QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thắc mắc về độ chối của cọc

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • thắc mắc về độ chối của cọc

    mình đang làm đồ án nền móng!
    mình có một số thắc mắc muốn hỏi mọi người!
    định nghĩa về:
    - độ chối là gì?
    - độ chối thiết kế?
    - độ chối tính toán?
    - độ chối thực?
    - độ chối ảo?

    rất mong nhận được câu trả lời của mọi người!
    cảm ơn đã quan tâm!

  • #2
    Ðề: thắc mắc về độ chối của cọc

    Thỉnh thoảng vẫn thấy có vài đồng chí sinh viên lười đọc sách lên các forum chuyên môn hỏi mấy câu vớ vẩn thật.
    Cái này mò các sách ko ra thì hãy lên đây hỏi mấy đồng chí ạ...

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: thắc mắc về độ chối của cọc

      Nguyên văn bởi eahleo View Post
      mình đang làm đồ án nền móng!
      mình có một số thắc mắc muốn hỏi mọi người!
      định nghĩa về:
      - độ chối là gì?
      - độ chối thiết kế?
      - độ chối tính toán?
      - độ chối thực?
      - độ chối ảo?

      rất mong nhận được câu trả lời của mọi người!
      cảm ơn đã quan tâm!
      Xin được trả lời bạn như sau:
      - Độ chối
      Phương pháp thử động truyền thống được áp dụng từ khá lâu và rất phổ biến, bằng cách dùng một loại búa có trọng lượng nhất định đóng một nhát lên cọc, cọc sẽ lún xuống, trị số độ lún gọi là độ chối của cọc; <sup>[1]</sup>. Độ chối của cọc đóng là độ lún của cọc dưới một nhát búa đóng và 1 phút làm việc của búa rung (theo TCXDVN 286-2003 Đóng, ép cọc - Thi công, nghiệm thu) <sup>[2]</sup>

      Về mặt định tính, độ chối càng bé thì SCTGH của cọc càng lớn và ngược lại. Sau đó đưa trị số độ chối đo được vào công thức đóng cọc để xác định SCTGH. Có rất nhiều công thức đóng cọc, D.Chellis thống kê vào khoảng 38 công thức thông dụng, nguyên lý xây dựng công thức nói chung như nhau đều dựa trên điều kiện cân bằng công khi đóng cọc và lý thuyết va chạm tự do giữa hai vật thể đàn hồi là búa và cọc. <sup>[1]</sup>

      - Độ chối ảo(giả)
      Cọc chưa đạt tới độ sâu thiết kế (thường còn rất cao) mà độ chối của cọc đã đạt hoặc nhỏ hơn độ chối thiết kế.
      Nguyên nhân
      Do đóng cọc quá nhanh, đất xung quanh cọc bị lèn ép quá chặt trong quá trình đóng cọc, gây nên ma sát lớn giữa cọc và đất<sup>[3]</sup>
      -------------------------------

      <sup>[1]</sup>Phương pháp thử động cọc
      <sup>[2]</sup>Thi công cọc đóng
      <sup>[3]</sup>Những sự cố thường gặp khi thi công đóng cọc
      Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 23-08-2009, 03:08 PM.
      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

      Ghi chú

      Working...
      X