QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Kết cấu của đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Kết cấu của đất

    Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt của đất là kết cấu của đất? vậy thế nào là kết cấu của đất và nó ảnh hưởng đến độ chặt của đất như thế nào? Mong các bác giải thích hộ em. Thanks các bác nhìu...!

  • #2
    Ðề: Kết cấu của đất

    Nguyên văn bởi dinhhiendccta51
    Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ chặt của đất là kết cấu của đất? vậy thế nào là kết cấu của đất và nó ảnh hưởng đến độ chặt của đất như thế nào? Mong các bác giải thích hộ em. Thanks các bác nhìu...!
    Kết cấu đất (hay của khung cốt đất) là quy luật sắp xếp các hạt trong khung cốt đất. Có thể liên hệ kết cấu đất với kết cấu công trình, trong đó các hạt đất đóng vai trò là các ptử chịu lực (dầm,cột...)
    Đối với các loại đất sét, giữa các hạt còn có lực dính kết, còn với đất cát rời thì thường bỏ qua lực này. Đương nhiên khi các hạt sắp xếp càng liền khít, ít khoảng trống thì đất càng chặt và ít lún khi chịu lực. Để đánh giá tính chất này, thường dựa vào hệ số đồng đều Cu =d60/d10. Với d60 và d10 lấy dựa vào đường cong cấp phối, Cu càng lớn thì càng tốt. Nói chung có thể hiểu là khi đất có nhiều loại hạt, những hạt bé sẽ lấp khoảng trống các hạt lớn, làm đất chặt hơn.
    Last edited by 3dnow; 22-04-2009, 12:58 AM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Kết cấu của đất

      Chào Bác
      Theo em thì cũng không hẳn như bác đã nêu, tùy thuộc vào mục đích bác ạh. Giả dụ như bác sử dụng đất để làm tầng lọc nguwojc chẳng hạn. Thế thì d60/d10 nó chỉ nằm trong một phạm vi nào đó là tốt thôi. nếu quá lơn họac quá bé có thể gây nên xói ngầm đấy.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Kết cấu của đất

        Em cảm ơn hai bác nhé!. àh nhân đấy em có thắc mắc muốn hỏi các bác luôn.Ở gần khu em trọ có một công trình nhà 5 tầng đang thi công ở giữa, hai bên là hai nhà 4 tầng đã xây xong và đang use. Khi công trình này đang thi công phần móng, mới chỉ đào xuống 1,2 m so với cốt 0-0 thì thấy lộ ra phần móng của hai ngôi nhà bên cạnh, ngôi nhà bên phải thì hoàn toàn bình thường móng của họ rất kiên cố , nhưng ngôi nhà bên trái thì móng của ngôi nhà này không bình thường các bác ạ, họ đổ rằng móng trên cốt 0-0, bên dưới toàn xây bằng gạch, em không bít ai thiết kế phần móng của ngôi nhà này mà kì lạ vậy.Vì vậy mà khi chỉ mới đào xuống 1,2m để thi công phần móng thôi mà cát dưới phần móng của ngôi nhà bên cạnh cứ ùn sang kèm theo nước, hiện tượng này chỉ xảy ra ở phần đuôi của nhà bên cạnh nơi bố trí các công trình phụ của họ và nguy hiểm hơn là em quan sát thất phần đuôi của ngôi nhà này bị nứt tách ra so với nhà bên cạnh khe nứt khoảng 1cm. Em thấy người chịu trách nhiệm thi công ở đây rất lúng túng không biết làm thế nào vì họ khống phải dân địa chất và cuối cùng họ cho đổ bê tông luôn mặc dù công trình của họ vẫn chưa đạt chiều sâu thiết kế móng hợp lí so với thiết kế. Theo các bác thì trường hợp này nên giải quyết thế nào cho hợp lí để công trình đang thi công vẫn đảm bảo dc chiều sâu thiết kế móng

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Kết cấu của đất

          Chào Bác
          Em đã thấy xử lý một công trình y hệt như thế này về bản chất tức là khi đào ra cát cứ chảy tuồn.Họ xử lý bằng công nghệ Jet-Grouting gì đấy, tức là ho làm luôn 1 tuwofng để không cho cát chảy. Sau đó vẫn đào tiếp mà không còn hiện tương gi nua

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Kết cấu của đất

            Nguyên văn bởi minhha
            Chào Bác
            Em đã thấy xử lý một công trình y hệt như thế này về bản chất tức là khi đào ra cát cứ chảy tuồn.Họ xử lý bằng công nghệ Jet-Grouting gì đấy, tức là ho làm luôn 1 tuwofng để không cho cát chảy. Sau đó vẫn đào tiếp mà không còn hiện tương gi nua
            Trong tự nhiên, có thể gặp hai trường hợp
            Cát chảy thật và cát chảy giả
            -Nếu gặp trường hợp cát chảy thật thì rất nguy hiểm, mặc dù áp lực thủy tĩnh hay thủy động rất nhỏ thì nó vẫn bị chảy.
            -cát chảy giả khi áp lực đủ lớn cát mới bị chảy, và cát nhanh chóng bị bão hòa và thôi không chảy

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Kết cấu của đất

              Nguyên văn bởi minhha
              Chào Bác
              Em đã thấy xử lý một công trình y hệt như thế này về bản chất tức là khi đào ra cát cứ chảy tuồn.Họ xử lý bằng công nghệ Jet-Grouting gì đấy, tức là ho làm luôn 1 tuwofng để không cho cát chảy. Sau đó vẫn đào tiếp mà không còn hiện tương gi nua
              Cát chảy có thể làm sụt nền nhà bên cạnh, trường hợp mới đào 1,2m đã có cát chảy thì khả năng đây là cát chảy thật, loại này khá khó đối phó, cái tường bằng công nghệ jet-Grouting là loại chất liệu gì vậy bạn?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Kết cấu của đất

                Nó là trụ đất-xi măng thi công bằng thiết bị phun nước áp suất cao đấy bạn

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Kết cấu của đất

                  Nguyên văn bởi namvnc
                  Nó là trụ đất-xi măng thi công bằng thiết bị phun nước áp suất cao đấy bạn
                  Bác có hình ảnh nào minh họa không? Hay có công trình nào đang thi công tại Hà Nội.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Kết cấu của đất

                    Em seach dc bài nói về công nghệ jet-Grouting gửi các bác xem

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Kết cấu của đất

                      không up dc các bác ạh

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Kết cấu của đất

                        Công nghệ jet grouting
                        Attached Files

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Kết cấu của đất

                          Tạo ra cọc đất-xi măng hình như có cả lọai công nghệ dùng cánh để khuấy đất nữa.

                          Ghi chú

                          Working...
                          X