QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Đại Học Giao Thông Đường Bộ Matxcova

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    To Sunrise: Ở mái trường MADI này có rất nhiều các nhà khoa học, các GS và các cán bộ Khoa học đầu ngành của VN đã từng học tập và nghiên cứu. Mình cũng biết một số người đã và đang công tác khá nổi tiếng đã từng học tập tại MADI:
    GS. Đặng Hữu - Nguyên Trưởng ban khoa giáo Trung ương.
    GS.TSKH Nguyễn Văn Liên - Thứ trưởng Bộ Xây dựng phụ trách KHCN.
    GS.TSKH Hà Huy Cương - Học viện KTQS - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sân bay ở VN.
    Ở HN và TPHCM đều có hội cựu SV MADI và ở đó cũng thấy còn rất nhiều nhà KH và các cán bộ KT đang công tác trong nhiều lĩnh vực.
    Năm ngoái ở đây chỉ có hai bạn SV tốt nghiệp và đều được khắc tên và năm nay cũng sắp có thêm một số bạn nữa, dân VN mình thật tài giỏi.
    Đang định thảo luận cùng bạn các vấn đề bạn quan tâm thì lại phải bận đi chút. Mai mình sẽ post nhé.

    Ghi chú


    • #17
      To Hoanglong: Anh Long đi măm măm về rồi đề nghị vào post bài ngay !!!

      To anh Sunrise: em thực sự không biết 20 năm trước giáo dục Nga như thế nào nên không so sánh được mà chỉ có thể nói về những gì mình thấy hiện nay thôi. Cách dạy của các thấy trường em cũng khá là thoáng. Những môn chuyên ngành hầu như không điểm danh, sinh viên nào thực sự muốn học thì sẽ đến. Trong giờ học thì cũng ghi chép ít thôi (cái này là tùy thuộc vào mỗi sinh viên). Khuyến khích thắc mắc và tranh luận trên lớp, được xem băng video quay tại công trường dể giới thiệu công nghệ mới không chỉ của Nga mà còn của nhiều nước khác nữa. Tiếc là ít giáo viên trẻ !!! Một cái hay nữa là có thể tìm các thấy ở trên bộ môn để hỏi hay trao đổi một điều gì đó rất dễ dàng (thầy lại quý hơn ý chứ) và có thể đến 8h tối mà thầy vẫn vui vẻ (miễn phí hoàn toàn). Còn photo ở trường em nói riêng và Nga nói chung đắt lắm, hic. hic nên chịu khó dùng scanner thôi. Tất nhiên cũng có những cái chưa được tốt, nhưng cái này để bao giờ các bác bước chân sang đây rồi mới nói, hihiiiii.
      дорожница МАДИ (ГТУ)

