QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

    Chào các bác!

    Em có nghe một vài người nói rằng : "Cọc BT ly tâm ứng suất trước chịu xô ngang yếu hơn cọc BT cốt thép thường bởi vì cọc BTCT thường có hàm lượng cốt thép cao hơn, nên môment phá hủy của nó cũng cao hơn cọc ly tâm!"

    Em nghĩ câu này không đúng lắm, bởi vì ai cũng biết ưu điểm của cọc ống ứng suất trước là khả năng chịu uốn và chịu nén đều tốt hơn cọc BTCT thường, bởi vì nó được chế tạo bằng BT mác cao (mác 800) và thép cường độ cao (khoảng 14500 kG/cm2).

    Mong các bác hãy trình bày những quan điểm của mình về vấn đề chịu lực xô ngang của cọc ly tâm UST và cọc BT thường? Cái nào tốt hơn cái nào? Và tại sao?

    Chân thành cảm ơn!
    Last edited by BMW; 09-07-2009, 12:46 PM.

  • #2
    Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

    Mác 800 sản xuất đại trà thì không hợp lý. Hiện nay theo tôi biết chỉ mỗi KeangNam dùng mác 800, nhưng do ks nước ngoài cấp phối.
    Cọc ly tâm chỉ dùng mác 400 và dưỡng hộ tiêu chuẩn thôi. Cọc ly tâm ULT tất nhiên có độ cứng bé hơn cọc đặc. Ngoài ra cọc ly tâm chỉ dùng lưới thép fi5-4 thôi. Cọc ULT thường dùng cho các cọc ép dài do địa chất yếu. Vì dài nên phải dùng ULT để dễ dàng vận chuyển cẩu lắp. ULT không làm tăng khả năng chịu tải của cọc
    Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

      Nguyên văn bởi BMW View Post
      Chào các bác!

      Em có nghe một vài người nói rằng : "Cọc BT ly tâm ứng suất trước chịu xô ngang yếu hơn cọc BT cốt thép thường bởi vì cọc BTCT thường có hàm lượng cốt thép cao hơn, nên môment phá hủy của nó cũng cao hơn cọc ly tâm!"

      Em nghĩ câu này không đúng lắm, bởi vì ai cũng biết ưu điểm của cọc ống ứng suất trước là khả năng chịu uốn và chịu nén đều tốt hơn cọc BTCT thường, bởi vì nó được chế tạo bằng BT mác cao (mác 800) và thép cường độ cao (khoảng 14500 kG/cm2).

      Mong các bác hãy trình bày những quan điểm của mình về vấn đề chịu lực xô ngang của cọc ly tâm UST và cọc BT thường? Cái nào tốt hơn cái nào? Và tại sao?

      Chân thành cảm ơn!
      Cái PHC chịu moment khá tốt. Thường được thiết kế chịu tải ngang. Một vài người nói như trên là chưa chính xác.

      nc. oanh

      Safety begins with team work
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

        Nguyên văn bởi Trungcdc View Post
        Mác 800 sản xuất đại trà thì không hợp lý. Hiện nay theo tôi biết chỉ mỗi KeangNam dùng mác 800, nhưng do ks nước ngoài cấp phối.
        Cọc ly tâm chỉ dùng mác 400 và dưỡng hộ tiêu chuẩn thôi. Cọc ly tâm ULT tất nhiên có độ cứng bé hơn cọc đặc. Ngoài ra cọc ly tâm chỉ dùng lưới thép fi5-4 thôi. Cọc ULT thường dùng cho các cọc ép dài do địa chất yếu. Vì dài nên phải dùng ULT để dễ dàng vận chuyển cẩu lắp. ULT không làm tăng khả năng chịu tải của cọc
        Bên chỗ tôi dùng BT 80MPa mẫu trụ cho hơn 1000 tim cọc dài đến 57m pác ạh. Giảm khả năng chịu tải đứng nhưng tăng khả năng chịu tải ngang pác ạh. Và cái này trong nước thiết kế cấp phối luôn pác ạh

        Cái pác nói là sợi thép cường độ cao đó pác ạh, không phải thép thường. Chỗ tôi dùng sợi 9.2mm và 10.7mm, giới hạn chảy 1300MPa và giới hạn bền là 1450MPa pác ạh, cường độ nó cao gấp 3 lần cốt thép thường ấy chứ nên -------->khả năng chịu moment được tăng đáng kể.

        nc. oanh

        Safety begins with team work
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

          Vấn đề bạn hỏi sức chịu xô ngang thì nó còn tùy vào đất, nhưng nếu nói sức chịu cắt ngang thì : BTULT có sức chịu cắt ngang cao hơn BTCT thường.
          Cái này bạn chỉ cần xem lại sách giáo khoa và tiêu chuẩn.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

