QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

    thưa các thầy cô , cùng các bậc tiền bối , các đồng nghiệp và các em sinh viên!
    Tôi có một thắc mắc rất lớn về vấn đề lấy lực truyền xuống móng để tính MÓng .
    Một bài thực tế và ví dụ Như sau :
    đề bài cho là :
    + Một toàn nhà có 20 Tầng , diện tích bxh=41x39 gần như vuông .
    +Tính toán và tổ hợp tải trọng , Nhà này chỉ xét GIó , không xét tới động đất .
    + nhà này ở quận 7 TP HCM ( khu vực II-A , thuộc vùng B)
    + chiều cao tầng là 3 mét , độ cao nhà khoảng 62 mét .
    + công trình tính toán bằng chương trình etabs 9.04
    Câu hỏi đặt ra là : Hệ vách và lõi thang máy và thang Bộ sẽ chung 1 đài móng ; Giả thuyết rằng móng là tuyệt đối cứng . như vậy Khi tính toán móng , thì lực gồm có N,Q,M sẽ lấy như thế nào ?????
    Đơn Vị Tư Vấn Thiết Kế Tính Toán như sau :
    tính toán với trường hợp BAO=envel(com1 + com2----comi ----comn)
    Bao là tổ hợp bao cho toàn tổ hợp khác .
    Tại Chân hệ vách lõi tiếp xúc với tầng BASE trong etabs là 2 điểm cho mỗi vách ( tức là vách không mesh )
    như vậy dơn vị tư vấn này chọn các điểm của hệ vách để xuất phản lực các điểm . Ví dụ hệ vách có n điểm tiếp xúc với BASE .
    Phản lực n điểm cho ra Nn , Mn , Qn
    vì thế khi xem là móng cứng thì quy tất cả phản lực về TÂm móng để tính toán phản lực đầu cọc như sau :
    N = sum ( N1+N2-----Ni+----Nn)
    với N là tồng lực đứng của toàn bộ hệ lõi vách như đã nói trên
    MX= sum(Mx1+Mx2-----Mxi-----Mxn)
    và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
    với Mx là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
    My= sum(My1+My2-----Myi-----Myn)
    và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
    với My là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
    từ đó có N , Mx, My và đem lực này đi tính móng cho hệ lõi .
    và tất nhiên khi Cộng các giá trị này LẠI , vì lấy theo tổ hợp BAO có giá trị Max và Min . Đơn vị tư vấn này cộng theo giá trị MAx , và giá trị Min , sau đó lấy cái nào có giá trị tuyệt đối là lớn nhất
    Mong mọi người xem xét để biết là đơn vị này tính đúng hay sai .
    chân thành cảm ơn
    Last edited by ksminh; 06-06-2009, 08:43 AM.
    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

  • #2
    Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

    Mình có một chút nhận xét nhanh như sau:
    - giả thiết như đài móng tuyệt đối cứng, có thể tổng hợp nội lực như vậy để tính áp lực lên đầu cọc tuy nhiên dùng tổ hợp bao là không đúng mà phải xét cho từng tổ hợp riêng biệt, vấn đề đặt ra là với cách tính này mình chưa rõ làm sao lấy được nội lực để thiết kế thép trong đài?
    - theo mình sẽ đúng nếu lấy giá trị phản lực chân vách (nên mesh vì sẽ chính xác hơn) theo từng tổ hợp, sau đó đưa vào một phần mềm khác như safe chẳng hạn xử lý bài toán móng mềm với sơ đồ tải từ trên xuống. Khi đó vừa tính đúng được áp lực đầu cọc, vừa lấy được nội lực thiết kế đài...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

      Nguyên văn bởi Flame View Post
      Mình có một chút nhận xét nhanh như sau:
      - giả thiết như đài móng tuyệt đối cứng, có thể tổng hợp nội lực như vậy để tính áp lực lên đầu cọc tuy nhiên dùng tổ hợp bao là không đúng mà phải xét cho từng tổ hợp riêng biệt, vấn đề đặt ra là với cách tính này mình chưa rõ làm sao lấy được nội lực để thiết kế thép trong đài?
      - theo mình sẽ đúng nếu lấy giá trị phản lực chân vách (nên mesh vì sẽ chính xác hơn) theo từng tổ hợp, sau đó đưa vào một phần mềm khác như safe chẳng hạn xử lý bài toán móng mềm với sơ đồ tải từ trên xuống. Khi đó vừa tính đúng được áp lực đầu cọc, vừa lấy được nội lực thiết kế đài...
      mình thấy sai là chổ này: Khi bạn lấy các mômen như vậy là thiếu , Vì bạn phải dời lực dọc trogn từng vách về tâm sinh ra 1 mômen rất lớn . Vì tâm MÓng của bạn trùng với tâm HỆ lõi nhưng các lực dọc trong các vách sẽ khác nhau khi chịu gió hay động đất , bạn sẽ thiếu mất MOMEN dời lực từ tâm các vách về tâm MÓNG
      thứ 2 bạn có nghĩ rằng 1 thanh conson có 1 lực ngang ở đầu thì Mô men tổng cộng là P*l vậy phản lực của côn sôn tại móng là M=-P*l Như vậy bạn phải tính móng chịu toàn bộ mô men M này
      nhưgn nếu bạn lấy mômen cục bộ tại từng điểm của vách , THì thiếu
      thường xem Hệ vách lõi là 1 pier , gán cho nó 1 pier , sau đó nó sẽ cho ra lực M,N,Q tại tâm hệ vách và dưới chân vách ; VẬy phản lực phải bằng lực của pier mới cân bằng . Như vậy bạn làm như cách của cty này là thiếu .
      Còn lấy theo tổ hợp bao thì chết , Lực dọc quá lớn , Nhưng lấy mômen kiểu này thì Mômen Quá bé
      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

        Nguyên văn bởi henycuong
        Việc thiết kế như thế cũng ok.

        1 phương pháp hiệu quả hơn (hệ số an toàn cao hơn) là lấy lực truyền xuống và tách móng tính và bố trí cốt thép theo phương pháp dàn ảo.
        vì theo tc mỹ đây là vùng Discontinuty Region, vùng đột biến. tuy nhiên cũng có vài nhược điểm.
        tính toán tổ hợp nào là 1 chuyện ; vấn đề lấy phản lực cho đugn1 mới quan trọng là đề tài mình muốn hỏi các anh em
        please!!!
        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

          Nguyên văn bởi henycuong
          thế thì tìm cách lấy ứng suất truyền xuống (xem như mesh vô số). vì nội lực là hợp lực của ứng suất
          làm vậy hơi lâu
          MÌnh xem nó là 1 pier ; cho ra M,N,Q và tính móng ; Tất yếu tính kiểu gì phản lực phải cân bằng với lực pier , Cường đồng ý chứ
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

            Nguyên văn bởi ksminh View Post
            thưa các thầy cô , cùng các bậc tiền bối , các đồng nghiệp và các em sinh viên!
            Tôi có một thắc mắc rất lớn về vấn đề lấy lực truyền xuống móng để tính MÓng .
            Một bài thực tế và ví dụ Như sau :
            đề bài cho là :
            + Một toàn nhà có 20 Tầng , diện tích bxh=41x39 gần như vuông .
            +Tính toán và tổ hợp tải trọng , Nhà này chỉ xét GIó , không xét tới động đất .
            + nhà này ở quận 7 TP HCM ( khu vực II-A , thuộc vùng B)
            + chiều cao tầng là 3 mét , độ cao nhà khoảng 62 mét .
            + công trình tính toán bằng chương trình etabs 9.04
            Câu hỏi đặt ra là : Hệ vách và lõi thang máy và thang Bộ sẽ chung 1 đài móng ; Giả thuyết rằng móng là tuyệt đối cứng . như vậy Khi tính toán móng , thì lực gồm có N,Q,M sẽ lấy như thế nào ?????
            Đơn Vị Tư Vấn Thiết Kế Tính Toán như sau :
            tính toán với trường hợp BAO=envel(com1 + com2----comi ----comn)
            Bao là tổ hợp bao cho toàn tổ hợp khác .
            Tại Chân hệ vách lõi tiếp xúc với tầng BASE trong etabs là 2 điểm cho mỗi vách ( tức là vách không mesh )
            như vậy dơn vị tư vấn này chọn các điểm của hệ vách để xuất phản lực các điểm . Ví dụ hệ vách có n điểm tiếp xúc với BASE .
            Phản lực n điểm cho ra Nn , Mn , Qn
            vì thế khi xem là móng cứng thì quy tất cả phản lực về TÂm móng để tính toán phản lực đầu cọc như sau :
            N = sum ( N1+N2-----Ni+----Nn)
            với N là tồng lực đứng của toàn bộ hệ lõi vách như đã nói trên
            MX= sum(Mx1+Mx2-----Mxi-----Mxn)
            và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
            với Mx là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
            My= sum(My1+My2-----Myi-----Myn)
            và Mxi là mô men cục bộ của điểm i theo phương x
            với My là mô men toàn bộ của hệ lõi vách theo phương X
            từ đó có N , Mx, My và đem lực này đi tính móng cho hệ lõi .
            và tất nhiên khi Cộng các giá trị này LẠI , vì lấy theo tổ hợp BAO có giá trị Max và Min . Đơn vị tư vấn này cộng theo giá trị MAx , và giá trị Min , sau đó lấy cái nào có giá trị tuyệt đối là lớn nhất
            Mong mọi người xem xét để biết là đơn vị này tính đúng hay sai .
            chân thành cảm ơn

            1. Thứ nhất nếu lấy bao cho lực dọc là không đúng. Vì trong tổ hợp bao giá trị max và min của lực dọc (bạn đề ra ví dụ là 2 nút chân vách nhưng thực tế sẽ nhiều hơn) của các điểm nút này có thể sẽ thuộc nhiều trường hợp tải khác nhau. Và tương tự các giá trị nội lực khác cũng thế.------>Quá thiên về an toàn vì dùng các giá trị max và min không cùng suất hiện 1 lúc.

            2. Đơn vị tư vấn kia cộng đại số cho lực dọc không thôi mà không qui về trọng tâm của đài móng sẽ là chưa đúng vì tổng lực dọc dịch chuyển về trọng tâm đài móng sẽ phát sinh moment.

            3. Cách đúng là cánh tính ra N, Mx, My...cho từng trường hợp tải rồi sau đó mới tổ hợp để có Nmax-Mtu, Nmin-Mtu và Mmax-Ntu...để tính cho đài móng.
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

              Nguyên văn bởi ksminh View Post
              mình thấy sai là chổ này: Khi bạn lấy các mômen như vậy là thiếu , Vì bạn phải dời lực dọc trogn từng vách về tâm sinh ra 1 mômen rất lớn . Vì tâm MÓng của bạn trùng với tâm HỆ lõi nhưng các lực dọc trong các vách sẽ khác nhau khi chịu gió hay động đất , bạn sẽ thiếu mất MOMEN dời lực từ tâm các vách về tâm MÓNG
              OK, đúng rồi, kể cả giả thiết tuyệt đối cứng thì cũng phải cộng cả mô men do rời lực dọc vào tâm, mình nhận xét thiếu.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                Nguyên văn bởi henycuong
                cái này chỉ có chia càng nhỏ càng chính xác. mức độ chính xác thế nào còn tùy trường hợp cụ thể. mình nghĩ khó mà đưa ra con số mesh như thế nào là hợp lý, sai số bao nhiêu thì chấp nhận được. phản lực cọc thay đổi khi ta mesh khác mà. cái vấn đề này nhiều bác thiết kế cũng ko rõ ràng và áp đặt

                Có chương trình nào có thể truyền ứng suất xuống ko???? có anh em nào biết???
                dù mesh hay không mesh ; trong 1 trường hợp tổ hợp tải cụ thể ; Lực pier của vách phải cân bằng với phản lực . Tôi sẽ ví dụ minh họa như sau :
                TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                  ta nhận xét như sau :
                  M của pier =60000
                  vậy mômen phản lực như sau :
                  M tập trung là 739.27; 739.27 ; 833.16 ; 833.16
                  Như vậy nếu là theo đơn vị tư vấn thì Mômen phản lực chỉ có :
                  M=sum(739.27; 739.27 ; 833.16 ; 833.16 ) =-3144.86
                  trong khi PIer = 60000 lớn gấp mấy lần , sẽ rất nghiêm trọng
                  sau đây sẽ chứng minh phương pháp dời lực phải có mômen như sau
                  =3*6737.93-2737.93*9+2737.93*3-6737.93*9-2*833.16-2*739.27=-60000
                  vậy phương pháp dời lực và cộng mô men tập trung là tất yếu và được chứng minh không chối cải vào đâu được
                  Attached Files
                  TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                    từ ví dụ này cũng chứng minh rằng chia hay không chi vẫn phải cân bằng . Có điều là người nào tính toán mà lấy phản lực như công ty KIA thì khi càng chia càng sai , không chia cũng sai .....
                    TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                      Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                      1. Thứ nhất nếu lấy bao cho lực dọc là không đúng. Vì trong tổ hợp bao giá trị max và min của lực dọc (bạn đề ra ví dụ là 2 nút chân vách nhưng thực tế sẽ nhiều hơn) của các điểm nút này có thể sẽ thuộc nhiều trường hợp tải khác nhau. Và tương tự các giá trị nội lực khác cũng thế.------>Quá thiên về an toàn vì dùng các giá trị max và min không cùng suất hiện 1 lúc.

                      2. Đơn vị tư vấn kia cộng đại số cho lực dọc không thôi mà không qui về trọng tâm của đài móng sẽ là chưa đúng vì tổng lực dọc dịch chuyển về trọng tâm đài móng sẽ phát sinh moment.

                      3. Cách đúng là cánh tính ra N, Mx, My...cho từng trường hợp tải rồi sau đó mới tổ hợp để có Nmax-Mtu, Nmin-Mtu và Mmax-Ntu...để tính cho đài móng.
                      ok ! nhưng mà tính cho từng trường hợp tải thì quá lâu ; mà phải tính cho từng combo nghĩa là từng trường hợp tổ hợp tải
                      TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                        so sánh kết quả cho ra từ pier và cho ra từ phản lực
                        Mô men sẽ khác xa hoàn toàn , và lực dọc lại cũng chẳng giống nhau
                        vì thế điều này cũng chưng minh dù lấy lực từ pier hay phản lực chân cột theo point không được dùng bao .
                        thứ 2 là pier sẽ dời lực dọc của các vách về tâm tiết diện ; còn phản lực chỉ cho mômen tập trung ; nếu cộng lại thuần túy như thế sẽ thiếu mômen phụ sinh ra do dời lực
                        Attached Files
                        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                          sau đây là vị trí tâm tiết diện và tâm cọc gần như trùng nhau ; TAM hình học do PIER cho ra cũng gần nhau :
                          Attached Files
                          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                            Nguyên văn bởi ksminh View Post
                            ok ! nhưng mà tính cho từng trường hợp tải thì quá lâu ; mà phải tính cho từng combo nghĩa là từng trường hợp tổ hợp tải
                            Không lâu đâu bạn. Bọn nước ngoài chúng nó cũng làm từng trường hợp tải đó bạn. Tổ hợp bao có vẽ có ý nghĩa khi tính dầm thôi bạn. Bọn chúng nó còn tính đến từng cái neo thép, từng con bulông ....và rất nhiều các thứ chi li khác đó bạn.

                            NC. Oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cách lấy lực để tính móng cho hệ lõi

                              Nguyên văn bởi henycuong
                              em không hiểu sao tâm hệ cọc trùng với vị trí tâm lực của hệ trên sẽ tiết kiệm được cọc. Vì chẳng lẽ tâm lực chỉ có lực dọc không có moment ?. cho nên em nghĩ nếu có moment đáng kể thì tâm cọc không thể tiệm cận với tâm lực mà anh nói để tiết kiệm cọc. vì ta bố trí cọc không đều để chống lại momen này



                              Kinh nghiệm của anh rất hay. em nghĩ nó xuất phát từ nguyên tắc làm việc của tải trọng dài hạn và tải trọng tạm thời.
                              tâm lực là cân bằng mô men . Tại cái tâm đó ; khi tính tổng mô men tại tâm đó sẽ bằng 0.
                              CÁCh xác định tâm này dựa vào sức bền vật liệu ; nhưng nghe anh HUY nói là có thể xác định từ MÁY . mà mình chưa tìm ra , anh Huy có thể chỉ cách tìm tâm lực từ phần mềm etabs cho anh em HỌc Hỏi .
                              Khi xác định tâm Lực của COMBO1 =(TT+HT) , thì tại đó chỉ có lực dọc tác dụng ; không có Mô men ; chỉ riêng cho trường hợp COMBO1 này thôi ;nhưng nếu NHà gần như đối xứng ; và hoạt tải chất đầy . Thì tâm lực trong trường hợp này Trùng với tâm Hình học ( cái này lý tưởng thôi ) Nhưng khi các combo khác sẽ làm cho tâm lực sẽ thay đổi . Tức ra ta có 4 combo cần tính toán ; thì sẽ cho 4 tâm lực khác nhau . Như vậy bố trí cọc kiểu gì thì giả sử combo a có mômen sẽ cân bằng( tổng M=0) nhưng combo b thì so với tâm lực của combo a là lệch tâm ; vậy ta phải xét đến độ lệch tâm này . Như công trình tôi ví dụ ở trên ; Combo a có lực dọc tính theo pier khoảng 8200 (T) và mô men là 7560 (Tm) thì tâm lực sẽ cách tâm tiết diện là 7560/8200 =0.92 (m) ( chưa kể mômen theo phương kia nữa . Thì độ lệch tâm lúc này phát sinh 1 mômen phụ do combo b sinh ra (combo b có N=7750 T) thì M phụ = 7750*0.92 =7131 (TM). cho nên chỉ cần lệch khoảng 0.1 mét trở lên là mô men đã là khổng lồ rồi; mà khi tính toán thường bố trí tâm tiết diện hệ vách trùng tâm cọc rồi từ đó tính mômen lệch tâm
                              Last edited by ksminh; 07-06-2009, 09:47 AM.
                              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

                              Ghi chú

                              Working...
                              X