QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

    Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao
    Attached Files

  • #2
    Gửi Trần Đức Cường!

    Cường ơi!
    Cường làm về nền móng phải không?có thể cho mình ý kiến về móng cọc khoan nhồi đường kính 250mm không?Mình thấy họ thiết kế nhiều ở TPHCM mà ko dám làm!

    Ghi chú


    • #3
      Bác Dương ơi em thấy đừng mạo hiểm chơi với mấy loại này chết như chơi , đâu dám đảm bảo chất lượng nó được cứ chơi cọc ép là an toàn hơn.
      [COLOR=RoyalBlue]

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

        Nguyên văn bởi ducxd
        Bác Dương ơi em thấy đừng mạo hiểm chơi với mấy loại này chết như chơi , đâu dám đảm bảo chất lượng nó được cứ chơi cọc ép là an toàn hơn.
        Nên thoát khỏi lối mòn sáo rỗng, nếu thấy hay thì mình nên nghiên cứu, nếu là sai thì cũng phải tìm ra căn cứ khoa học để bác bỏ.
        uống ice-tea, đi BMW

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

          Nguyên văn bởi ducxd
          Bác Dương ơi em thấy đừng mạo hiểm chơi với mấy loại này chết như chơi , đâu dám đảm bảo chất lượng nó được cứ chơi cọc ép là an toàn hơn.
          Cty tôi cũng đang làm đấy.Nhưng xin đính chính như sau:
          -Không có cọc 250 đâu ,từ 300 đếm 500 thôi.
          -có thể khoan đến 50m ,tùy vào công suất máy và địa tầng nữa.
          Tính toắn dựa theo kinh nghiệm từng khu vực thôi và dựa trên số liệu thống kê đấy.
          Bạn nào muốn tham khảo gọi 0908196611

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

            Chào các bạn!

            Tôi có biết chút ít về cọc khoan nhồi đường kính nhỏ, xin đuọc góp vui cùng các bạn một ít thông tin như sau:

            1/ Sơ lược về lịch sử cọc khoan nhồi đường kính nhỏ như thế này:
            - Được phát minh lần đầu tiên vào năm 1950 tại Italia do TS Fernando Lizzi người Naples.
            - Công ty thi công cọc này đầu tiên trên thế giới là Fondedile một công ty xây dựng nhỏ của Italia, vào năm 1952
            - Được áp dụng lần đầu tiên tại Anh vào đầu năm 1960, áp dụng ở Đức vào các công trình giao thông đo thi và ở Pháp vào những năm khoảng 63 đến năm 64 của thế kỷ trước và sau đó được áp dụng phổ biến ở châu Âu.
            - Được thi công một công trình đầu tiên ở Mỹ vào năm 1973. Từ năm 1987 đến nay được công nhận được áp dụng phổ biến ở Mỹ. Hiện nay Hiệp hội cầu đường Mỹ đã có tiêu chuẩn về loại cọc này, nhưng tôi chưa kiếm được. bạn nào có thì post lên cho anh em kết cấu xem với.
            - Cọc nhồi đường kính nhỏ được áp dụng ở Việt Nam lần đầu tiên vào khoảng năm 1999 ở TP HCM.
            - Các dạng neo đất, đinh đất là một trong những biến thể của loại cọc này.
            - Cọc có thể khoan đứng, khoan xiên, khoan ngang, tùy theo công nghệ và thiết bị.
            2/ Họ cọc khoan nhồi đường kính nhỏ có rất nhiều loại và tên gọi khác nhau, tùy thuộc theo công nghệ thi công, (công nghệ khoan, công nghệ giữ thành, cấu tạo cọc, cốt thép, công nghệ đổ vữa...) đường kính lỗ khoan có thể từ 6,9cm (sáu phảy chín cen ti mét) đến 60 cm (sáu mươi cen ti mét). Mỗi tác giả, mõi công ty có cách phân loại khác nhau nhưng nhìn chung đa số phân loại theo đường kính và công nghệ bơm vữa. Cọc khoan nhồi đường kính nhỏ ở Việt Nam đang áp dụng tại Tp HCM và hiện nay đã có mấy công trình ở HN áp dụng là làm theo công nghệ khoan bơm xói dung dịch sét hoặc dung dịch bentonite-ximang và đổ bê tông theo phương pháp trọng lực (gravity, đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng, dùng từ trọng lực để phân biệt với loại cọc đổ vữa có áp). loại cọc này theo phân loại trên thế giới là từ đường kính 300 đến 600 (có tác giả thì nói từ 450 đến 600) ở VN đang phổ biến loại đường kính 270,370 và 470.
            Đã có rất nhiều nghiên cứu về loại cọc này về mặt lý thuyết lẫn thực hành (chủ yếu tài liệu của các nước, ở Việt Nam ít thấy). Về vấn đề thi công hiện nay đang là bí quyết riêng của từng công ty (nhưng chắc cũng chẳng có gì ghê gớm).
            Theo tôi được biết (thông tin các ban tự kiểm tra), đã có một số công trình được xây dựng và cải tạo xử lý nền bởi loại cọc nhồi nhỏ này trên thế giới:
            Cathedral of Pienza
            Nhà thờ thánh St. Mary, Lamberhurst, England
            Lâu đài Winchester, Anh
            Bridge on Three Arches, Venice, Italy
            Và vô số các công trình khác
            Mỗi một giải pháp có ưu điểm và nhược điểm của nó, cọc nhồi nhỏ không phải không có nhược điểm, nhưng ít, hiện nay nhược điểm chủ yếu là khó kiểm soát và chứng minh về chất lượng, nhưng không phải không có độ tin cậy và tính hợp lý về giá thành. Theo tôi, sẽ có giải pháp nếu chúng ta nghiên cứu và tìm kiếm.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

