QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Xác định trọng tâm nhóm cọc???
Collapse
X
-
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
trọng tâm của tiết diện cọc ở đây có thể hiểu theo kiểu là khi có lực thẳng đứng tác dụng thì không gây mô men uốn cho hệ cọc. Theo tôi có thể tận dụng chương trình sap2000 hay etabs để tìm trọng tâm này.
Cách làm như sau:
Vẽ các cọc theo đúng kích thước bố trí trong bản vẽ.
khai báo liên kết ngàm ở mủi cọc.
tác dụng lên tất cả các đuôi cọc một lực P theo phương z và chạy chương trình
chọn tất cả các nút ngàm ở mủi cọc
vào file/ print tables/ analysis output / chọn reactions và selections only, chọn print to file /ok
trong file output ta kéo chuột đến cuối cùng sẽ thấy một hàng summation, tìm ở cột Mx và My sẽ thấy mô men tổng so với trục Ox và Oy, nhìn ở cột Fz sẽ thấy tổng lực thẳng đứng, vậy là suy ra cánh tay đòn của hợp lực thẳng đứng tức là tọa độ x và y của điểm đặt hợp lực hay là trọng tâm hệ cọc. Lưu ý nếu hệ cọc có đường kính khác nhau thì phải khai báo lực đặt ở đuôi cọc theo tỷ lệ diện tích.Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc
Ghi chú
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
Nguyên văn bởi eng-hiep View PostKích thước của đài được chọn sao cho trọng tâm của đài trùng với hợp lực N .Khi đó thành phần moment tác dụng lên đáy đài sẽ tương đối nhỏ !
Tải trọng xuống móng khoảng 450T. (Dùng đà giằng móng hay biện pháp khác hay hơn)
Các anh chị nào đã từng thiết kế công trình dạng này xin chỉ giáo, file cad thiết kế mẫu.
Email : nguyentinh06@yahoo.com
Xin cảm ơn!
Ghi chú
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
Nếu đồng chí dùng cọc ép thì làm thành băng cọc theo phương ngang nhà là ngon nhất, còn nếu dùng cọc nhồi tiết diện nhỏ thì có thể làm đài cọc lệch tâm rồi làm quả giằng móng để chịu cái mômen do lệch tâm. Mà theo ý kiến của tôi thì làm quả cọc nhồi td nhỏ đi, ngon lành hơn nhiều.
Zhi Yao Wei Ni Huo Yi Tian
Ghi chú
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
Nguyên văn bởi Trungcdc View Posttrọng tâm của tiết diện cọc ở đây có thể hiểu theo kiểu là khi có lực thẳng đứng tác dụng thì không gây mô men uốn cho hệ cọc. Theo tôi có thể tận dụng chương trình sap2000 hay etabs để tìm trọng tâm này.
Cách làm như sau:
Vẽ các cọc theo đúng kích thước bố trí trong bản vẽ.
khai báo liên kết ngàm ở mủi cọc.
tác dụng lên tất cả các đuôi cọc một lực P theo phương z và chạy chương trình
chọn tất cả các nút ngàm ở mủi cọc
vào file/ print tables/ analysis output / chọn reactions và selections only, chọn print to file /ok
trong file output ta kéo chuột đến cuối cùng sẽ thấy một hàng summation, tìm ở cột Mx và My sẽ thấy mô men tổng so với trục Ox và Oy, nhìn ở cột Fz sẽ thấy tổng lực thẳng đứng, vậy là suy ra cánh tay đòn của hợp lực thẳng đứng tức là tọa độ x và y của điểm đặt hợp lực hay là trọng tâm hệ cọc. Lưu ý nếu hệ cọc có đường kính khác nhau thì phải khai báo lực đặt ở đuôi cọc theo tỷ lệ diện tích.
