QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

    Xin các bác cho ý kiến về phương án thiết kế tường chắn cao 13m trong điều kiện địa chất như sau: Sét pha hạt bụi, dẻo mềm có lẫn nhiều đá cục. Độ sệt B=0,53; góc ma sát phi=10 độ; lực dính c=0.17kg/cm2. Em thấy đất yếu quá. Em tính áp lực theo culông rồi, để ổn định lật thì chân tường là 13,2m nhưng lại vẫn bị mất ổn định về trượt. Khó quá chưa biết làm gì tiếp theo. Xin các bác cho ý kiến!!!!!!!!!!!

  • #2
    Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

    Nguyên văn bởi vpqtuank4 View Post
    Xin các bác cho ý kiến về phương án thiết kế tường chắn cao 13m trong điều kiện địa chất như sau: Sét pha hạt bụi, dẻo mềm có lẫn nhiều đá cục. Độ sệt B=0,53; góc ma sát phi=10 độ; lực dính c=0.17kg/cm2. Em thấy đất yếu quá. Em tính áp lực theo culông rồi, để ổn định lật thì chân tường là 13,2m nhưng lại vẫn bị mất ổn định về trượt. Khó quá chưa biết làm gì tiếp theo. Xin các bác cho ý kiến!!!!!!!!!!!
    Tường chắn làm vật liệu gì?
    Có nhiều tiền không? Chủ đầu tư rộng rãi chút thì làm móng cọc BTCT, tha hồ trượt.
    Còn lật thì nhớ kiểm tra nhổ.
    Thuyết phục bên thẩm: khi làm BTCT thì vật liệu tốn thế nào, so với không làm BTCT thì tường phải "to" thế nào...
    Kiểm tra trượt ngang xong kiểm tra thêm trượt tròn. Chi tiết cấu tạo để nó được coi là toàn khối, để coi là nó chịu được nén hay mô men tại điểm định trước...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

      Nguyên văn bởi cmengenie View Post
      Tường chắn làm vật liệu gì?
      Có nhiều tiền không? Chủ đầu tư rộng rãi chút thì làm móng cọc BTCT, tha hồ trượt.
      Nếu nhiều tiền bác cứ chơi cho em cái cọc khoan nhồi vào là ngủ yên!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

        Nguyên văn bởi billbill View Post
        Nếu nhiều tiền bác cứ chơi cho em cái cọc khoan nhồi vào là ngủ yên!
        cọc khoan nhồi thực ra không tốt bằng cọc BTCT chế tạo trước đâu. Quá nhiều khuyết điểm thuộc về bản chất vẫn chưa khắc phục nổi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

          Tường chắn đất cao 13,2 m là khá cao rồi, cơ bản là giải pháp nào cho giá thành tốt nhất.
          Nếu bạn làm tường chắn rồi sau đó đắp đất lên thì theo mình làm dạng tường mềm dạng chữ L có tai tam giác, căng kéo cáp dự ứng lực trong cả đáy, thành và tai tam giác đó để đảm bảo độ bền cho tường nhưng tốn ít vật liệu. Dùng tường L là để tận dụng khối đáp phía trên để chống lật. Phần dưới tùy theo địa chất mà dùng cọc bê tông và thiết kế để sao không xảy ra lún quá mức và trượt theo cung tròn.
          Bữa trước mình có nghiên cứu 1 cái tường cao 12 m chắc cũng giống cai tường của bạn. Khi tính toán phía trên có thể dùng SAP, còn phần dưới (tổng thể của đất-tường) có thể dùng Plaxis là được.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

            Nguyên văn bởi billbill View Post
            Nếu nhiều tiền bác cứ chơi cho em cái cọc khoan nhồi vào là ngủ yên!
            Coi chừng cái mặt cắt tiếp xúc giữa cọc và phần tường

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

              Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
              Tường chắn đất cao 13,2 m là khá cao rồi, cơ bản là giải pháp nào cho giá thành tốt nhất.
              Nếu bạn làm tường chắn rồi sau đó đắp đất lên thì theo mình làm dạng tường mềm dạng chữ L có tai tam giác, căng kéo cáp dự ứng lực trong cả đáy, thành và tai tam giác đó để đảm bảo độ bền cho tường nhưng tốn ít vật liệu. Dùng tường L là để tận dụng khối đáp phía trên để chống lật. Phần dưới tùy theo địa chất mà dùng cọc bê tông và thiết kế để sao không xảy ra lún quá mức và trượt theo cung tròn.
              Bữa trước mình có nghiên cứu 1 cái tường cao 12 m chắc cũng giống cai tường của bạn. Khi tính toán phía trên có thể dùng SAP, còn phần dưới (tổng thể của đất-tường) có thể dùng Plaxis là được.

