Tác giả: Trần Thanh Giám.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2008. Số trang: 344
Tóm tắt nội dung:
Đất xây dựng (trước đây hay gọi là thổ chất) là học phần của ngành địa kỹ thuật, nó nghiên cứu về thành phần vật chất, các tính chất cơ-lý của đất đá, đặc biệt là cường độ và tính tổn định, sự hình thành và biến đổi của chúng, nhằm mục đích sử dụng đất đá làm nền, làm môi trường và làm vật liệu xây dựng.
Địa kỹ thuật nghiên cứu các điều kiện địa chất để xây dựng và sử dụng công trình, nó không chỉ ứng dụng rộng rãi các phương pháp địa chất học mà còn bổ sung và phát triển các phương pháp và các giải pháp đặc biệt nhờ những thành tựu của khoa học công nghệ, vật lý và hoá lý hoá keo hiện đại…
Ngành Địa kỹ thuật gồm các phân môn hợp thành là: đất xây dựng, địa chất công trình đại cương, địa chất công trình chuyên môn, địa chất động lực công trình và cải tạo đất…
Trong đất đá xây dựng, không chỉ khảo sát các hợp thể đơn giản, mà còn đề cập đến các sản phẩm của của các quá trình địa chất và các tác dụng địa chất trong mối tương quan giữa chúng với các công trình xây dựng, dựa vào những tài liệu về nguyên nhân, thành phần và tính chất của đất đá. Trong đất đá xây dựng, với ý nghĩa là môn địa chất ứng dụng, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của thổ nhưỡng học để nghiên cứu thành phần vật chất và tính chất của đất phân tán mịn, đất bồi ven biển và đất chứa chất hữu cơ. Nhờ vậy, đề xuất những vấn đề lý thuyết về cường độ và các tính chất địa kỹ thuật của đất đá được hình thành và biến đổi như thế nào; xây dựng nên các tiền đề để giải quyết các vấn đề sau:
- Phần chia các loại đất đá cùng đơn nguyên địa kỹ thuật (đất đá có tính chất giống và gần giống nhau), phản ảnh được trạng thái phân bố của chúng trong điều kiện tự nhên.
- Đánh giá về định lượng tính chất và đặc điểm địa kỹ thuật (độ bền, tính biến dạng, tính chất đối với nước…) của đất đá.
- Dự báo khả năng có thể làm biến đổi tính chất của đất đá dưới tác dụng của công trình xây dựng và ảnh hưởng của đất đá đến công trình sẽ xây dựng.
- Chọn lựa giải pháp hợp lý nhất để cải thiện tính chất xây dựng của nền đất đá và giải pháp thi công công trình nhằm đảm bảo sự ổn định của nền móng, sự bền vững của công trình xây dựng và tính kinh tế nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu thấu đáo đất xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề chọn giải pháp đúng đắn gia cố nền đất đá trong xây dựng.
Cuốn “Đất xây dựng và phương pháp gia cố nền đất” đề cập đến nhiều phương pháp cải thiện tính chất xây dựng của nền đất yếu và nền đá có khe nứt phát triển. Trong đó có một số giải pháp lần đầu tiên đang được áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Đây là tài liệu bổ ích giúp cho sinh viên ngành công trình, các chuyên gia công nghệ xử lý nền móng trên đất yếu.
Nội dung sách gồm 9 chương như sau:
Chương 1: Sự hình thành và biến đổi tính chất cơ-lý của đất đá.
Chương 2: Thành phần kết cấu của đất.
Chương 3: Tính chất vật lý cơ bản của đất đá.
Chương 4: Tính chất hoá lý của đất loại sét.
Chương 5: Tính chất cơ học của đất đá.
Chương 6: Tính biến dạng của đất.
Chương 7: Độ bền chống cắt của đất.
Chương 8: Kỹ thuật cải thiện tính chất của đất.
Chương 9: Thiết kế đất đắp trên nền đất yếu.