              Có phải cọc bác Toan - Tech nói chính là augercast piles. Nếu là augercast, tôi có thể kiếm được vài tài liệu:
              + conventional augercast piles
              + auger-cast pressure grouted & displacement piles

              Nếu đúng vậy, thì tôi nghĩ không nên dịch là cọc nhồi nhỏ.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                Có lẽ không nên nghiên cứu chế tạo thiết bị làm gì vì rất nhiều nước trên thế giới đã sản xuất rồi và cả công nghệ nữa. Theo như tên gọi thì thuật ngữ tiếng Anh là "Jet grouting ". Nếu cần tìm hiểu sâu thì nên đến Viện Nghiên cứu KH Thuỷ lợi (Hà nội), họ đã có thiết bị và đang áp dụng cho các công trình thuỷ lợi. Bằng công nghệ này người ta có thể tạo được các cột xi măng + vật liệu tại chỗ (thông thường là thi công trong đất cát, cuội sỏi) có đường kính rất lớn và tất nhiên là không có cốt thép áp lực phun là > 100 atm.
                Còn về cọc khoan nhồi đường kính nhỏ được coi tối thiểu là 300 mm đường kính. Công nghệ thi công hiện tại giống như khoan tạo lỗ trong khảo sát. Người ta có quy định đường kính tối thiểu một phần do sức chịu tải thấp và những quy định về công nghệ thi công không cho phép, ví dụ với cọc 300, nếu ***g thép có lớp bảo vệ là 10 cm (hai bên) đượng khính ***g thép còn lại là 20 cm thì khả dĩ cho việc đổ bê tông bằng ống. Một vấn đề lớn là hiệu quả kinh tế. Điều này đã được kiểm chứng trong làng địa kỹ thuật. Một công nghệ đưa ra cần thoả mãn các yêu cầu sau:
                - Đúng đắn về khoa học.
                - Khả thi.
                - Có thể kiểm tra được chất lượng.
                - Giá thành cạnh tranh so với

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                  Nguyên văn bởi Hanh
                  Có phải cọc bác Toan - Tech nói chính là augercast piles. Nếu là augercast, tôi có thể kiếm được vài tài liệu:
                  + conventional augercast piles
                  + auger-cast pressure grouted & displacement piles

                  Nếu đúng vậy, thì tôi nghĩ không nên dịch là cọc nhồi nhỏ.
                  Cọc mà theo bạn nói theo tôi hiểu là như thế này, loại cọc auger-cast piles cũng là một dạng cọc nhồi nhưng được thi công theo công nghệ sau:
                  - Thiết bị chủ yếu là máy khoan giống như cọc nhồi đường kính lớn. Cần khoan là mũi khoan (giống mũi khoan gỗ) cần khoan có dạng như ruột gà, khoan đưa đất lên bằng các cánh xoắn của cần khoan (khác với cọc nhồi phổ biến ở Việt Nam là khoan bằng gầu cắt và sử dụng cần Kellybar, khoan trong dung dịch). Trong cần khoan là một ống ở giữa để bơm bê tông.
                  - Sau khi khoan bê tông được bơm thông qua cần khoan có lỗ dưới mũi cần khoan, vừa bơm bê tông vừa rút cần.
                  - Công nghệ này chủ yếu dùng để khoan khô (không có dung dịch giữ thành). Công nghệ này ở nước ta chỉ thích hợp với địa chất các vùng miền núi, những vùng địa chất có mực nước ngầm thấp (theo mình nghĩ mực nước ngầm thấp hơn cả cao trình mũi cọc). Có thể khoan khi có dung dịch giữ thành, nhưng hình như rất hiếm gặp
                  Mình có kiếm được máy cái ảnh về công nghệ này
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                    Thiêts bị khoan mà bạn toan - tecman mô tả còn gọi là flight auger, cần khoan là guồng xoắn cho suốt chiều dài. Công nghệ này đã được thi công tại hai công trình ở Hà nội:
                    - Central Buiding 31 Hai Ba Trung, do công ty Gamon (Hongkong) thi công vào năm 1995 - 1996.
                    - HITC (trung tâm Công nghệ cao) tại Cầu giấy, do Tổng CT XD Cầu Thăng Long thi công.

                    Do đặc điểm của công nghệ mà chiều dài là hạn chế đến 30 - 35 m và đường kính 600 mm, nền đất thi công cũng đòi hỏi đất yếu ở phía trên. Thép được đặt sau khi đổ bê tông (bơm quan ống khoan trong quá trình rút cần).