              Với địa chất như thế thì nền sẽ mất ổn định. Vấn đề bây giờ không còn là loại tường nào (có thể dùng MSE, Reinfroced concrete wall, ...) mà là nền đất có chịu được cái tải kia không (tầm 2.34kG/cm2). Tải trọng này là quá lớn so với đặc trưng của đất nền.

              Nền đất cần được xử lí (CDM, Piling, Preloading, granular piles.....)

              nc. oanh
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                Nguyên văn bởi cmengenie View Post
                cọc khoan nhồi thực ra không tốt bằng cọc BTCT chế tạo trước đâu. Quá nhiều khuyết điểm thuộc về bản chất vẫn chưa khắc phục nổi.
                Đúng là cọc khoan nhồi trên lý thuyết thì rất tốt nhưng khi chiều sâu khoan càng lớn thì việc kiểm soát chất lượng cọc càng khó. Với chiều sâu cọc khoảng 20m thì việc kiểm soát chất lượng là hoàn toàn có thể làm được . Một vấn đề cần chú ý khi thi công cả cọc đóng và cọc khoan đó là giữ được mái dốc toàn vẹn khi thi công mà với cái mái dốc yếu thế kia thì đúng là rất khó.
                Last edited by billbill; 11-08-2009, 11:44 AM.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Với địa chất như thế thì nền sẽ mất ổn định. Vấn đề bây giờ không còn là loại tường nào (có thể dùng MSE, Reinfroced concrete wall, ...) mà là nền đất có chịu được cái tải kia không (tầm 2.34kG/cm2). Tải trọng này là quá lớn so với đặc trưng của đất nền.

                  Nền đất cần được xử lí (CDM, Piling, Preloading, granular piles.....)

                  nc. oanh
                  Phần tường chắn này liên quan đến 2 vấn đề: 1- ổn định tổng thể và chịu tải của nền đất dưới tường. 2- Vấn đề độ bền của bản thân tường.
                  Nếu đã dùng cọc ma sát đưa vào dưới tường thì sẽ giải quyết được vấn đề ổn định tổng thể của tường (còn cọc dài ngắn, số lượng thế nào là phải tính toán). Còn cấu tạo bản thân tường cũng cần phải giải quyết vì riêng nội lực ở mặt cắt chân tường là đã quá lớn, nếu dùng cáp dul sẽ giảm lượng vận liệu làm tường, đồng thời giảm trọng lượng bản thân của tường.
                  Theo tôi thì vấn đề ổn định tổng thể của tường bằng móng cọc là khả thi, chỉ cần phân tích kỹ hệ thống này theo đúng tiến trình của giai đoạn đắp đất trên tường là được

