QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Em hỏi về đập đầu cọc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Em hỏi về đập đầu cọc

    Ở đoạn đầu cọc có lưới thép và bản thép hàn vào thép chủ. Theo thiết kế thì đoạn bản thép này dài 150mm. Sau phải đập đầu cọc đi 700 để ngàm vào đài cọc còn 150mm. Nhưng do bản thép đã hàn vào thép chủ nên không lấy ra được thế thành ra ngoài 700mm cọc BTCT phía dưới phải đập đi còn phải cắt bỏ một đoạn cọc phía trên (đoạn có gắn bản thép đã hàn vào thép chủ và có lưới thép). Như vậy có đúng không ạ. Thực chất có thể cần cắt đoạn đó đi không hay có biện pháp nào gỡ bản thép hàn ở đầu cọc ra để giữ lại phần thép chủ không?
    Ngoài ra, khi ép âm bằng cọc phụ (đập bỏ sau khi ém âm) thì phải đập đầu cọc trước rồi mới nối cọc phụ hay là nối cọc phụ vào ép âm đã rồi sau này mới đập bỏ cọc phụ và đập đầu cọc chính luôn?
    Mong các bác giúp đỡ.

  • #2
    Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

    Bác nào biết trả lời giúp em với ạ.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

      Nguyên văn bởi azumi View Post
      Ở đoạn đầu cọc có lưới thép và bản thép hàn vào thép chủ. Theo thiết kế thì đoạn bản thép này dài 150mm. Sau phải đập đầu cọc đi 700 để ngàm vào đài cọc còn 150mm. Nhưng do bản thép đã hàn vào thép chủ nên không lấy ra được thế thành ra ngoài 700mm cọc BTCT phía dưới phải đập đi còn phải cắt bỏ một đoạn cọc phía trên (đoạn có gắn bản thép đã hàn vào thép chủ và có lưới thép). Như vậy có đúng không ạ. Thực chất có thể cần cắt đoạn đó đi không hay có biện pháp nào gỡ bản thép hàn ở đầu cọc ra để giữ lại phần thép chủ không?
      Ngoài ra, khi ép âm bằng cọc phụ (đập bỏ sau khi ém âm) thì phải đập đầu cọc trước rồi mới nối cọc phụ hay là nối cọc phụ vào ép âm đã rồi sau này mới đập bỏ cọc phụ và đập đầu cọc chính luôn?
      Mong các bác giúp đỡ.
      Ngàm vào đài bao nhiêu còn tùy thuộc vào đoạn ngàm vào là thẳng hay cong (straight hay standard bend). Bạn có thể cắt phần bản mã nhưng không cần cắt đoạn có lưới thép. Quân đập đầu cọc họ biết phải làm gì, vd. đầu tiên tỉa BT để lộ thép chủ ra, sau đó cắt phần BT không cần thiết. Đoạn neo thép vào đài tốt nhất là tính toán.

      Đoạn cọc ép âm thường là một đoạn ống thép có mũ chụp vào cọc để ép đến cao độ thiết kế nhưng không cần liên kết đoạn này vào cọc nên không có chuyện đập bỏ đoạn cọc này.

      nc. oanh
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

        Nguyên văn bởi azumi View Post
        Ở đoạn đầu cọc có lưới thép và bản thép hàn vào thép chủ. Theo thiết kế thì đoạn bản thép này dài 150mm. Sau phải đập đầu cọc đi 700 để ngàm vào đài cọc còn 150mm. Nhưng do bản thép đã hàn vào thép chủ nên không lấy ra được thế thành ra ngoài 700mm cọc BTCT phía dưới phải đập đi còn phải cắt bỏ một đoạn cọc phía trên (đoạn có gắn bản thép đã hàn vào thép chủ và có lưới thép). Như vậy có đúng không ạ. Thực chất có thể cần cắt đoạn đó đi không hay có biện pháp nào gỡ bản thép hàn ở đầu cọc ra để giữ lại phần thép chủ không?
        Ngoài ra, khi ép âm bằng cọc phụ (đập bỏ sau khi ém âm) thì phải đập đầu cọc trước rồi mới nối cọc phụ hay là nối cọc phụ vào ép âm đã rồi sau này mới đập bỏ cọc phụ và đập đầu cọc chính luôn?
        Mong các bác giúp đỡ.
        Yên tâm, quân thầu đập đầu cọc k hiền đến mức bỏ lại cái gì đâu. Đoạn đầu cọc thừa đó "không cần cắt đi", để lại cũng được, cái đáng quan tâm khi đó lại là liên kết BT đầu cọc cũ và BT đài mới đổ.

