QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

    - Hiện nay tại dự án Làng Việt Kiều Châu Âu TSQ, tôi thấy bên thi công để nguyên cả cây thép 11.7 để thi công. Như vậy theo tôi là có nhiều nhược điểm hơn là ưu điểm (tiết kiệm) như CĐT nêu ra. Tôi có thể nêu ra một vài nhược điểm:
    1. Sự khó khăn gặp phải khi dựng cả cây thép D36, D32, D28 nặng đến 95KG.
    2. Sự nguy hiểm của công nhân thi công: cây thép ko đc neo cân bằng dễ đổ và đè bẹp người CN
    3. Với chiều cao 11.7 thì như vậy cây thép thông 3 tầng mà tiến độ thi công là ko nhanh(hơn tháng một tầng) với thời tiết mưa gió và sương muối thì cây thép để ngoài trời sẽ rất chóng rỉ ảnh hưởng đến chất lượng

    - Theo các ae thì việc thi công để nguyên cây thép có phù hợp ko?

    Tôi xin up một vài ảnh thi công.


  • #2
    Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

    Mình hỏi ''Phù hợp" là về kỹ thuật và kinh tế,
    theo bác (Namdinh80) thì thi công rất khó và ko thi công được, dúng vậy! nhưng hiện tại bây giờ họ vẫn đang thi công đấy thôi mà ko chỉ nối D32 mà gồm cả D36.
    - còn theo pác thi công 3 sàn 45 ngày có thể đạt được nhưng thực tế thì công trình này và hầu hết các công trình đều ko thi công nhanh đc. Đánh rỉ ư? leo cây thép thật khó khăn!
    - Với ý kiến của CĐT là nối cả cây để tiết kiệm nhưng thật khó!

    Mình xin up lên ảnh để pác xem rõ hơn!!!!!!!!!!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

      mình up ảnh đó là để pác biết là công trình này họ dựng cả cây D36 được chứ ko phải là hình ảnh thép rỉ.
      còn về thi công mà ko phải cắt cây thép ra là tuyệt vời "quá pro"! nhưng để thi công đc lại gặp rất nhiều khó khăn.

      - vậy tại sao tất cả các công trình thi công xd phải cắt cây thép ra để nối lại? chỉ là để dễ thi công!

      - tiết kiệm thì ai chẳng muốn nhưng bài toán đặt ra có tiết kiệm đc ko? khi mà mức độ an toàn, khả năng thi công...

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

        Thực ra nên dùng coupler ( cút nối) để thi công thì tốt hơn!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

          Nguyên văn bởi t.hoangthanh View Post
          Thực ra nên dùng coupler ( cút nối) để thi công thì tốt hơn!
          Đúng vậy, công nghệ nối cốt thép bằng ống nối có ren là công nghệ tiên tiến được ứng dụng rộng rãi trong các kết cấu kiến trúc hạ tầng của thế giới.

          Đặc điểm của công nghệ nầy là mối nối cốt thép đạt chất lượng rất cao do sự truyền lực trong cốt thép được tiến hành trực tiếp từ thanh cốt thép này sang thanh cốt thép kia thông qua ống nối bằng ren (coupler) chứ không thông qua lực bám dính của bê tông với cốt thép như trường hợp nối buộc thông dụng. Công nghệ này đặc biệt phát huy được hiệu quả cao trong những mối nối dầy đặc cốt thép, do vậy quá trình đổ bê tông được thuận lợi và chất lượng mối nối cũng tốt hơn rất nhiều so với việc nối buộc truyền thống. Ở những cấu kiện, kết cấu sử dụng cốt thép có đường kính lớn ( ≥Φ22mm) công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao do tiết kiệm được cốt thép phần nối chồng.

          Công nghệ này được sử dụng khá nhiều trong các kết cấu nhà cao tầng tại VN, như các dự án: Nhà 68 tầng Bitexco, khu tổ hợp Vincom HCM, toà nhà KengNam, khách sạn Hà Nội Plaza, Bảo tàng Hà Nội, khu tổ hợp N05 Trung Hoà Nhân Chính.... <sup>[1]</sup>

          --------------------------------
          [1] Công nghệ nối thép bằng ren ốc,

          Mối nối cốt thép
          Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 13-08-2009, 05:04 PM.
          (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

            Về tiêu chuẩn về công nghệ nối cốt thép bằng ống nối ren thì IBST đã soạn bộ TC về "Hướng dẫn nghiệm thu thi công nối ren cốt thép theo công nghệ chồn nguội tiện ren". Nhưng về công nghệ nối ren này lại có thêm pp nối là ren côn (kengNam) và công nghệ "lăn cán ren thẳng"(cán ren TT) đều đã đc sd phổ biến.
            Vì vậy mình có hỏi ý kiến chú Quang(IBST) và sẽ soạn thảo ban hành một bộ TC chung về thi công nối cốt thép bằng pp nối ren.

            Hi vọng sẽ sớm có TCVN về pp này để các pác bên thiết kế có thể áp dụng.

            (*Thủ tục hành chính thật là phức tạp*)

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thi công nối cột vách để cả cây thép 11.7

              Mình đã giám sát công trình có thực hiện thép dựng cả cây D20-32 rồi. Kinh nghiệm thu được là tùy trình độ đội ngũ thi công mà nó sẽ trở nên hay hoặc dở. Có đội ngũ thi công có phương pháp chống thép kém, sử dụng mỗi hệ giằng không thì không ăn thua. Đội ngũ thi công tốt thực hiện như sau:
              1/ Buộc khung thép lại bằng thép đai (cách 1 quãng có 1 đai cho đến gần hết cây thép)
              2/ Giằng lại bốn góc bằng tăng đơ
              3/ Dùng thanh chống cốp pha dài chống 2-3 chỗ vào hệ cốt thép trên (Thanh chống vào đai trên cùng của hệ cốt thép là thanh hộp dài hoành tráng ^^)
              4/ Giằng giữa các hệ cốt thép gần với nhau ở trên cao (có thể theo hình chữ x ) để tạo thành 1 liên hệ cốt thép có khả năng chịu lực chung.
              Như vậy sau khi đi kiểm tra thì nhìn hệ thép vô cùng chắc chắn, rung lắc thoải mái k sao.

              Ghi chú

              Working...
              X