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                    Cảm ơn các bác đã cho ý kiến!
                    Tường của e không giống như là của bác Thanh bk-dn là làm tường trước rồi đắp đất nên e không làm phương án này được. Vì đất nền yếu nên phương án của e định sử dụng là tường mềm BTCT. Khi tính toán chỉ mất ổn định về trượt, còn về lật thì OK. Cảm ơn các bác đã đưa ra phương án dùng cọc. Em đã thử tính toán với phương án cọc nhồi theo ý kiến của các bác, nhưng e vẫn thắc mắc về quan niệm tính toán. Khi làm cọc dưới đế tường thì lúc này mômen lật, lực cắt, trọng lượng của tường tác dụng hoàn toàn lên hệ thống cọc, như vậy lực tác dụng lên cọc sẽ rất lớn, sẽ xuất hiện hàng cọc chịu nhổ và chịu mômen. Như vậy e thấy có vẻ không khả thi lắm vì cái chính là ta đưa cọc vào để ổn định về trượt( tức là chịu cắt) thì bây giờ cọc lại chịu tác dụng mômen nhiều hơn.
                    Ý kiến của e vậy mong các bác chỉ giáo!!!!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                      Nguyên văn bởi vpqtuank4 View Post
                      Cảm ơn các bác đã cho ý kiến!
                      Tường của e không giống như là của bác Thanh bk-dn là làm tường trước rồi đắp đất nên e không làm phương án này được. Vì đất nền yếu nên phương án của e định sử dụng là tường mềm BTCT. Khi tính toán chỉ mất ổn định về trượt, còn về lật thì OK.
                      Tường của bạn khi này đã có cọc chưa, nếu chưa có cọc mà chỉ mất ổn định trượt thì có nhiều biện pháp để chống trượt: bệ phản áp, đóng cọc qua cung trượt ... Nghĩa là tường của bạn chỉ có nhiệm vụ chắn đất.
                      Nguyên văn bởi vpqtuank4 View Post
                      Khi làm cọc dưới đế tường thì lúc này mômen lật, lực cắt, trọng lượng của tường tác dụng hoàn toàn lên hệ thống cọc, như vậy lực tác dụng lên cọc sẽ rất lớn, sẽ xuất hiện hàng cọc chịu nhổ và chịu mômen. Như vậy e thấy có vẻ không khả thi lắm vì cái chính là ta đưa cọc vào để ổn định về trượt( tức là chịu cắt) thì bây giờ cọc lại chịu tác dụng mômen nhiều hơn.
                      Sao lại không khả thi??? bạn đã tính chưa? cọc liên kết với bệ tường chắn thì dĩ nhiên sẽ phải chịu mômen từ tường chuyển xuống rồi. Còn cọc có chịu lực nhổ hay không thì hoàn toàn có thể kiểm soát được thông qua cấu tạo của tường chắn và bệ cọc ví dụ: thiết kế tường chắn dạng chữ L có bệ ngàm sâu vào trong đất...
                      vài ý kiến.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                        Mấy bác nói dùng phương pháp cọc nhưng mấy bác tính đến phương án thi công chưa? Thường tường chắn dùng trên núi, nếu dùng cọc, kể cả cọc đóng hay cọc khoan nhồi thì có khả thi và kinh tế ko?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                          Cảm ơn các bác.Em tính rồi đấy chứ. Nếu làm bệ phản áp như bác billbill theo hình chữ L thì sẽ không có mômen lật, nhưng ở trường hợp của em là bạt mái dốc làm tường chắn và mái dốc 45 độ. Chính vì vậy nếu đào ra làm được cái tường L rồi đắp lại chắc là không ổn lắm. Còn bác Thanh Nguyễn có phương án nào khác bảo e với vì nếu không dùng phương án cọc nhồi thì dùng phương án nào. Neo??

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                            Nguyên văn bởi vpqtuank4 View Post
                            Cảm ơn các bác.Em tính rồi đấy chứ. Nếu làm bệ phản áp như bác billbill theo hình chữ L thì sẽ không có mômen lật, nhưng ở trường hợp của em là bạt mái dốc làm tường chắn và mái dốc 45 độ. Chính vì vậy nếu đào ra làm được cái tường L rồi đắp lại chắc là không ổn lắm. Còn bác Thanh Nguyễn có phương án nào khác bảo e với vì nếu không dùng phương án cọc nhồi thì dùng phương án nào. Neo??
                            Thực ra tường hình L mục đích là tận dụng luôn trọng lượng của phần đất phía trên bệ( phần ngàm vào đất)với tác dụng chống lật. Trong trường hợp của bạn thiết nghĩ vấn đề đầu tiên là phải gia cường cho nền đất phía dưới vì như bạn nói thì địa chất yếu quá bằng các phương pháp: cọc cát, cọc vôi... còn phần đất sau tường chắn nếu cần thiết thì gia cố bằng phương pháp neo như bạn nói. Trong trường hợp có thể dùng được cọc (đóng hay khoan) thì cần kiểm toán tại mặt cắt liên kết bệ và cọc, kiểm toán chọc thủng, nội lực đầu cọc...với yêu cầu cọc phải đóng qua cung trượt với độ sâu( tính từ cung trượt) đủ lớn. Trường hợp không dùng được cọc (vì nhiều lý do chủ yếu do thi công) thì có thể dùng tường chắn trọng lực cũng thiết kế kiểu L nhưng phần bệ nhô ra phía ngoài chứ không ngàm vào trong đất(mục đích cho trọng tâm tường không trùng với trọng tâm chân đế), sau đó thiết kế bệ phản áp để chống trượt.
                            một vài ý kiến.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Xin ý kiến các bác về phương án thiết kế tường chắn cao 13m.

                              Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                              Coi chừng cái mặt cắt tiếp xúc giữa cọc và phần tường
                              hì đã chơi cọc thì kiểu gì chả phải kiểm toán cái mặt cắt này hở bác .

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X