ thống báo động toằn nước Nhật được kích hoạt các kênh truyền hình lập tức ngừng chương trình thường lệ và đưa lên bản đồ các vùng sẽ bị sóng đánh vào với cả dự báo chiều cao sóng. Khi đó bờ phía đông nước Nhật có còi báo động xe cứu nạn và báo động chạy dọc bờ biển gọi người dân lánh nạn vào các khu trong sâu đất liền tàu thuyền lập tức neo đậu lại. Đêm đó tôi chờ đến sáng xem chiếu trực tiếp của NHK tuy nhiên cũng chỉ có vài con sóng chừng 1m ập vào và không có thiệt hại gì. Tuy nhiên giá mà có hệ thống tương tự ở các nước châu á vừa rồi đã không xảy ra bi kịch.
Bài học rút ra từ thảm họa
Tổng thống Srilanka có nói nước của ông chưa từng có thảm họa động đất và sóng thần trong lịch sử. Hôm qua nó đã đến! Thảm họa thiên nhiên dạng này không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự xoay sở được và ngay cả khi ai đó nghĩ là không cần quan tâm đến thảm họa do không nằm trong vành đai lửa (fire ring) nó vẫn có thể đến. Còn nhớ nước Nhật đã bị một cú sóng thần truyền xuyên qua đại dương từ bờ Nam Mỹ và cú này ở Sumatra sóng đã lan đến tận châu Phi.
Việt nam không nằm trong fire ring nhưng ta thấy fire ring nếu nhìn ra phía đông. Philipin nằm trên vành đai này và khoảng cách đến ta chẳng bao xa. KHí tượng thủy văn cần có các phao theo dõi sóng và một hệ thống để liên lạc với các trạm địa chấn toàn cầu nhằm dự báo thảm họa.
Kỹ sư XD như anh em mình thì chưa biết phải làm gì vụ này trừ việc luôn nhớ một điều chưa có động đất không đồng nghĩa với không có động đất.
Thân ái
HNTuanJP
Chắc đêm qua và ngày hôm nay mọi người đều đã tận mắt thấy cảnh làng mạc bì tàn phá và con số người chết và thương vong lên đến đáng sợ sau trận thảm họa do vụ động đất qui mô cực lớn xảy ra ở bắc Sumatra Indonesia. Đài báo thì đang update liên tục thông tin về vụ này nên tôi xin không bàn ở đây khía cạnh xã hội của thảm họa mà muốn đem đến cả nhà một số thông tin sớm nhất mà tôi "moi được" trên mạng cùng một số phân tích nho nhỏ về vụ động đất-sóng thần này.
1. Đầu tiên là tên gọi của sự kiện hiện chưa thấy một cái tên chính thức nào cho vụ động đất nhưng hầu hết các trung tâm nghiên cứu gắn cho nó cái tên Sumatra là tên địa phương của vùng gần chấn tâm.
2. Về độ lớn (magnitude) thì thật là đáng sợ 9.0 Để đem đến cho các bạn chưa quen với con số về độ lớn này xin có mấy lời bình. Độ lớn (hay còn gọi là kích thước) của trận động đất biểu thị tổng năng lượng phát sinh của trận động đất nó khác với khái niệm cường độ (intensity)-đại lượng để biểu thị độ lớn của trận động đất tại một địa điểm nhất định mà thường được qui định bởi các thang đo cấp động đất chẳng hạn như MSK, MMS. Độ lớn (magnitude) có quan hệ logarit với tổng năng lượng phát sinh do vậy trận động đất có Magnitude 5 sẽ có cường độ(intensity) lớn hơn trận có M4.0 khoảng 10 lần nếu cùng một khoảng cách từ chấn tâm tuy nhiên năng lượng phát sinh sẽ lớn hơn khoảng 32 lần. Để so sánh các bạn có thể lấy hình tượng 1 triệu quả bom ném xuống hiroshima mà mấy nhà địa chấn Italia đưa. Và cũng xin nhắc lại lịch sử trận động đất Kobe có magnitude là 7.3
3. Độ sâu : 10km như vậy là khá nông và như vậy năng lượng giải phóng lên bề mặt do không được hấp thụ bởi thạch quyển.
4. Dạng chấn động : Thông thường có 2 thể chia ra dạng động đất(theo quan điểm kỹ sư) một là động đất do trượt tương đối của các tấm lục địa (tectonic plates) và hai là trượt của các dứt gẫy trong lục địa. Trận này là do dạng thứ nhất mà cụ thể là India plate bị "chui"(subducts) xuống dưới Burma plate. ma sát do việc "chui" này gây ra ứng suất tích tụ khổng lồ đến khi cấu trúc của thạch quyển không chịu nổi ứng suất này nó sẽ vỡ "giòn" một cú và năng lượng bị giải phóng đột ngột dưới dạng sóng cơ học.