1. Trọng tâm nhóm cọc: về bản chất của nó thì khỏi bàn. tọa độ Xtt trọng tâm tiết diện nhóm cọc = trung bình cộng của tọa độ Xi; tọa độ Ytt trọng tâm tiết diện nhóm cọc = trung bình cộng của tọa độ Yi. (nguyên lý: nó là tâm tỷ cự của các tọa độ (xi;yi). (trong excel dùng hàm AVERAGE). Tâm tỷ cự đại khái là thế này:
em đặt tên đầu cọc là C1, C2, .. Cn. Tọa độ trọng tâm là C. thì: với bất kỳ điểm O nào đó, Tổngvéctơ(OC1 + OC2 +....+ OCn)=n*véctơ(OC). (trong công thức tổng quát em cho k1=k2=kn=1)
- Nếu là cọc không cùng tiết diện hoặc cọc đóng xiên: nói thì dài, các bác tìm đọc phương pháp tìm tâm đàn hồi của cầu tàu đài cứng (em vốn dân CTB mà, hic đi đâu cũng bị hắt hủi ). Thuật toán thì không có gì nhưng mà các bước tính toán thì loằng ngoằng dây điện lắm .
2. Bảng phân phối phản lực đầu cọc do bác tuananhcdc viết rất pro và tổng quát. Tuy nhiên, xin phép bác, em thấy cần phải lưu ý anh em khi dùng bảng này phải cẩn thận với chiều Mx và My (trong bảng em thấy bác viết tương ứng là Myy và Mxx. Có thể khi bác lập bảng bác đã lường được nhưng mà user như chúng em thì rất hay không để ý. Theo em, trong bảng Joint Reactions đổi béng dấu thằng Mx (M1) trong ETABS (SAP), rồi xử lý tiếp. Cách này sẽ rất thuận cho việc kể đến cả lực cắt từ chân cột truyền xuống đài móng.
Lý do:
Trong ETABS (SAP) Joint Reactions đưa ra tuân theo hệ tọa độ địa phương của nút. (chẹp SAP thì nút, ETABS thì tổng thể). Nhưng:
Các giá trị My(Mxx) khi ETABS(SAP) đưa ra có dấu (+) khi cùng chiều với chiều bác chiều (+) của bác tuananhcdc, và các giá trị Mx(Myy) đưa ra có dấu (+) khi ngược chiều bác chiều (+) của bác tuananhcdc.
PS: em có làm 1 file phân phối tải trọng lên đầu cọc có kể đến cả lực cắt chân cột, định up lên nhưng up 5 lần không được, không hiểu vì sao không up nổi. Mời các bác qua đây down nha! (file "Phan Phoi TT len coc.xls")
http://www.mediafire.com/ngochoaxd
hic, hum nọ nộp đơn vào CDC thông qua vietnamwork, em có khai này nọ, vài cái đã làm.... các bác ý alô cho em, em vừa mới khai "công trình biển" đã nghe cúp máy cái RỤP! không biết bác ý cần người làm hay cần bằng nhẩy . Biết thế ngày xưa em ko ra biển nữa !kiếp nghèo
Ghi chú
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
Nguyên văn bởi kiepngheo2006 View Posthic, hum nọ nộp đơn vào CDC thông qua vietnamwork, em có khai này nọ, vài cái đã làm.... các bác ý alô cho em, em vừa mới khai "công trình biển" đã nghe cúp máy cái RỤP! không biết bác ý cần người làm hay cần bằng nhẩy . Biết thế ngày xưa em ko ra biển nữa !
Ghi chú
-
-
Ðề: Xác định trọng tâm nhóm cọc???
không cần tính toán vậy cho mệt. mấy anh em không dùng các công thức của các bài toán nền móng, tải trọng tại thang máy thì tính bình thường như tải trọng tại vị trí cột + tải trọng động của thang máy (bài toán tải trọng động cả cô kết cấu đó). tính tay nhanh hơn tính SAP nhiều. cố gắn đọc lại cơ kết cấu 2 đi . công thức thì nhiều. paste sao hết.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú