QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

    Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post

    P/S: Tôi nghĩ một người đọc nhiều (có thể không cần bằng) họ vẫn hơn người chẳng đọc gì cả nhỉ.

    nc. oanh
    em thì giác ngộ mỗi câu đúc kết P/S của Bác ...D
    Last edited by tuanmidas; 24-06-2009, 02:40 PM.
    Thế giới phẳng
    Chiếc lexus và cây ôliu
    Chiến tranh tiền tệ
    Science is sexy
    ***GLOBE WARNING***

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

      Thạc sỹ không chỉ học về kết cấu, thạc sỹ còn học về quản lý dự án, đề tài thạc sỹ qlda rất nhiều.
      Học thạc sỹ cũng lắm kiểu lắm cách nhưng đa số là phải nỗ lực mới tốt nghiệp đúng thời hạn được, tóm lại là khó lắm chứ không phải đùa. Riêng về đề tài tốt nghiệp là đau đầu lắm rồi.
      Ai mà mới nghe nói thì xin hãy để trong bụng, đừng nói ra ngoài kẻo người ta cười cho mình là kẻ a dua.
      Vấn đề cơ chế phổ biến kiến thức, các đề tài nghiên cứu thạc sỹ cũng còn kém nên nhiều anh em Ks chưa tiếp cận được. Trong quyển kỷ yếu cao học của khoa sau đại học-trường DHXD có nhiều đề tài hay, giá mà có thể tiếp cận được thì rất có ích.
      Học cao học làm nâng cao kiến thức, phương pháp luận cũng được cải thiện. Đặc biệt là khi làm luận văn tốt nghiệp, đây là quá trình giúp học viên phát huy hết khả năng bản thân, mày mò tìm hiểu, tự thân vận động.
      Trong chương trình học cao học có môn học phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nếu ai học ở trường DHXD thì sẽ gặp thầy Nguyễn Đình Cống, sẽ rất có ích cho các kỹ sư khi nghe cụ nói chuyện về phương pháp nghiên cứu.
      Tôi thấy việc đi học chỉ nên sau khoảng 2-3 năm đi làm. Khi đó các kỹ sư đã va chạm nhiều trong thực tế, biết thực sự là mình cần cái gì để đi học.
      Trong diễn đàn thấy có nhiều anh em rất tâm đắc với nghề, những anh em đó nếu chưa đi học thì thật đáng tiếc. Bản thân tôi thì luôn ủng hộ việc đi học cao học nhưng cũng cảnh báo trước là rất vất vã, không thể đi làm và tranh thủ học mà phải đi học rồi tranh thủ làm
      Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

        tôi có xem qua vài ý kiến của các bạn . Việc học thạc sĩ có lẽ là cánh cửa khởi động cho sự phát triễn mạnh về năgn lực cũng như địa vị trogn xã hội . Dù nói thế nào đi nữa . Trình độ thạc sĩ cũng đánh giá một phần là người đó có trình độ cao hơn bậc kỹ sư rồi(về lý thuyết ) . Ngoại trừ mua bằng cấp .
        TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

          Nguyên văn bởi henycuong
          ở đâu vậy anh. cho anh em biết để binh với
          chắc là bên Tàu ...

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

            dunglx;
            Tôi ngẫm lại ở mình sao đi học Th.s khỏe thế, đâu đâu cũng thấy nhà nhà đi học người người đi học...mà hầu như đã học là sẽ tốt nghiệp. Phải chăng trình độ anh em ta rất tuyệt vời, đã học là qua???


            Chắc là bro ko vào thử một nơi nào đó và trực tiếp hỏi xem số người ko ra trường được vì cái đề tài ko có.
            Học Master ko dễ như bạn nghĩ đâu dunglx.
            Nếu bạn đã qua 1 khóa đào tạo hay có bạn bè học 1 cách nghiêm túc về cao học ngành Xây Dựng Dân Dụng Công Nghiệp. Hãy hỏi họ xem họ sẽ nói cho bạn nghe cái khó.

            Xin lỗi nếu mình có nói gì ko đúng.
            Last edited by khanhduydang; 26-06-2009, 10:12 PM.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

              Nguyên văn bởi haikcvncc
              Hiện nay những người đi học cao học ở VN có thể chia thành 4 nhóm mục tiêu.
              Chắc anh ở nhóm 4 ?
              hoahuce@gmail.com

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                Em thấy topic này có thể phát triển thành đề tài Ths được!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                  Thà đi học mà ngu, còn hơn không học mà tưởng mình giỏi...

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                    Nguyên văn bởi hieunghi View Post
                    Thà đi học mà ngu, còn hơn không học mà tưởng mình giỏi...
                    Tôi không nói hết tất cả mọi người học ths,mà nói 1 số ít thôi.Học mà không biết gì thì học làm gì tốn tiền,ra đi làm thì làm ảnh hưởng đến cty và đất nước,xã hội làm sao phát triển được khi có nhưng người suy nghĩ như vậy.Học lấy bằng để lấy le với thiên hạ còn trong đầu thì rỗng không.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                      gì nữa đây .... có đi học là tốt roài ......nói túm lại tùy vào mỗi cá nhân đi học ..... em nghĩ ai đã học qua lớp đào tạoh THS về kỹ thuật thì rất trân trọng nó ... còn số còn lại chỉ là số ít.................
                      Thế giới phẳng
                      Chiếc lexus và cây ôliu
                      Chiến tranh tiền tệ
                      Science is sexy
                      ***GLOBE WARNING***

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                          Nói về trình độ của Thạc sĩ Việt Nam thì nói đến hết hơi cũng không hết chuyện. Nhưng chung quy lại là có đi học, có bằng tốt nghiệp ra trường là tốt rồi. Đừng đòi hỏi gì thêm. Điều cốt yếu là tự bản thân của mỗi người Thạc sĩ nhận thấy mình đã học được những gì trong toàn bộ khóa học. Sau khóa học thì mình sẽ tiếp tục củng cố kiến thức chuyên môn bằng cách nào để có ích cho bản thân và cho gia đình trước rồi mới nói đến xã hội. Không thể đòi hỏi một khóa đào tạo Thạc sĩ tốt hơn khi các mặt bằng khác của xã hội còn thấp cũng như không thể đòi hỏi người học Thạc sĩ phải giỏi hơn người khác sau khi học khóa ấy. Tốt nghiệp khóa học Thạc sĩ cũng như tốt nghiệp một khóa học khác, tốt nghiệp ở nước ngoài cũng như tốt nghiệp ở trong nước, tốt nghiệp ở trường này cũng như ở trường kia, cũng thi đậu các môn yêu cầu của chương trình, cũng bảo vệ thành công Luận văn theo yêu cầu của chương trình và ra trường. Tất cả những điều ấy không thể đánh giá được năng lực thật sự của một con người. Một công nhân chuyên nghiệp về một lĩnh vực có thể giỏi hơn một anh kỹ sư trường lớp. Một kỹ sư chuyên nghiệp có thể chuyên môn vững hơn một anh Thạc sĩ hoặc thậm chí là một anh Tiến sĩ. Điều đó là hoàn toàn bình thường. Chúng ta hiện nay đang sa đà vào việc đánh giá trình độ Thạc sĩ nọ kia. Một anh đi học ở nước ngoài thì xem trình độ của anh trong nước có vẻ kém hơn mình. Một anh đi học ở các trường có tên tuổi trong nước thì xem người khác học ở chổ nào đấy cỏ vẻ như chưa bằng mình. Một anh chuyên đi làm cho nước ngoài thì xem các anh làm việc cho các đơn vị khác trong nước chưa hiện đại bằng mình, chưa tiếp cận công nghệ tiên tiến, chưa sờ mó đến các thiết bị chuyên dùng, một anh chuyên tư vấn cho các dự án nước ngoài, chuyên tiếp xúc với các chủ đầu tư nước ngoài thì xem các cơ quan chuyên môn trong nước sao mà chậm tiến thế, sao mà hành hạ nhau đến khốn khổ thế, ... Có anh Thạc sĩ hay Tiến sĩ có một chương trình cụ thể nào để nâng tầm chuyên môn của hệ thống mình đang điều khiển, đang lãnh đạo tốt lên không ? Có anh nào tối về nhà ngủ luôn trăn trở làm thế nào đất nước mình theo kịp kinh tế của các nước trong khu vực với một thời gian ngắn nhất không ? Làm thế nào để xã hội phát triển vững mạnh không? Hay chỉ xem ấy đó là chuyện tầm phào của xã hội, thân còn chưa lo nỗi mà tính đến chuyện "lo bò trắng răng" ?.Có ai tự hỏi bằng cách nào mà toàn bộ dân tộc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore đều có ý thức , ý chí quyết tâm đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh về mọi mặt không? Có ai tự hỏi tại sao đến lúc này tự bản thân chúng ta còn quá yếu kém không? Hay như thế đã là giỏi rồi là tiến bộ rồi còn khối người chưa theo kịp mà. Nhân tiện diễn đàn nói về trình độ Thạc sĩ Việt Nam tôi có vài lời tâm huyết muốn nói lên đây. Bạn đọc nào có phản hồi tôi sẵn sàng tiếp thu và sửa mình. Thà chịu đau khi bị mắng còn hơn chịu dốt mà không biết. Xin cảm ơn.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                            Nguyên văn bởi hieunghi View Post
                            Thà đi học mà ngu, còn hơn không học mà tưởng mình giỏi...
                            Càng học càng thấy mình ngu. Đó là vì kiến thức mỗi người như một quả bóng. Càng tích lũy thì quả bóng càng lớn, tăng bề mặt tiếp xúc lên, càng thấy mình thiếu kiến thức. Do vậy mới nói "bể học là vô bờ, chỉ lấy siêng năng làm bờ bến"
                            Tôi có biết ở lớp Ths ngành vật liệu xây dựng có một đồng chí khi ôn thi môn toán còn không làm thành thạo cộng trừ phân số. May mà kỳ thi năm đó không có bài nào về cộng trừ phân số
                            Last edited by Trungcdc; 10-07-2009, 11:11 AM.
                            Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                              Cái đề tài này nhạy cảm nên ghé qua đọc mà ngứa hết cả đầu.
                              Tôi thấy rằng chỉ càng học mới thấy kiến thức mình càng nhò bé thôi. Đừng đem chuyện lo kế sinh nhai so sánh với việc học. Ông bà ta nói đầu nhỏ nhưng cái lưỡi dài vẫn thăng quan tiến chức ầm ầm. Thời nào nước nào cũng vậy. Thời đại ngày nay kiến thức mang tính cập nhật hóa toàn cầu thì ko nên quá phân biệt trình độ bằng cấp nước này nước kia. Kiến thức là do mình tự tìm tòi và học hỏi chứ ko ai mang nhét vào đầu cà. Ai học ở nước ngoài thì có điều kiện tiếp xúc với kho tàng kiến thức nhân loại tốt hơn. Nếu học trong nước nhưng chịu khó cập nhật thông tin chuyên nghành qua internet thỉ sẽ ko thua kém mấy người học nước ngoài là bao. Chúng ta đừng quá nên đổ lỗi cho nền giáo dục nước nhà. Đất nước ta còn khó khăn, lương giáo dục còn thấp và các nhà giáo còn lo cơm áo gạo tiền thì làm sao còn nhiều thời gian để cập nhật đủ những kiến thức của thế giới. Chì còn 1 cách duy nhất là tự cứu mình. tự học. nếu có điều kiện thì qua nước ngoài mà học ( giống như các vị tiền bối đi trước).

                              Tóm lại bằng cấp (ko có tiêu cực) hiển nhiên là thể hiện đằng cấp và sự vẻ vang của con người , giống như người học võ khi lên sàn đấu thi ông mang đai thấp hơn thì phải nể ông mang đai cấp cao hơn. Đừng vì 1 vài chuyện tiêu cực mà đem bằng cấp ra nhạo báng nhau, rồi đến khi có kẻ khác nhìn vào cái lỗ kiến thức rỗng trong đầu mình thì mới nhục.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Nói về trình độ của thạc sĩ việt nam

                                Bây giờ đang là mốt "phổ cập thạc sỹ" muh mấy bác. Đi đâu cũng thấy thạc sỹ, ngồi quánh nhậu cũng thấy toàn là thạc sỹ... Bởi dzi mình cũng ráng bò theo để phổ cập thạc sỹ, nếu không sợ các chiến hữu chê mình mù thạc sỹ....

                                Thực tế các bác học thạc sĩ để làm gì ? Để dze lên chức, để lên lương khi co cái bằng "phổ cập thạc sĩ", kiến thức học được 100 phần thấm vô người chừng 2 phần.
                                Last edited by lytang; 10-07-2009, 12:50 PM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X