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                      Chân thành cảm ơn TS Nguyễn Anh Dũng đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về loại cọc này, em cũng rất ngạc nhiên khi được biết ở Hà nội đã có công trình làm bằng loại cọc này. Nếu có thể và không vi phạm bí mật công nghệ, đề nghị TS cho biết các ưu điểm và nhược điểm cơ bản của loại cọc này đã thi công ở HN, sức chịu tải tính toán, và các thông số cơ bản khác của loại cọc này, hiện ở VN đã có những công ty nào đã thi công loại cọc này?
                      Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
                      Last edited by toan-tecman; 13-07-2005, 08:56 PM.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                        Sức chịu tải của cọc khoan nhồi kiểu này mà bạn toan-tecman muốn biết, theo tài liệu tính toán lúc đấy cũng tương tự như các cọc khoan nhồi bằng công nghệ khoan gầu trong dung dịch.
                        Hạn chế của công nghệ này là đường kính lớn nhất của cọc là 600 mm, bê tông sử dung là cốt liệu tương ứng vưói bê tông dùng để bơm, chiều dài cọc cũng chỉ có thể nằm trong khoảng 30 - 35 m. Nguyên nhân là để thi công theo công nghệ này do ma sát giữa đất và cần khoan là rất lớn, nên moment xoắn của thiết bị cần là lớn, do vậy muốn nâng kích thước (đường kính, độ sâu), đồng nghĩa với việc tăng lực xoắn của máy và trọng lượng của máy cơ sở điều này liên quan đến vấn đề hiệu quả kinh tế, mặt khác khi gặp chướng ngại vật thì vô phương. Chính vì vậy mà tuy có ưu điểm là đổ bê tông ở trạng thái khô (không trong dung dịch), và thành hố khoan ít bị phá huỷ nhưng công nghệ này không được phát triển do những hạn chế nêu trên.
                        Theo như tôi được biết ở Việt nam, có 1 công ty có thiết bị này đó là Tông CT XD Thăng Long (bộ Giao thông). Mục đích của mua thiết bị này là để khoan dẫn để hạ cọc 550 mm cho việc xây dựng trong thành phố, và công trình dầu tiên thi công bằng thiết bị này ở Tăng Bạt Hổ.
                        Chắc là thiết bị đã bị bỏ không vì tính không hiệu qống với thiết bị khoan gầu (múc).

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                          Các bác Tcy XD Thăng Long chẳng chịu quảng cáo công nghệ gì cả, công nghệ này mà thi công các công trình ở các vùng miền núi (Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang...) thì rất hiệu quả. Cách đây mấy năm em có thi công mấy công trình trên đó, do mặt cắt địa chất lởm khởm, do sợ bị trượt nền, nên bên thiết kế sử dụng giải pháp cọc ép cho các công trình, mà nếu kể chuyện ép cọc ở miền núi cực kỳ funny. Giá mà bên thiết kế dùng giải pháp này thì tốt biết mấy.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                            Bác toan_techman có đề cập đến loai cọc khoan đường kính nhỏ, tôi thấy trên thế giới người ta gọi là micropile. Về công nghệ khoan tạo lỗ, mở rộng lỗ bằng vữa bơm dưới áp lực giống hệt các loại neo đất (soil anchor) và đinh đất (nail). Tôi thấy về thi công thì micropile giống với đinh đất : cùng công nghệ khoan và bơm vữa, cốt thép cũng tương tự, ko có ƯST. Về tính toán thì tất nhiên là khác nhau : micropile là cọc để chịu nén hoặc kéo, còn đinh thì để gia cố talus nên ngoài ra còn chịu uốn.
                            Cọc micropile được dùng từ rất lâu rồi, và được đưa vào tiêu chuẩn tính toán của các nước giống như các loại cọc khác tất nhiên cũng từ lâu. Mỗi loại cọc đều có ưu-nhược điểm và có ứng dụng riêng, tùy thuộc vào tải trọng, mục đích sử dụng, điều kiện thi công, điều kiện địa chất, tài chính. Riêng cọc micropile, nó được sử dụng đặc biệt nhiều để: sửa chữa, gia cố các công trình nhà và cẩu, móng cọc chịu tải trọng nhỏ, cọc chịu kéo.. Gửi các bác vài ảnh xem chơi

                            Bác toan_techman có nói là ở tpHCM đã áp dụng loại micropile gravity, ko hiểu là loại mciropile được bơm vữa ximang dưới áp lực và bơm nhiều lần đã được áp dụng chưa nhỉ? công ty của bác mecbo pump chắc cũng phải có các loại bơm và ống chuyên dụng cho loại cọc micropile áp lực này, các bác italian là chúa cái món này lắm

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Nghiên cứu chế tạo thiết bị phun xói tia nước áp suất cao

                              lúc nãy chẳng hiểu sao ko up mấy cái ảnh lên được , gửi lại để các bác tham khảo
                              Attached Files

                              Ghi chú

                              Working...
                              X