      Ghi chú


      • #18
        Madi

        Tiếp tục thảo luận cùng Sunrise.
        20 năm trước khi đó Nga và VN đang ở giai đoạn XHCN và xã hội Nga lúc đó mọi thứ đều được nhà nước bao cấp hết. Các anh học ngày đó kể lại rằng hồi đó SVVN rất được yêu quý và do đó cũng được tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập. Nền giáo dục Nga hồi đó cũng được đánh giá là chuẩn mực và nghiêm túc. Sau khi Liên xô tan vỡ cùng với sự khủng hoảng một thời gian của nền kinh tế là sự ảnh hưởng lớn đến nền giáo dục Nga. Tuy nhiên cho đến bây giờ thì Giáo dục Nga vẫn là một nền giáo dục mạnh và có uy tín nhất là trong các lĩnh vực Cơ bản va Kỹ thuật. Tuy nhiên mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng đôi phần ảnh hưởng đến nền giáo dục Nga. Đó là kinh phí cho nghiên cứu và cơ sở vật chất. Nhưng thế hệ các thầy giáo ngày trước thì vẫn là sự chuẩn mực và rất tốt.
        Còn về phương pháp giảng dạy thì không chỉ ở VN mà ở Nga và MADI này vẫn là phương pháp truyền thống nhưng không đọc chính tả như ở nhà mình. Một phần mình đánh giá cao trong phương pháp giảng dạy ở đây là tính dân chủ trong học tập, nghiên cứu. Sinh viên Nga họ rất mạnh dạn và chủ động trong các vấn đề và ngiên cứu, không như sinh viên nhà mình hơi nhut nhát và thụ động. Trong giảng dạy họ cũng tạo cho sinh viên sự sáng tạo của chinh mỗi sinh viên do vậy trong các buổi học rất thoải mái.
        Ở VN chỗ mình ( trường Học viện KTQS ) đã áp dụng thử phương pháp giảng dạy mới ( hơi quảng cáo chút ) đó là giảng dạy với sự trợ giúp của Máy tính. Có thể là giảng qua phòng học chuyên ngành với các máy tính có nối LAN, hoặc sử dụng Powerpoint để giảng với các tài liệu phát trước cho SV ( Trong đó có ghi cụ thể các sách cho môn học chuyên ngành đó và có trên thư viện trường ) và như vậy SV không phải ghi nhiều mà phải chủ động đọc nhiều trong các sách học đã cho. Phần đưa SV tiếp cận thực tế ở nước ta còn yếu cho nên SV khi ra trường hòa nhập ngay với công việc cũng vất vả chút.
        Còn về vấn đề NC Mặt đường ô tô giữa hai trường phái Lý thuyết ( Nga ) và thực nghiệm và nửa thực nghiệm AASHTO ( Mỹ ) thì ý kiến chủ quan của mình thế này:
        Theo mỗi trường phái đều có mặt mạnh và yếu riêng:
        Với trường phái Lý thuyết thì ta tính toán được cho nhiều thông số và giải quyết được nhiều bài toán tính toán Mặt đường cho các vùng khác nhau. Còn nếu ở mỗi vùng cụ thể ta tiến hành làm các thực nghiệm cụ thể để kiểm toán thì đó là tốt nhất và phù hợp nhất.
        Với thực nghiệm thì chỉ có thể giải quyết được cho các tính toán mặt cho từng vùng cụ thể mà ta tiến hành làm các phép thực nghiệm tại vùng đó.
        Còn tại VN theo mình biết thì hiện nay trong tiêu chuẩn TK đường ban hành mới nhất vẫn sử dụng cách tính theo Nga cho tính toán kiểm toán mặt đường. Các giáo trình dùng để giảng dạy cũng đều dịch từ sách Nga cho tính toán.
        Tuy nhiên trong những năm qua để VN phát triển hệ thống GT chúng ta đã vay rất nhiều nguồn vốn ODA, ADB, WB... và khi thiết kế và thi công chúng ta lại làm theo AASHTO cũng vì nhiều lý do.
        Mình chỉ tổng quan chung ý kiến của mình vậy thôi còn mình có thể thảo luận sâu hơn và cụ thể hơn với bạn trong một chủ đề khác.
        Nay nghe Tutti nói mới biết có phải Sunrise học K38 hay K39 CĐ trường ĐHXD không nhỉ? Mình là Long học K36Tin thuộc khoa CĐ.
        Tết sang năm mới được về hy vọng gặp nhau tại HN làm bữa lẩu hải sản ( ngon và thèm quá ) và Vốtka Nga ( mình mang về ), hy vọng có thêm nhiều bạn nữa trên ketcau.com này. Tutti học nhậu đi nhé dân Cầu đường mà. Hihi.

        Ghi chú


        • #19
          Nguyên văn bởi HoangLong
          Ở mái trường MADI này có rất nhiều các nhà khoa học, các GS và các cán bộ Khoa học đầu ngành của VN đã từng học tập và nghiên cứu. Ở HN và TPHCM đều có hội cựu SV MADI và ở đó cũng thấy còn rất nhiều nhà KH và các cán bộ KT đang công tác trong nhiều lĩnh vực.
          GS Đ. Hữu mà bác HL nói cũng đã từng giảng dạy tại Bộ môn Đường Trường ĐHXD. Chỉ tiếc là GS không theo đuổi công việc nghiên cứu một cách hoàn toàn. Nhưng dù sao, GS Đ. Hữu cũng đóng góp khá nhiều vào Khoa học ngành đường qua một số publication, và thường đứng vị trí quan trọng trong ban Thẩm định cấp Chính phủ về các Dự án đường.

          Không thể phủ nhận được là MADI rất nổi tiếng về Giao thông, nhưng những người biết tiếng Nga bây giờ chắc giảm rất nhiều, và các KS làm việc ở các cơ quan bên ngoài thì việc dùng/học ngoại ngữ này rất hạn chế. Ngay cả trong các Trường ĐH, hiện giờ nguồn sách vở tiếng Nga rất nhiều, nhưng các Cán bộ trẻ cũng không thể dùng được nó.

          Nhưng nếu bác nào mà dùng được tiếng Nga và ham mê nghiên cứu thì MADI đúng là "điểm đến của các tài năng" rồi, hihi...
          Last edited by Sunrise; 30-01-2005, 10:51 AM.
          Live locally, grow globally!

          Ghi chú


          • #20
            Hi, bác HL và mọi người,

            Về vấn đề phương pháp giảng dạy, cám ơn bác HL, có thể sẽ bàn kỹ hơn ở một chuyên đề khác, vì mọi người ở subforum này chắc không quan tâm, còn Bác thì Tôi "sure" chắc là có !?

            Về vấn đề giữa hai trường phái "Lý thuyết" và "Thực nghiệm & nửa thực nghiệm" thì không ai có thể có câu trả lời duy nhất để nói rằng phương pháp (PP) nào là hơn PP nào.

            Cuốn sách: Dynamics of Pavement Structures by G Martincek, Gustav Martincek được dịch từ tiếng Nga --> English rất hay về mặt lý thuyết.

            Nhưng nếu có Tiền thì xây dựng các PP tính dựa trên "lý thuyết" kết hợp "thực nghiệm" vẫn là cách tối ưu, đặc biệt đối với Kết cấu và Cơ chế hư hỏng của mặt đường oto.

            AASHTO (Mỹ) đã bỏ rất nhiều thời gian cũng như kinh phí để xây dựng lên tiêu chuẩn thiết kế mặt đường. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu, giao thông,... ở Mỹ thay đổi theo các vùng khác nhau là rất lớn, do vậy việc áp dụng tiêu chuẩn này trên toàn nước Mỹ vẫn còn hạn chế, và xu hướng kết hợp về mặt lý thuyết đang được đề cập nhiều ở những nghiên cứu gần đây.

            Còn tiêu chuẩn đang sử dụng tại VN? Có lẽ bác HL đi lâu ngày rồi nên chưa cập nhật.

            Hiện giờ Bộ GTVT cho phép sử dụng 2 tiêu chuẩn song song: (1) Dựa trên tiêu chuẩn LX (cũ) mà chúng ta vẫn quen dùng, (2) Dựa theo tiêu chuẩn của AASHTO-//"Specification for Design of Flexible Pavement Structures 22 TCN – 274 – 01", và được dùng chủ yếu vào các dự án có vốn vay nước ngoài. Còn lý do thì cũng như bác HL nói là do việc "hội nhập" và "phụ thuộc" thôi!?.
            Last edited by Sunrise; 07-02-2005, 03:11 PM.
            Live locally, grow globally!

            Ghi chú


            • #21
              Được học tập tại trường ĐH "MADI này có rất nhiều các nhà khoa học, các GS và các cán bộ Khoa học đầu ngành của VN đã từng học tập và nghiên cứu".
              Có thể nói mình hơi... thèm so với bạn đấy tutti_butterfly ạ.

              Mình theo học tại trường ĐHGTVT HN ,Bộ môn TĐH TKCĐ,bọn mình được học tập theo các slice show và các thầy bây giờ cũng rất cởi mở.(Có thể các bạn vẫn nghĩ tại VN bây giờ vẫn còn kiểu thầy đọc trò chép =>Cái đó cũng không hoàn toàn đúng đâu).

              Hôm nay đọc được phần giới thiệu của bạn về trường mình rất mong có một ngày được sang thăm và học tập tại đó.

              Cho mình hỏi 1 chút có thể là hơi ngoài lề.Xin mọi người bỏ quá !)
              - Bên ấy các bạn dùng CT gì để TKĐ vậy?
              - Ngoài kiến thức chuyên môn và đọc sách các bạn học và thực hành thiết kế đường như thế nào? (Chắc cũng bài tập lớn hay TKMH TKD cũng chạy SDesk cũng dùng bảng tính Excel,... như bọn tớ bên VN này chứ??)
              Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
              Tùy theo sức của mình

              Ghi chú


              • #22
                Bạn học GTVTHN à? Mình học cùng trường rồi. Tutti K39 này. Học hết năm nhất ở nhà thì mới sang đây học. Thành ra mọi người cùng khóa đã đi làm cả rồi mà tutti vẫn chưa tốt nghiệp. Hic!!!

                Bên này thì bài tập lớn làm mệt nghỉ, hầu như môn nào cũng phải làm (tất nhiên là các môn chuyên ngành như thiết kế, thi công, bảo dưỡng, sửa chữa, ...thôi) suốt từ hồi năm 2 tới giờ. Nhưng được cái làm xong thì khi đi thi đỡ phải ôn nhiều. Bên này bọn mình dùng chương trình CREDO. Đây là chương trình khá hiện đại, được sử dụng nhiều tại Nga và Ukraina. Tiếc là không kiếm được bản crak. Ngoài ra các chương trình nhỏ như tính khối lượng công việc, tính và lựa chọn máy thi công, tính kết cấu áo đường,... bọn mình thường dùng ngay chương trình do trường viết, rất là tiện. Tuy vậy bọn mình cũng lo về một số khác biệt giữa những cái học bên này và những cái sử dụng ở nhà, điều này chắc không chỉ đúng đối với sinh viên học tại Nga! Sau này về đi làm chắc cũng mất một thời gian để làm quen.
                A` xin nói thêm MADI là một trường học phí thuộc loại thấp nhất đấy nên cũng không khó khăn lắm để sang học tự túc đâu. Tất nhiên kiếm được học bổng thì vẫn hay hơn. Mà năm nào cũng có mấy NCS được cấp học bổng sang đây. Mấy bác đẹp trai chưa vợ nhanh chân lên cái nhá.
                Last edited by tutti_butterfly; 19-01-2005, 10:12 PM.
                дорожница МАДИ (ГТУ)

                Ghi chú


                • #23
                  Nguyên văn bởi tutti_butterfly
                  To anh Sunrise: em thực sự không biết 20 năm ....... được xem băng video quay tại công trường dể giới thiệu công nghệ mới.........có thể tìm các thấy ở trên bộ môn để hỏi hay trao đổi một điều gì đó rất dễ dàng (thầy lại quý hơn ý chứ) và có thể đến 8h tối mà thầy vẫn vui vẻ (miễn phí hoàn toàn)........
                  Thanks, Tutti,

                  Eh, Tutti nói "...mà Thầy vẫn vui vẻ (miễn phí hoàn toàn)..." , nghe có vẻ là nghỉ ở Việt Nam tiêu cực hả. Không hẳn như vậy đâu! Ở Vn các bạn SV cũng có thể gặp các Thầy bất cứ lúc nào mà, nhưng thường là đến nhà các Thầy vì các Thầy đâu có văn phòng trên trường. Các bạn ở nước ngoài mấy khi được đến nhà các Thầy, nhưng ở VN thì các bạn lại còn có thể đến để hỏi bài nữa đấy!?. Nhưng có điều là đến nhà các Thầy nhiều cũng sợ làm phiền các Thầy, nên cứ phải mua chút quà gì đó... mà đây cũng là phong tục tập quán của ta thôi.

                  Việc không gặp các Thầy được dễ dàng thì các bạn SV cũng phải thông cảm. Các Thầy ở các nước phát triển đều có phòng làm việc riêng, được trang bị đầy đủ các thiết bị từ Máy điều hòa, Tel.., Fax, Computer, Color printer,... và có mấy cậu SV, trợ lý chạy loăng quăng để giúp việc. Vậy thì tội gì mà không ngồi ở Văn phòng để làm việc. Còn các Thầy nhà ta thì sao? Ngay cả Văn phòng của Bộ môn ở một số Trường ĐH cũng chẳng có. Những ngày hè nóng thấy các Thầy cởi trần ra để ngồi đọc tài liệu (nhiều khi có Thầy có điều hòa cũng không dám bật vì sợ tốn điện) trông cũng tội các Thầy lắm chứ!?

                  Nhưng để đầu tư cho mỗi GS, mỗi GV một Văn phòng làm việc để các bạn SV có thể thoải mãi gặp các Thầy thì chắc là cũng cần phải có thời gian khi mà nền kinh tế của ta vẫn còn nhiều hạn chế.
                  Last edited by Sunrise; 30-01-2005, 10:57 AM.
                  Live locally, grow globally!

                  Ghi chú


                  • #24
                    московский автомобильно-дорожный институт (государственный технический университет)(м

                    московский автомобильно-дорожный институт (государственный технический университет)(мади)был учрежден постановлением снк союза сср №748 от 13 декабря 1930 года на базе автодорожного факультета московского института инженеров транспорта и высшей автодорожной школы цудортранса.

                    главной задачей университета является подготовка высококвалифицированных кадров для автомобильного транспорта, дорожно-мостового и аэродромного строительства, промышленности дорожно-строительных машин, автоматизированных систем управления в автотранспортном комплексе в условиях гуманитаризации высшего технического образования, воспитание и развитие социально активной и творческой личности будущего специалиста.

                    университет готовит инженеров-механиков автомобильного транспорта, дорожно-строительных машин, гидропневмоавтоматики и гидропривода; инженеров по эксплуатации автомобильного транспорта; инженеров-механиков по исследованию. испытанию и эксплуатации двигателей внутреннего сгорания; инженеров-строителей автомобильных дорог, мостов, тоннелей и комплексной механизации строительства, инженеров дорожного движения, инженеров - системотехников; экономистов автомобильного транспорта и дорожного строительства; бакалавров по всем вышеперечисленным специальностям.

                    в мади созданы научные школы, основателями которых были выдающиеся ученые: академики б.с.стечкин и е.а, чудаков, член-корреспондент ан ссср н.р.брилинг и член - корреспондент ран в.н.соловьев, заслуженные деятели науки и техники рсфср, доктора технических наук л.л.афанасьев, в.ф.бабков, н.и.безухов, п.п.берг, а.а.бромберг, а.п.владзиевский, е.е.гибшман, в.в.ефремов. а.н.зеленин, н.н.иванов, г.в.крамаренко. ю.м.лахтин, г.с.маслов, а.о.никитин. ю.а.степанов, а.н.шейнин, с.в.шестоперов. п.и.шилов.

                    научный коллектив мади своими многолетними исследованиями способствовал повышению экономичности и надежности автомобилей и двигателей, снижению их токсичности, повышению межремонтных пробегов, уменьшению трудоемкости технического обслуживания и ремонта. он внес крупный вклад в создание научной организации автомобильных перевозок и безопасности движения в городах нашей страны. научным коллективом института проведены значительные исследования в области совершенствования конструкций машин и оборудования для дорожного строительства. учеными дорожниками выполнен большой комплекс работ по внедрению автоматизированного проектирования, совершенствованию методов испытаний и оценки транспортно-эксплуатационных показателей автомобильных дорог и аэродромов, улучшению качества дорожно-строительных материалов, применению отходов промышленности в дорожном строительстве.

                    в ноябре 1987 года на базе мади было организовано учебно-методическое объединение по автотракторным и дорожным специальностям, объединившее 104 вуза по 9 специальностям и 9 специализациям.

                    профессора и преподаватели университета - авторы большого количества учебников, монографий и учебных пособий, многие из которых приняты высшими учебными заведениями нашей страны в качестве стабильных. ряд учебников и монографий переведен на иностранные языки.

                    подготовка специалистов в университете ведется по дневной, вечерней и заочной формам обучения на 8 факультетах, по 22 специальностям с общим контингентом студентов до 10000 человек. по представлению стипендиальных комиссий успевающие по всем предметам студенты дневного отделения получают стипендию.

                    срок обучения на дневном отделении - 5 лет. на конструкторско - механическом факультете срок подготовки инженеров (по отдельным специальностям) 5 лет 6 месяцев. срок обучения на вечернем отделении - 5 лет и 9 месяцев. занятия на вечернем отделении проводятся 4 раза в неделю (в вечернее время).

                    с 1989 года на базе мади действует московский центр автомобильно-дорожного образования (мцадо), созданный с целью реализации комплексного подхода к подготовке специалистов разного уровня для автотранспортного комплекса и других отраслей производства.

                    мади является одним из головных вузов по инженерной и научной подготовке граждан из зарубежных стран и осуществляет подготовку специалистов для 67 иностранных государств, в институте имеется подготовительный факультет для иностранных граждан. выпускникам специализированной кафедры русского языка выдается диплом с правом работы переводчиком и преподавателем русского языка.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Đại Học Giao Thông Đường Bộ Matxcova

                      Bac inspector dich ra tieng viet cho bon em xem voi
                      Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
                      Tùy theo sức của mình

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Đại Học Giao Thông Đường Bộ Matxcova

                        Nguyên văn bởi tdhtkcd
                        Bac inspector dich ra tieng viet cho bon em xem voi
                        Mình post lên một bài giới thiệu tóm tắt về trường MADI bằng tiếng Việt để bạn cùng đọc về trường MADI nhé.

                        Đại học Giao thông đường bộ Matxcơva

                        Trường ĐH GTĐB Matxcơva MADI được thành lập vào ngày 13-12-1930. Từ thời điểm thành lập đến nay, trong gần 72 năm xây dựng và phát triển, trường luôn luôn dẫn đầu trong các lĩnh vực quan trọng của nghành giao thông vận tải đường bộ và xây dựng các công trình cầu, đường ôtô và sân bay của Liên xô cũ và của các nước khối SNG hiện nay.

                        Trong vòng 72 năm, nhà trường đã đào tạo hàng chục nghìn kỹ sư, PTS và TS. Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật do nhà trường đào tạo đã có các đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Nhiều người hiện đang là các cán bộ đầu nghành hoặc giữ các chức vụ quan trọng trong chính phủ, trong các viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế.


                        Với đội ngũ cán bộ giảng dạy giàu kinh nghiệm (trong số hơn 900 cán bộ giảng dạy có 190 giáo sư và TS, 506 phó giáo sư và PTS) và hệ thống thiết bị giảng dạy, thư viện, phòng thí nghiệm hiện đại, hàng năm nhà trường đào tạo trên 10.000 sinh viên theo các lĩnh vực và chuyên nghành: Đường ôtô và sân bay, Cầu hầm, Vận hành phương tiện giao thông đường bộ, Tổ chức và điều khiển giao thông vận tải, Tự động hoá, Kinh tế và quản lý trong giao thông vận tải và xây dựng công trình giao thông . . . Công tác đào tạo PTS và TS được thực hiện cho 23 chuyên nghành. Toàn trường có 10 hội đồng chuyên nghành chấm luận án PTS và TS. Đặc biệt trường MADI có Khoa dự bị ( Dạy tiềng Nga va các môn cơ bản trước khi thành sinh viên chinh thức ) dành cho sinh viên ngoại quốc với số sinh viên đào tạo hàng năm trên 350 sinh viên. Trong vòng 40 năm hoạt động Khoa dự bị đã đào tạo hơn 10.000 sinh viên dự bị cho 67 nước theo các hướng chuyên nghành khác nhau: kỹ thuật, kinh tế, y học và khoa học xã hội. Bên cạnh công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhà trường đã có nhiều đóng góp đáng kể trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất. Trường đã giữ một vai trò tích cực trong công tác xây dựng mạng lưới giao thông đường bộ châu Á, trục lộ giao thông Matxcơva - Vlađivatxtốc và các hành lang giao thông chính của Nga hiện nay. Từ năm 1991 đến nay trường đã tham gia trong các chương trình phát triển giao thông đô thị, chương trình bảo vệ môi trường trong giao thông của Ngân hàng thế giới (World Bank), của Tổ chức môi trường châu Âu. Hiện tại trường có 4 trung tâm thí nghiệm khoa học, 12 trung tâm thí nghiệm chuyên nghành và trên 50 cơ sở sản xuất, ứng dụng khoa học liên doanh với nước ngoài.


                        Nhà trường có mối quan hệ mật thiết với hơn 40 trường đại học và các viện nghiên cứu của Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật và một số nước khác trong công tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm và đào tạo.


                        Trong quan hệ với Việt Nam, nhà trường luôn có mối quan tâm sâu sắc. Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ xây dựng đất nước sau này, rất nhiều chuyên gia hàng đầu của nhà trường đã tham gia công tác tại Việt Nam, đóng góp một phần công sức trong công cuộc khôi phục và xây dựng các cơ sở kỹ thuật của nghành giao thông vận tải. Bên cạnh đó, từ năm 1960 đến nay, nhà trường đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo một số lượng đáng kể các cán bộ chuyên nghành giao thông, bao gồm: 140 kỹ sư, 39 PTS, 5 TS và hàng chục TTS.


                        Với các đóng góp to lớn trên, Nhà nước Việt Nam đã tặng nhà trường Huân chương Hữu nghị.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Đại Học Giao Thông Đường Bộ Matxcova

                          Cám ơn anh Long đã giới thiệu về MADI em nghĩ nó thật hữu ích , qua năm mới hy vọng sẽ được nghe các bác ở nước ngoài giới thiệu về MIT ,Illinous , Tokyo....Chúc các bác một năm mới vui vẻ và hạnh phúc. Còn 6 tiếng nữa là Giao Thừa rồi các bác ơi !
                          [COLOR=RoyalBlue]

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Đại Học Giao Thông Đường Bộ Matxcova

                            Giới thiệu với các bác trang web của trường MADI do sinh viên tại trường lập ra đã hoạt động lại, địa chỉ là: svvnmadi.com, trong trang chủ, diễn đàn có phòng truyền thống và mục đơn vị là giới thiệu rõ nét nhất về MADI và đời sống của sinh viên tại trường.
                            Mọi thông tin về trường các bác có thể thấy ở đây.
                            Trang web được mở vào ngày 30-4-2007 kỷ niệm ngày hoàn toàn giải phóng đất nước, đến nay thông tin đang trong quá trình cập nhật.



                            Trường MADI.



                            KTX của trường
                            Last edited by tuananhgtvtk40; 29-05-2007, 07:48 PM.
                            luôc luôn vui vẻ, luôn luôn hạnh phúc

                            Ghi chú

                            Working...
                            X