            Công nhận là giờ mới biết có chổ sản xuất cọc bê tông dùng đến mác cao vậy. Lâu nay chỉ biết ở ngoài Bắc có công ty của Vinashin sản xuất cọc ULT mác 400. Oanh là ở đâu vậy, giới thiệu địa điểm xem nào. Thú thực là tôi chỉ thiết kế cho Hoang Anh-Vinashin cái nhà máy sx cọc ULT, có xem qua tí chút về dây chuyền công nghệ sx cọc thôi. Nghe thầy Lê Công Minh trường ĐHXD nói sx bê tông mác 800 ở KeangNam mới biết thêm một tí bê tông mác cao. Bê tông mà đạt 80Mpa thì kinh thật, lúc này chẳng cần quan tâm đến lực cắt nữa chứ nói gì đến tác dụng của ULT
            Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

              Nguyên văn bởi Trungcdc View Post
              Công nhận là giờ mới biết có chổ sản xuất cọc bê tông dùng đến mác cao vậy. Lâu nay chỉ biết ở ngoài Bắc có công ty của Vinashin sản xuất cọc ULT mác 400. Oanh là ở đâu vậy, giới thiệu địa điểm xem nào. Thú thực là tôi chỉ thiết kế cho Hoang Anh-Vinashin cái nhà máy sx cọc ULT, có xem qua tí chút về dây chuyền công nghệ sx cọc thôi. Nghe thầy Lê Công Minh trường ĐHXD nói sx bê tông mác 800 ở KeangNam mới biết thêm một tí bê tông mác cao. Bê tông mà đạt 80Mpa thì kinh thật, lúc này chẳng cần quan tâm đến lực cắt nữa chứ nói gì đến tác dụng của ULT
              TÔi ở Saigon Premier Container Terminal, TPHCM. Khi thử mẫu nó nổ y như bomb ấy chứ (đùa tí mà). Trong này mấy chú SV đã làm mác siêu cao rồi pác ạh, lên đến >100Mpa luôn và còn tự đầm nữa (self-compacted)

              nc. oanh

              Safety begins with team work
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

                Nói chung câu hỏi của em vẫn chưa được trả lời thỏa đáng!

                Các bác hãy giải thích một cách cụ thể giùm em là tại sao cọc BT ly tâm ứng suất trước chịu xô ngang yếu hơn cọc Bê tông thường! Nếu được thì có thể đưa cho em con số cụ thể của bất kỳ đường kính nào để so sánh cũng được (VD cọc D400 so với cọc 400x400)

                Chân thành cảm ơn!

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

                  Nguyên văn bởi BMW View Post
                  Chào các bác!

                  Em có nghe một vài người nói rằng : "Cọc BT ly tâm ứng suất trước chịu xô ngang yếu hơn cọc BT cốt thép thường bởi vì cọc BTCT thường có hàm lượng cốt thép cao hơn, nên môment phá hủy của nó cũng cao hơn cọc ly tâm!"

                  Em nghĩ câu này không đúng lắm, bởi vì ai cũng biết ưu điểm của cọc ống ứng suất trước là khả năng chịu uốn và chịu nén đều tốt hơn cọc BTCT thường, bởi vì nó được chế tạo bằng BT mác cao (mác 800) và thép cường độ cao (khoảng 14500 kG/cm2).

                  Mong các bác hãy trình bày những quan điểm của mình về vấn đề chịu lực xô ngang của cọc ly tâm UST và cọc BT thường? Cái nào tốt hơn cái nào? Và tại sao?

                  Chân thành cảm ơn!
                  Cho Em hỏi về "Vấn đề chịu xô ngang của trụ điện BT ly tâm ƯST và cách tính toán"?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

                    Nguyên văn bởi trung ha
                    Nhìn chung thì giữa 2 dạng cọc này cũng khôgn có mấy khác biệt, dùng cọc ULT thông thường đắt hơn .
                    Em nhớ là dùng cọc ly tâm rẻ hơn cọc thường mà.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thắc mắc chút về vấn đề chịu xô ngang của cọc BT ly tâm ƯST

                      cọc BT ULT mặc dù sản xuất tại nhà máy vẫn rẻ hơn bác ah khoảng 5% gì đó.
                      Thêm thông tin nữa là ở ngoài bắc này còn có công ty sơn trường chuyên sản xuất cọc ly tâm ƯLT từ D400 - D800 còn tùy vào đơn đạt hàng.
                      Các bác bên dân dụng ít sử dụng nên tranh luận nhau chứ bên ngành cảng em thì xài loại cọc ly tâm ULT này lâu rùi mà toàn loại đường kính khủng D800 - D1000. Mác BT sử dụng cho các loại này toàn M800 chứ 600 còn trả có chứ đưng nói 400.
                      Ngành cảng bon em thì các bác chắc biết con tàu cớ 20.000-50.000 DWT lúc cập bến va vào công trình thì các bác phải biết lực ngang của nó phải khủng cỡ nào rùi. Nếu cọc đấy mà chịu uốn kém thì bên em xài sao đc. Phải nói là chịu uốn tốt đằng khác chắc nó chỉ thua cọc ống thép thôi.
                      Last edited by Luanbeo0410; 26-03-2010, 11:58 AM.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X