        Chú này chưa nhìn thấy cọc phụ?!! Nhà thầu chụp sambô gõ boong boong. Nhưng mà theo quan điểm chủ quan của cá nhân tôi thì đoạn cọc phụ bằng thép này "mềm hơn" nhiều so với cọc BTCT của mình, vì thế trong lúc đập thì việc thất thoát năng lượng búa cũng...chả biết có đáng kể không, nhưng hầu như lần nào dùng đến anh chàng ngắn cũn này cũng chối cả.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

          Ý em ở đây là khi ép âm không dùng cọc dùng xong lại rút lên, mà là cái cọc BTCT hàn nối vào cọc chính, sau đó đập bỏ cả cọc phụ này và đầu cọc chính. Vậy khi ép xong cọc chính thì mình hàn nối luôn đoạn cọc phụ để ép âm này hay là phải đập đầu cọc chính đã rồi mới nối cọc phụ vào để ép âm?
          Và em muốn hỏi kỹ là bản thép nối ở đầu cọc có thể lấy ra để lộ thép chủ ngàm vào đài được không ạ? vì ở đây tư vấn khi thiết kế thì giải thích là không lấy được bản thép nối ra nên phải cắt bỏ đoạn đầu cọc có lưới thép và bản thép nối đi sau đó mới tiến hành đập đoạn đầu cọc phía dưới với chiều dài đập bỏ theo thiết kế.
          Ở đây ngàm là ngàm thẳng ạ.
          Ngoài ra, khi liên kết giữa đài cọc mới và đầu cọc đã ép thì phải đập bỏ đầu cọc, nhưng mà cái bản thép nối ở đầu cọc có giữ lại được không, hay phải tỉa nó ra, mà em nghĩ là bóc được cái bản thép nối đó ra rất khó?
          Mong các bác giải thích thêm cho em rõ. Trân trọng.
          Last edited by azumi; 09-06-2009, 10:06 AM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

            Nguyên văn bởi azumi View Post
            Ý em ở đây là khi ép âm không dùng cọc dùng xong lại rút lên, mà là cái cọc BTCT hàn nối vào cọc chính, sau đó đập bỏ cả cọc phụ này và đầu cọc chính. Vậy khi ép xong cọc chính thì mình hàn nối luôn đoạn cọc phụ để ép âm này hay là phải đập đầu cọc chính đã rồi mới nối cọc phụ vào để ép âm?
            Tại sao phải làm thế bạn? Phức tạp, tốn công, k có ý nghĩa kỹ thuật chút nào cơ mà nhỉ?! mà nếu bạn đập nát bét cái đầu cọc chính thì sẽ có muôn vàn điều để mà comment: vật liệu đầu cọc chính của bạn lúc đó sẽ k an toàn nữa, sau đó "nối cọc phụ" theo kiểu gì nhỉ?!?!

            Nguyên văn bởi azumi View Post
            Và em muốn hỏi kỹ là bản thép nối ở đầu cọc có thể lấy ra để lộ thép chủ ngàm vào đài được không ạ? vì ở đây tư vấn khi thiết kế thì giải thích là không lấy được bản thép nối ra nên phải cắt bỏ đoạn đầu cọc có lưới thép và bản thép nối đi sau đó mới tiến hành đập đoạn đầu cọc phía dưới với chiều dài đập bỏ theo thiết kế.
            Ở đây ngàm là ngàm thẳng ạ.