5. Sóng thần(tsunami): là cái tên rất Nhật dành cho các con sóng có chiều cao "chết người". Theo thang đo của nhật thì chiều cao lớn hơn 3m là cấp cực lớn. Cú này sóng cao đến 10m!!!! Các cơn sóng này rất đơn giản là hệ quả của động đất mà cụ thể là do cú trượt giữa hai mảng lục địa sinh ra một vết "hẫng" đến 10 m dưới đáy biển nước sẽ đột nhiên bị tụt xuống để bù vào "không gian" bị hẫng đó tạo ra một "vết lõm" khổng lồ trên mặt biển và tiếp theo là một cơn sóng khổng lồ lan truyền khắp đại dương từ cái vết lõm đấy. Tốc độ truyền cũng chóng mặt lên đến cả 500km/h. Và đây là tin mới nhất bấm vào link này để xem mô phỏng qua trình sóng của trận sumatra do trung tâm nghiên cứu GSI/AIST thực hiện:
http://staff.aist.go.jp/kenji.satake/animation.gif
ở amination trên màu đỏ thể hiện cho pha nén của sóng màu xanh là pha kéo. Màu càng đậm sóng càng cao như vậy là phía bắc Indonesia bị sóng cao ập vào nhanh nhất sau đó là bờ biển Thái và malaysia.Riêng ở Thái và Malaysia sẽ nhìn thấy hiện tượng thật hãi hùng vì đầu tiên sẽ thấy biển cạn đi rất nhanh và ngay lập tức sau đó nó đầy úp lại cùng các cơn sóng lớn. Phía ấn độ cũng bị các cơn sóng cao ập vào nhưng chắc tai họa nhất là hòn đảo nhỏ bé Srilanka và Mandives ngay dưới cực nam Ấn độ. Các bạn có thể thấy màu đỏ sẫm quét lên bờ đông của hòn đảo này đó là các con sóng cao đánh vào bờ và ngay sau đó là màu xanh đó là các con sóng rút khỏi bờ nó sẽ cuốn theo mọi thứ trên bờ xuống biển nên thảm họa chắc chắn là khôn lường. Srilanka gần như trở thành cái lá chắn cho mũi cực nam Ấn độ. Trong vịnh bengan gần bangladesh và burma có vẻ tình hình may mắn hơn vì sóng cũng giảm năng lượng khi tới đó mặc dù vẫn có thể thấy màu hồng ập vào vịnh. Nếu không có lá chắn Thái và malaysia chắc chắn sóng thần đã tràn vào tận campuchia và mũi cà mau của Việt Nam ta.
Vì sao nhiều người chết đến thế?
Rõ ràng là do sóng thần rồi nhưng câu hỏi đặt ra là sóng tràn vào bờ mất đến cả 1-2 giờ các trung tâm địa chấn trên toàn thế giới đã "nghe" thấy cú động đất kinh khủng này hơn 2 tiếng trước khi bờ đông ấn độ bị nước "uống" hết mọi thứ đó chứ!
Vấn đề là đã không có một hệ thống để loan truyền cảnh báo (warning system) đây là một bài học "đau đớn" cho các nước vùng thảm họa nếu có hệ thống này người dân ở vùng biển đã kịp thoắt nạn dù chỉ là chạy bộ vào đất liền. Tôi nhớ mấy tháng trước ở phía đông nước Nhật có một cú động đất ngoài khơi vào chừng 23h và chỉ vài phút sau đó hệ thống báo động toằn nước Nhật được kích hoạt các kênh truyền hình lập tức ngừng chương trình thường lệ và đưa lên bản đồ các vùng sẽ bị sóng đánh vào với cả dự báo chiều cao sóng. Khi đó bờ phía đông nước Nhật có còi báo động xe cứu nạn và báo động chạy dọc bờ biển gọi người dân lánh nạn vào các khu trong sâu đất liền tàu thuyền lập tức neo đậu lại. Đêm đó tôi chờ đến sáng xem chiếu trực tiếp của NHK tuy nhiên cũng chỉ có vài con sóng chừng 1m ập vào và không có thiệt hại gì. Tuy nhiên giá mà có hệ thống tương tự ở các nước châu á vừa rồi đã không xảy ra bi kịch.
Bài học rút ra từ thảm họa
Tổng thống Srilanka có nói nước của ông chưa từng có thảm họa động đất và sóng thần trong lịch sử. Hôm qua nó đã đến! Thảm họa thiên nhiên dạng này không một quốc gia đơn lẻ nào có thể tự xoay sở được và ngay cả khi ai đó nghĩ là không cần quan tâm đến thảm họa do không nằm trong vành đai lửa (fire ring) nó vẫn có thể đến. Còn nhớ nước Nhật đã bị một cú sóng thần truyền xuyên qua đại dương từ bờ Nam Mỹ và cú này ở Sumatra sóng đã lan đến tận châu Phi.
Việt nam không nằm trong fire ring nhưng ta thấy fire ring nếu nhìn ra phía đông. Philipin nằm trên vành đai này và khoảng cách đến ta chẳng bao xa. KHí tượng thủy văn cần có các phao theo dõi sóng và một hệ thống để liên lạc với các trạm địa chấn toàn cầu nhằm dự báo thảm họa.
Kỹ sư XD như anh em mình thì chưa biết phải làm gì vụ này trừ việc luôn nhớ một điều chưa có động đất không đồng nghĩa với không có động đất.
Thân ái
HNTuanJP
Ghi chú