QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

một số thắc mắc nho nhỏ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • một số thắc mắc nho nhỏ

    chào các bác,em là sinh viên năm 3 chuyên ngành đkt của đh bách khoa.Em có một số thắc mắc mong các bác giải thích dùm nhà:

    1. Theo em biết trong xây dựng, khi tính toán tải trọng ở trạng thái phá hủy thì dùng tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải. Còn trong chương trình em học về địa chất,để tính tải trọng cho phép của công trình thì lại tính tải trọng giới hạn ma nền đất phải chịu (Qult) chia cho hệ số an toàn.
    Nếu như vậy thi khi tính toán thực tế, khi tính toán ổn định cho công trình thì mình phải kết hợp hai thông số như thế nào là phù hợp nhất.

    2. Trong chương trình em học về cơ học đất, đất chỉ xảy ra 2 trạng thái là từ đàn hồi sang dẻo và từ dẻo sang chảy. Không biết trong tính toán tải trọng của công trình, hai trạng thái giới hạn thứ 1 và thứ 2 có liên quan gì với bên địa chất không? Nếu liên quan thì mối liên hệ giữa chúng là như thế nào?

    Em xin cảm ơn

  • #2
    Ðề: một số thắc mắc nho nhỏ

    Bác có thể xem thêm:
    Trạng thái giới hạn
    Tại:
    (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: một số thắc mắc nho nhỏ

      Nguyên văn bởi geocuong View Post
      chào các bác,em là sinh viên năm 3 chuyên ngành đkt của đh bách khoa.Em có một số thắc mắc mong các bác giải thích dùm nhà:

      1. Theo em biết trong xây dựng, khi tính toán tải trọng ở trạng thái phá hủy thì dùng tải trọng tiêu chuẩn nhân với hệ số vượt tải. Còn trong chương trình em học về địa chất,để tính tải trọng cho phép của công trình thì lại tính tải trọng giới hạn ma nền đất phải chịu (Qult) chia cho hệ số an toàn.
      Nếu như vậy thi khi tính toán thực tế, khi tính toán ổn định cho công trình thì mình phải kết hợp hai thông số như thế nào là phù hợp nhất.

      2. Trong chương trình em học về cơ học đất, đất chỉ xảy ra 2 trạng thái là từ đàn hồi sang dẻo và từ dẻo sang chảy. Không biết trong tính toán tải trọng của công trình, hai trạng thái giới hạn thứ 1 và thứ 2 có liên quan gì với bên địa chất không? Nếu liên quan thì mối liên hệ giữa chúng là như thế nào?

      Em xin cảm ơn
      1. Hệ số an toàn trong đất nền chẳng liên quan gì đến hệ số vượt tải trong kết cấu bên trên cả. Hệ số an toàn này phụ thuộc vào qui mô công trình, công năng sử dụng và giai đoạn sử dụng và về uncertainty của phương pháp đang dùng nữa. Tôi lấy ví dụ, khi tính với các công trình đắp tạm thời hệ số an toàn này có thể dùng 1.00 đến 1.10, nhưng ở giai đoạn khai thác sử dụng thì phải dùng đến 1.20 hoặc hơn.
      Hệ số vượt tải là hệ số liên quan đến uncertainty của tải trọng và vật liệu (về tải) (cái này dùng trong TCVN, TC nước ngoài họ không dùng cái này mà dùng kiểu khác).

      Thực tế là gì.

      Với bài toán tính toán về biến dạng cho nền thì với TCVN bạn dùng tải trọng tiêu chuẩn (không có vượt tải), và khi tính với cường độ của nền thì bạn tính với tải trọng tính toán (có hệ số vượt tải) và lúc đó lại dùng các thông số tính toán cho nền...với cọc thì vẫn phải dùng thêm cái FS bên trên nữa. Tức là nền đất cũng giống như vật liệu vậy họ dùng FS cũng giống như hệ số điều kiện làm việc.

      Với TC nước ngoài người ta phân biệ rõ trường hợp SLS (serviabilty limit state) và ULS (ultimate limit state) thì nền đất cũng được tính với 02 loại tải trọng này nhưng không phân biệt c, phi .....tiêu chuẩn, tính toán như bên mình.

      2. Từ đàn hồi (elasticity) sang dẻo (plasticity) còn chảy là sao nhỉ? Khi xuất hiện hiện tượng dẻo thì biến dạng của vật liệu chịu sự chi phối của qui luật chảy (flow rule). Chẳng liên quan gì hết cả. Vì cách tiếp cận từ trước đến giờ là người ta tách công trình bên trên ra khỏi cái nền bên dưới rồi bạn.


      Tóm lại là mặc dù đã có hệ số vượt tải (hay hệ số tổ hợp tải trọng đối với tiêu chuẩn nước ngoài) thì nền vẫn phải tính với hệ số an toàn. Ví dụ như với cái Rtc của VN đã có ẩn chứa FS bên trong vì trạng thái của Rtc là vùng biến dạng dẻo phát triển đến độ sâu là 1/4 chiều rộng đáy móng. Nếu bạn dùng Rult thì phải chia cho FS.

      nc. oanh
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: một số thắc mắc nho nhỏ

        e co viec nho cac bac mot ti nhe

        Ghi chú

        Working...
        X