            Ngoài ra, khi liên kết giữa đài cọc mới và đầu cọc đã ép thì phải đập bỏ đầu cọc, nhưng mà cái bản thép nối ở đầu cọc có giữ lại được không, hay phải tỉa nó ra, mà em nghĩ là bóc được cái bản thép nối đó ra rất khó?
            Mong các bác giải thích thêm cho em rõ. Trân trọng.

            Bạn làm thế thì quá lãng phí đấy. Đoạn cọc kia đập ra rồi vẫn tính tiền trong khi lại vứt đi.
            Nào, bây h hỏi bên thiết kế kia nhé: đoạn "700" như bạn nói ở bài trước, nó có ý nghĩa gì? Cả cái đoạn 700 đó để nguyên không cần đập lòi râu thép ra hay phải để lòi râu thép?
            ý nghĩa của cái râu ria thép ngàm đài này là như vậy. Chính vì thế tôi nghi ngờ thiết kế của các bạn chưa hiểu được ý nghiã của cái đoạn này nó nên làm nthế nào mà cứ khăng khăng k được lấy đi mấy cái bản mã kia.
            Cái bản mã kia chả có j khó bóc ra cả. Đập được tuốt luốt.
            Cho hỏi CT bạn làm ở đâu mà làm rắc rối vậy? Thế thì công tác cọc phá tiến độ mất..

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

              Ấy là em xem quy trình ép cọc thấy khi ép âm có hai cách như này:
              Phương pháp 1: Dùng cọc phụ
              • Dùng một cọc BTCT phụ có chiề dài lớn hơn chiều cao từ đỉnh ọc trong đài đến mặt đất tự nhiên một đoạn (1 – 1,5m) để ép hạ đầu cọc xuống cao trình cốt âm cần thiết.
              • Thao tác: Khi ép tới đoạn cuối cùng, ta hàn nối tiếp một đoạn cọc phụ dài ≥ 2,5m lên đầu cọc, đánh dấu lên thân cọc phụ chiều sâu cần ép xuống để khi ép các đầu cọc sẽ tương đối đều nhau, không xảy ra tình trạng nhấp nhô không bằng nhau, giúp thi công đập đầu cọc và liên kết với đài thuận lợi hơn. Để xác định độ sâu này cần dùng máy kinh vĩ đặt lên mặt trên của dầm thép chữ I để xác định cao trình thực tế của dầm thép với cốt ±0,00, tính toán để xác định được chiều sâu cần ép và đánh dấu lên thân cọc phụ (chiều sâu này thay đổi theo từng vị trí mặt đất của đài mà ta đặt dầm thép của máy ép cọc). Tiến hành thi công cọc phụ nhưn cọc chính tới chiều sâu đã vạch sẵn trên thân cọc phụ
              • Ưu điểm: không phải dùng cọc ép âm nhưng phải chế tạo thê số mét dài cọc BTCT làm cọc dẫn, thi công xong sẽ đập đi gây tốn kém, hiệu quả kinh tế không cao.
              Phương pháp 2: Phương pháp ép âm
              • Phương pháp này dùng một đoạn cọc dãn để ép cọc xuống cốt âm thiết kế sau đó lại rút cọc dẫn lên ép cho cọc khác, cấu tạo cọc ép âm do cán bộ thi công thiết kế và chế tạo.
              • Cọc ép âm có thể là bằng BTCT hoặc thép
              • Vì hành trình của pitông máy ép chỉ ép được cách mặt đất tự nhiên khoảng 0,6 – 0,7m, do vậy chiều dài cọc được lấy từ cao trình đỉnh cọc trong đài đến mặt đất tự nhiên cộng thâm một đoạn 0,7m là hành trình pitông như trên, có thể lấy ra thêm 0,5m nữa giúp thao tác ép dễ dàng hơn.
              • Ưu điểm: Không phải dùng cọc phụ BTCT, hiệu quả kinh tế cao hơn, cọc dẫn lúc này trở thành cọc công cụ trong việc hạ cọc xuống cốt âm thiết kế.
              • Nhược điểm: thao tác với cọc dẫn phải thận trọng tránh làm nghiêng đầu cọc chính vì cọc dẫn chỉ liên kết khớp tạm thời với đầu cọc chính (chụp mũ đầu cọc lên đầu cọc). Việc thi công những công trình có tầng hầm, độ sâu đáy đài lớn hơn thi công dẫn khó hơn, khi ép xong rút cọc lên khó khăn hơn, nhiều trường hợp cọc ép chính bị nghiêng.
              Ở đây em đang đề cập đến phương pháp ép âm thứ nhất mà. Tuy vậy, như phương pháp trên cũng đề cập, công trình này của em móng nông, không có tầng hầm, ép âm ít thì dùng phương pháp sau có lẽ hợp lý hơn.
              Về thiết kế cụ thể của công trình em đang hỏi thì như thế này.
              Cọc có chiều dài tổng cộng 31.8m. Có 3 đoạn cọc. Trong đó đoạn đầu cọc có chiều dài là: 4150. Theo thiết kế thì phần thép chủ ngàm đài là 700mm, phần bê tông cọc ngàm vào đài sau khi đập đầu cọc là 150mm (thiết kế đập đầu cọc 700m để còn lại 150mm ngàm vào đài). Nhưng thực tế người ta không thiết kế phần cọc nhô lên khỏi đáy đài là 850mm để sau khi đập đầu cọc đi 700mm thì còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài mà lại làm dài thêm 300mm nữa là 1100mm. Mục đích của thiết kế là do phần đầu cọc có bản thép nối 250x250x10 và lưới thép phi 8, phần thép bản nối 250x250x10 được hàn vào thép chủ phi 20. Do lập luận rằng không tách được thép bản nối ra khỏi thép chủ nên làm dài thêm cọc ra là 1100mm từ đáy đài để cắt bỏ 300mm đầu cọc trên cùng (đoạn có thép bản nối 250x250x10, lưới thép phi 8 và cả 300mm thép chủ phi 20). Sau đó mới đập đầu cọc BT của đoạn cọc còn lại đi 700mm để vẫn còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài và đủ chiều dài thép chủ phi 20 ngàm vào đài cọc. Em chỉ băn khoăn nhất có nên làm dài thêm đầu cọc ra 300mm để rồi cắt đi thế hay không hay sẽ tách thép bản nối 250x250x10 ra khỏi thép chủ phi 20 (đã hàn với nhau) khi đập đầu cọc, như thế vẫn đảm bảo đủ 700mm thép chủ ngàm vào đài mà không cần làm dài thêm cọc đi để cắt bỏ do không tách được thép bản nối?

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                Nguyên văn bởi azumi View Post
                Ấy là em xem quy trình ép cọc thấy khi ép âm có hai cách như này:

                Ở đây em đang đề cập đến phương pháp ép âm thứ nhất mà. Tuy vậy, như phương pháp trên cũng đề cập, công trình này của em móng nông, không có tầng hầm, ép âm ít thì dùng phương pháp sau có lẽ hợp lý hơn.
                Về thiết kế cụ thể của công trình em đang hỏi thì như thế này.
                Cọc có chiều dài tổng cộng 31.8m. Có 3 đoạn cọc. Trong đó đoạn đầu cọc có chiều dài là: 4150. Theo thiết kế thì phần thép chủ ngàm đài là 700mm, phần bê tông cọc ngàm vào đài sau khi đập đầu cọc là 150mm (thiết kế đập đầu cọc 700m để còn lại 150mm ngàm vào đài). Nhưng thực tế người ta không thiết kế phần cọc nhô lên khỏi đáy đài là 850mm để sau khi đập đầu cọc đi 700mm thì còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài mà lại làm dài thêm 300mm nữa là 1100mm. Mục đích của thiết kế là do phần đầu cọc có bản thép nối 250x250x10 và lưới thép phi 8, phần thép bản nối 250x250x10 được hàn vào thép chủ phi 20. Do lập luận rằng không tách được thép bản nối ra khỏi thép chủ nên làm dài thêm cọc ra là 1100mm từ đáy đài để cắt bỏ 300mm đầu cọc trên cùng (đoạn có thép bản nối 250x250x10, lưới thép phi 8 và cả 300mm thép chủ phi 20). Sau đó mới đập đầu cọc BT của đoạn cọc còn lại đi 700mm để vẫn còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài và đủ chiều dài thép chủ phi 20 ngàm vào đài cọc. Em chỉ băn khoăn nhất có nên làm dài thêm đầu cọc ra 300mm để rồi cắt đi thế hay không hay sẽ tách thép bản nối 250x250x10 ra khỏi thép chủ phi 20 (đã hàn với nhau) khi đập đầu cọc, như thế vẫn đảm bảo đủ 700mm thép chủ ngàm vào đài mà không cần làm dài thêm cọc đi để cắt bỏ do không tách được thép bản nối?
                Giá mà bạn nói ngay từ đầu cái mô tả trên này. cứ làm mình nghĩ xem nhà thầu đập đầu cọc có kiếm chác nổi mấy bản mã kia không.
                Tách cái phi20 đó ra khỏi liên kết hàn với bản mã "không khó". Nhưng mất thời gian, vì nó là liên kết hàn.
                Bên đập đầu cọc họ làm được, nhưng có lẽ họ cũng ngán nếu bắt đập theo kiểu củ chuối bạn nói.
                Tốt nhất là bạn nên làm theo kiểu kéo dài thêm 300 vậy. Bạn có chỉ định của TK và CDT rồi, k cần lo lắng thái quá đến việc nó tốn kém hay kỹ thuật đảm bảo hay không.
                Bạn là Giám sát? Tôi cũng từng làm GS cho hàng nghìn cái cọc, nhưng là cọc đóng chứ k phải ép như của bạn, đoạn neo tôi làm không khủng đến như của bạn đâu cọc của tôi cũng nhỏ, chỉ có 300, bạn còn bé hơn, có 250 thôi mà ngàm khủng quá.
                Chúc vui

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                  Cái bản thép 250x250x10 mà em nói là thép bản nối giữa hai đoạn cọc, nghĩa là nó ôm xung quanh thân cọc (giống như chỗ nối giữa hai đoạn cọc ấy ạ). Em muốn hỏi là đầu cọc thì không cần cái bản nối ấy nữa đúng không?và khi đúc cọc thì đoạn đầu cọc ấy chỉ có thép chủ và lưới thép, sau khi đúc xong thì máy ép sẽ ép trực tiếp lên phần đầu cọc BT ấy phải không ạ?
                  Cọc của em là cọc 350x350 cơ. Em không phải thi công cũng chả phải giám sát. Em làm cho chủ đầu tư nên mới lăn tăn cái vụ có nên làm dài thêm 300mm kia không hay bắt bên thiết kế sửa lại hồ sơ (chưa duyệt) để cho B thi công phải cắt bỏ cái bản thép nối hàn vào thép chủ phi 20 kia. (mà em đang nghĩ là nếu ở đầu cọc thì sẽ không có bản nối kia)
                  Mong bác cho thêm ý kiến về việc này.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                    Nguyên văn bởi azumi View Post
                    Cái bản thép 250x250x10 mà em nói là thép bản nối giữa hai đoạn cọc, nghĩa là nó ôm xung quanh thân cọc (giống như chỗ nối giữa hai đoạn cọc ấy ạ). Em muốn hỏi là đầu cọc thì không cần cái bản nối ấy nữa đúng không?và khi đúc cọc thì đoạn đầu cọc ấy chỉ có thép chủ và lưới thép, sau khi đúc xong thì máy ép sẽ ép trực tiếp lên phần đầu cọc BT ấy phải không ạ?
                    Cọc của em là cọc 350x350 cơ. Em không phải thi công cũng chả phải giám sát. Em làm cho chủ đầu tư nên mới lăn tăn cái vụ có nên làm dài thêm 300mm kia không hay bắt bên thiết kế sửa lại hồ sơ (chưa duyệt) để cho B thi công phải cắt bỏ cái bản thép nối hàn vào thép chủ phi 20 kia. (mà em đang nghĩ là nếu ở đầu cọc thì sẽ không có bản nối kia)
                    Mong bác cho thêm ý kiến về việc này.
                    Chủ đầu tư à. Thế thì thế này: khác với vị trí khác, bạn không cho nối thêm. Cọc 350 bạn cứ tính tiền chắc cũng tầm 2 chai/m (cái này tùy nơi), nhân với cái đống 300 bỏ đi kia thì..
                    Bạn yên tâm, đập được, tất nhiên hàn thì khó hơn chút. Ông thầu đập đầu cọc chắc cũng là 1 ông nào trong Ban của bạn chứ gì? Bảo ông ấy là ăn ít thôi, chỗ đó đập được, đừng nói là khó mà gây tốn kém.
                    Rừng mình còn phá được, huống j mấy cái đầu cọc mà lãng phí thế.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                      Em xem hồ sơ thiết kế móng cọc của nhiều công trình thì thấy đầu cọc nào cũng có bản thép nối đó cả. Không biết là nếu không có cái bản nối thép ôm xung quanh thép chủ đó thì không ép được cọc phải không ạ?
                      Ngoài ra em xem quy trình ép cọc thì thấy bảo các đoạn cọc chỉ từ 7-8m/đoạn do phương pháp ép đỉnh dùng hai hệ khung giá: Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m.
                      Ở đây theo thiết kế lập cho bên em thì có đoạn cọc dài khoảng 11m thì có ép đỉnh được không?
                      Cảm ơn bác vì đã cho ý kiến về việc gỡ thép bản nối ra khởi thép chủ. Mong bác giải đáp nốt cho em mấy ý trên. Trân trọng.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                        Nguyên văn bởi azumi View Post
                        Em xem hồ sơ thiết kế móng cọc của nhiều công trình thì thấy đầu cọc nào cũng có bản thép nối đó cả. Không biết là nếu không có cái bản nối thép ôm xung quanh thép chủ đó thì không ép được cọc phải không ạ?
                        bản thép gia cường đó chỉ có tác dụng để liên kết các đoạn cọc với nhau thôi chứ, liên quan gì đến ép được hay không. Bàn ép ốp vào được hết, chỉ cần phẳng là được.

                        Nguyên văn bởi azumi View Post
                        Ngoài ra em xem quy trình ép cọc thì thấy bảo các đoạn cọc chỉ từ 7-8m/đoạn do phương pháp ép đỉnh dùng hai hệ khung giá: Hệ khung giá cố định và hệ khung giá di động, với chiều cao tổng cộng của hai hệ khung giá này phải lớn hơn chiều dài một đoạn cọc: nếu 1 đoạn cọc dài 6m thì khung giá phải từ 7 ÷ 8m mới có thể ép được cọc. Vì vậy khi thiết kế cọc ép, chiều dài một đoạn cọc phải khống chế bởi chiều cao giá ép trong khoảng 6 – 8m.
                        Ở đây theo thiết kế lập cho bên em thì có đoạn cọc dài khoảng 11m thì có ép đỉnh được không?
                        Ngay từ đầu thẩm kiểu gì mà lại cho qua đoạn này vậy.
                        Thế thì bạn hoặc là tìm cách mà nâng giá ép hoặc hạ cốt đầu cọc xuống. Tôi từng làm 1 cái phải khoan dẫn.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                          Nguyên văn bởi azumi View Post
                          Ấy là em xem quy trình ép cọc thấy khi ép âm có hai cách như này:

                          Ở đây em đang đề cập đến phương pháp ép âm thứ nhất mà. Tuy vậy, như phương pháp trên cũng đề cập, công trình này của em móng nông, không có tầng hầm, ép âm ít thì dùng phương pháp sau có lẽ hợp lý hơn.
                          Về thiết kế cụ thể của công trình em đang hỏi thì như thế này.
                          Cọc có chiều dài tổng cộng 31.8m. Có 3 đoạn cọc. Trong đó đoạn đầu cọc có chiều dài là: 4150. Theo thiết kế thì phần thép chủ ngàm đài là 700mm, phần bê tông cọc ngàm vào đài sau khi đập đầu cọc là 150mm (thiết kế đập đầu cọc 700m để còn lại 150mm ngàm vào đài). Nhưng thực tế người ta không thiết kế phần cọc nhô lên khỏi đáy đài là 850mm để sau khi đập đầu cọc đi 700mm thì còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài mà lại làm dài thêm 300mm nữa là 1100mm. Mục đích của thiết kế là do phần đầu cọc có bản thép nối 250x250x10 và lưới thép phi 8, phần thép bản nối 250x250x10 được hàn vào thép chủ phi 20. Do lập luận rằng không tách được thép bản nối ra khỏi thép chủ nên làm dài thêm cọc ra là 1100mm từ đáy đài để cắt bỏ 300mm đầu cọc trên cùng (đoạn có thép bản nối 250x250x10, lưới thép phi 8 và cả 300mm thép chủ phi 20). Sau đó mới đập đầu cọc BT của đoạn cọc còn lại đi 700mm để vẫn còn 150mm bê tông cọc ngàm vào đài và đủ chiều dài thép chủ phi 20 ngàm vào đài cọc. Em chỉ băn khoăn nhất có nên làm dài thêm đầu cọc ra 300mm để rồi cắt đi thế hay không hay sẽ tách thép bản nối 250x250x10 ra khỏi thép chủ phi 20 (đã hàn với nhau) khi đập đầu cọc, như thế vẫn đảm bảo đủ 700mm thép chủ ngàm vào đài mà không cần làm dài thêm cọc đi để cắt bỏ do không tách được thép bản nối?

                          Lập luận của chú thiết kế này mới nghe tưởng là hợp lí nhưng nhìn kĩ thì cái lập luận này hơi bị dở hơi. Cọc này là cọc ép mà đoạn cuối lại gia cố lưới thép và bản thép nữa thì đúng là ý đồ thiết kế của chú này làm người khác khó hiểu thật.

                          Cái này TVGS khó chấp nhận vì nếu muốn tách bản thép ra thì phải dùng gió đá (hay còn gọi là hàn xì thì phải) -------->Thép không được phép gia nhiệt nhiều lần. Nếu khó hơn nữa thì phải trình thành phần hóa học và tính hàn được cho loại thép này. Cách dễ nhất là bảo ông thiết kế dẹp luôn cái bản thép đó đi là theo ý bạn rồi, và nếu được thì năn nỉ ông này tính giúp cái chiều dài neo vào đài (nhớ là năn nỉ và xem đây là bài học để mở mang tầm mắt, chứ mấy pác thiết kế nhà mình là chúa bảo thủ đấy nhá

                          nc. oanh
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                            Bác ạ, hầu hết làm thế, là để nhỡ có thay đổi phương án thi công thì đổi được. Công nhận là cũng..phí
                            Với lại lý do dùng bản mã ấy mà: dễ làm nhất, nhanh
                            Last edited by cmengenie; 10-06-2009, 02:03 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Em hỏi về đập đầu cọc

                              Nguyên văn bởi cmengenie View Post
                              Bác ạ, hầu hết làm thế, là để nhỡ có thay đổi phương án thi công thì đổi được. Công nhận là cũng..phí
                              Với lại lý do dùng bản mã ấy mà: dễ làm nhất, nhanh
                              Thế thì không phải giai đoạn ép đại trà rồi. Vì sau khi ép cọc thử, thử tải ....--------->quyết định chiều dài cọc khá chính xác, rồi thì còn nhỡ có thay đổi gì nữa hả pác. Chỗ tôi vừa kết thúc (12/2008) hơn 1000 tim cọc 800 đóng bằng búa thủy lực 16.5 twinwood, đâu có chuyện nhỡ, vì giá 1 tim này lên đến gần 10 nghìn USD.

                              Có bản mã dễ làm? Cái này chưa chắc nhá.

                              nc. oanh
                              Last edited by nguyencongoanh; 10-06-2009, 02:17 PM.
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X