Nhà xuất bản: Xây dựng. Năm 2008. Số trang: 344
Tóm tắt nội dung:
Đất xây dựng (trước đây hay gọi là thổ chất) là học phần của ngành địa kỹ thuật, nó nghiên cứu về thành phần vật chất, các tính chất cơ-lý của đất đá, đặc biệt là cường độ và tính tổn định, sự hình thành và biến đổi của chúng, nhằm mục đích sử dụng đất đá làm nền, làm môi trường và làm vật liệu xây dựng.
Địa kỹ thuật nghiên cứu các điều kiện địa chất để xây dựng và sử dụng công trình, nó không chỉ ứng dụng rộng rãi các phương pháp địa chất học mà còn bổ sung và phát triển các phương pháp và các giải pháp đặc biệt nhờ những thành tựu của khoa học công nghệ, vật lý và hoá lý hoá keo hiện đại…
Ngành Địa kỹ thuật gồm các phân môn hợp thành là: đất xây dựng, địa chất công trình đại cương, địa chất công trình chuyên môn, địa chất động lực công trình và cải tạo đất…
Trong đất đá xây dựng, không chỉ khảo sát các hợp thể đơn giản, mà còn đề cập đến các sản phẩm của của các quá trình địa chất và các tác dụng địa chất trong mối tương quan giữa chúng với các công trình xây dựng, dựa vào những tài liệu về nguyên nhân, thành phần và tính chất của đất đá. Trong đất đá xây dựng, với ý nghĩa là môn địa chất ứng dụng, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu của thổ nhưỡng học để nghiên cứu thành phần vật chất và tính chất của đất phân tán mịn, đất bồi ven biển và đất chứa chất hữu cơ. Nhờ vậy, đề xuất những vấn đề lý thuyết về cường độ và các tính chất địa kỹ thuật của đất đá được hình thành và biến đổi như thế nào; xây dựng nên các tiền đề để giải quyết các vấn đề sau:
- Phần chia các loại đất đá cùng đơn nguyên địa kỹ thuật (đất đá có tính chất giống và gần giống nhau), phản ảnh được trạng thái phân bố của chúng trong điều kiện tự nhên.
- Đánh giá về định lượng tính chất và đặc điểm địa kỹ thuật (độ bền, tính biến dạng, tính chất đối với nước…) của đất đá.
- Dự báo khả năng có thể làm biến đổi tính chất của đất đá dưới tác dụng của công trình xây dựng và ảnh hưởng của đất đá đến công trình sẽ xây dựng.
- Chọn lựa giải pháp hợp lý nhất để cải thiện tính chất xây dựng của nền đất đá và giải pháp thi công công trình nhằm đảm bảo sự ổn định của nền móng, sự bền vững của công trình xây dựng và tính kinh tế nhất.
Như vậy, việc nghiên cứu thấu đáo đất xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề chọn giải pháp đúng đắn gia cố nền đất đá trong xây dựng.
Cuốn “Đất xây dựng và phương pháp gia cố nền đất” đề cập đến nhiều phương pháp cải thiện tính chất xây dựng của nền đất yếu và nền đá có khe nứt phát triển. Trong đó có một số giải pháp lần đầu tiên đang được áp dụng thử nghiệm ở Việt Nam và bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ. Đây là tài liệu bổ ích giúp cho sinh viên ngành công trình, các chuyên gia công nghệ xử lý nền móng trên đất yếu.
Nội dung sách gồm 9 chương như sau:
Chương 1: Sự hình thành và biến đổi tính chất cơ-lý của đất đá.
Chương 2: Thành phần kết cấu của đất.
Chương 3: Tính chất vật lý cơ bản của đất đá.
Chương 4: Tính chất hoá lý của đất loại sét.
Chương 5: Tính chất cơ học của đất đá.
Chương 6: Tính biến dạng của đất.
Chương 7: Độ bền chống cắt của đất.
Chương 8: Kỹ thuật cải thiện tính chất của đất.
Chương 9: Thiết kế đất đắp trên nền đất yếu.
Ghi chú