Theo tôi biết ở Việt nam đã có tác giả nghiên cứu về mặt trượt hình cầu (3D). Có sư huynh nào biết rõ về lý thuyết này không?. Kết quả so với các phương pháp tính khác như thế nào?
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Collapse
X
-
Lâu rồi tôi ko theo dõi vụ này nên không biết hiện nay thiên hạ đã tiến đến đâu. Về 3D slope stability analysis thì đã được thiên hạ bắt đầu từ những năm 70 rồi (xem Hungr, Levschinsky... không nhớ rõ reference). Gần đây nhất (năm chín mấy) có Yamagami ở Nhật sử optimization method để tìm mặt trượt 3D có hình dạng bất kỳ (ko nhất thiết phải là mặt cầu). Những p/p cổ điển (kiểu như của Hungr) thực chất là extension của slice methods. Các soil slices (thỏi đất) được xem như các soil prisms (cột đất). Các phương trình cân bằng lực và mối quan hệ giữa các inter-slice forces đương nhiên là cũng được mở rộng theo điều kiện hình học. Nói một cách khác, nếu đã có Bishop, Janbu, Spencer... cho 2D thì cũng có thể có Bishop, Janbu, Spencer cho 3D được (tính toán phức tạp hơn nhưng bản chất giống nhau). Theo tôi nguyên nhân chính làm 3D analysis không được chuộng vì tính toán phức tạp mà lợi ích thu được cũng không có mấy.
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Đúng là phân tích ổn định 3D phức tạp hơn rất nhiều so với phân tích 2D và theo tôi được biết thì đa phần trong các trường hợp hệ số an toàn có được theo 3D là lớn hơn so với kết quả phân tích theo 2D (độ chênh không nhiều lắm).
Do đó ta cứ yên tâm mà dùng phương pháp truyền thống vừa an toàn lại vừa gọn gàng. Tiền thì có chủ đầu tư chịu rồi
Ghi chú
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Theo tôi thì có thể chia cái mặt trượt hình cầu (3D) này thành các lát cắt 2D dạng cung tròn để phân tích thôi (vì trong tay tôi cũng không có cái tài liệu nào hướng dẫn tính mặt trượt 3D). Rồi dùng các phương pháp của Fellenius hoặc Bishop để tính vậy. Tuy nhiên nếu có thể tính chính xác được mặt trượt 3D thì vẫn tốt hơn!
Nếu bác nào có tài liệu hướng dẫn tính mặt trượt hình cầu (3D) thì share cho anh em tham khảo với nhé!
Ghi chú
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Trong tay tôi đang có luận văn PhD của Dr. Jing-Cai Jiang (làm dưới sự hướng dẫn của Prof. Yamagami Tokudai) làm về xác định mặt trượt 3D - đây là bài toán kết hợp phương pháp Janbu (mái đất được chia làm các cột nhỏ) kết hợp với thuật toán tìm kiếm Quy Hoạch Động (dynamic programming). Nếu bạn ở HN thì tôi có thể cho bạn mượn để copy còn scan thì eo ôi ngại lắm.
Ghi chú
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Nguyên văn bởi Phamnếu đã có Bishop, Janbu, Spencer... cho 2D thì cũng có thể có Bishop, Janbu, Spencer cho 3D được (tính toán phức tạp hơn nhưng bản chất giống nhau). Theo tôi nguyên nhân chính làm 3D analysis không được chuộng vì tính toán phức tạp mà lợi ích thu được cũng không có mấy.
Em rất quan tâm đến Dynamic programming trong thesis của bác. Rất mong các bác cùng trao đổi.
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=947
Ghi chú
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Phí của không! Hôm nọ thầy tớ (GS. Fredlund) lên kết cấu giao lưu mà sao bác không túm áo thầy mà hỏi cho ra nhẽ Đùa chứ tớ bỏ cái này được mấy năm rồi. Hồi đi học thì còn chịu đọc sách cập nhật kiến thức chứ giờ đi làm về chỉ ngồi TV thôi. Theo tớ biết thì cái ứng dụng DP trong slope stability này có Yamagami và Jing-cai Jiang là số một. Jing-cai gần đây có extend cái Janbu ra thành 3D và hình như cũng có ý định mở rộng cả DP cho 3D nữa. Ông thầy tớ sau khi làm chủ được cái DP cũng máu mở rộng thành 3D lắm nhưng ko hiểu là đã làm được chưa. Cái ý tưởng DP này thực ra là xuất phát từ một bác tên Rafael Baker người tận bên xứ Israel. Bác Baker này sau khi nghĩ ra cái này chắc mệt quá nên nghỉ đến tận bây giờ. Thuật toán DP chắc những bác nghiên cứu về optimization thì chẳng lạ gì vì nó có từ thời chiến tranh thế giới lần thứ 2. Hồi đó bọn rocket scientists (hê hê) nó đã dùng cái phương pháp này để thiết kế đạn đạo cho tên lửa rồi.
Tương lai của DP thì tớ làm sao mà biết được. Tất cả phụ thuộc vào việc soilvision (www.svdynamic.com) có chăn được nhiều gà không thôi Theo ý kiến khiêm tốn của tớ thì việc này hơi bị căng của nó. Thắng được 2 thằng Slope/W với Slide, một thằng thì nổi tiếng, một thằng thì rẻ tiền cũng chẳng phải dễ dàng gì.
Ghi chú
-
Ðề: Có ai biết về lý thuyết tính toán mặt trượt cầu
Theo tôi được biết thì Prof. Yamagami group chưa tiến hành nghiên cứu kết hợp giữa PTHH và Quy hoạch động cho bài toán 3D. Hôm trước, đi dự hội thảo có nhận được bài presentation của Prof. Fredlund có nói đến nghiên cứu này. Rất tiếc là thời gian có hạn nên GS không trình bày trên hội trường được. Tôi có hỏi GS về nghiên cứu này thì được biết GS hiện đang hướng dẫn 1NCS (smart student) làm về để tài này và kết quả rất khả quan.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú