QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng Barrette

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Móng Barrette

    Các bác cho em hỏi một số vấn đề về móng , mong các bác giải thích giúp , em xin cảm ơn.
    1. Móng Barrette khác móng cọc khoan nhồi như thế nào? Ngoài tính chống uốn của móng Barrette tốt hơn thì móng Barrette có ưu khuyết như thế nào với móng cọc khoan nhồi? Khi nào thì ta sử dụng móng Barrette? Trong điều kiện thi công ở nước ta thì chi phí móng Barrette so móng cọc khoan nhồi?
    2. Móng cọc khoan nhồi chủ yếu chịu nén mà tại sao phải đặt thép?
    3. Mực nước ngầm ảnh hưởng như thế nào đến móng?

  • #2
    Nhân nói về vấn đề cọc khoan nhồi, xin mọi người bình luận về vấn đề sau:

    Như chúng ta đã biết khi thiết kế cọc (đối với các công trình nhà cửa, cọc chỉ được tính toắn với tải trọng dọc trục mà bỏ qua sức chịu tải trọng ngang, phần chịu tải trọng dọc trục này dc tính toắn hoằn toằn do bt mà không kể đến ảnh hưởng của cốt thép-người thiết kế chỉ đặt cốt thép theo cấu tạo (cảm tính). thực tế hiện nay mỡi người đặt cốt thép một kiểu không ai giống ai cả, ví dụ cùng là cọc d=1000 nhưng có người thiết kế bố trí tiết diện cốt thép (phần trên) là 20 cây 25, có người thiết kế 18 cây 22 và có người chỉ bố trí có 16 cây 16 thôi mặc dù sức chịu tải của cọc dều lấy 420-450 tấn. như vậy nếu chỉ có 16 cây 16 mà vẫn đảm bảo sức chịu tải cho cọc là 450 tấn thì những thiết kế ở trên là quá láng phí tiền của.
    Theo bạn đặt cốt thép với hàm lượng bao nhiêu là đủ để không gây láng phí không cần thiết, theo tôi thì vì là đặt cốt thép theo cấu tạo nên chỉ cần đặt cốt thép theo yêu cầu của của kết cấu BTCT khoẳng 0.5% tiết diện là đủ. Ban nghĩ sao về vấn đề này?
    Xin mọi người cho ý kiến đóng góp.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Móng Barrette

      1) Cọc barret, thực chất là cọc khoan nhồi chỉ kác nhau về hình dạng tiết diện. Tiết diện cọc nhồi là hình tròn còn barret là chữ nhật. Cọc barret được người Pháp cải tiến từ cọc nhồi để tạo ra sức chịu tải lớn hơn với cùng một thể tích bê tông sử dung. Trong dự tính sức chịu tải của cọc khoan nhồi, sức chịu tải theo ma sát bên đóng vai trò quan trọng. Nếu xét một cọc barret có kích thước là 2.8 m x 0.8 m có diện tích mặt cắt là 2.24 m2. Diện tích này tương đương với một cọc nhồi có đường kính là 1.75 m2. Tuy nhiên diện tích mặt bên của cọc barret là 7.2 m2/m còn cọc khoan nhồi tương đương điện tích là 5.5 m2/m. Như vậy có thể nhận thấy rằng cọc barret là hiệu quả hơn về chỉ tiêu kinh tế đồng/m3 bê tông sử dung. Tuy nhiên cọc barret thi công là khó hơn để đảm bảo chất lượng dặc biệt là làm sạch đáy cọc trước khi đổ bê tông.
      2) Cọc khoan nhồi chịu lực đúng tâm tuy nhiên vẫn đặt thép. Thép của cọc nhồi thực chất là thép cấu tạo vì nhiều lý do trong đó có lý do an toàn. Không ai có thể khẳng định là cọc chịu tải trọng đúng tâm. Khi thiết kế cột mặc dù sơ đồ tính toán là đúng tâm, tuy nhiên người ta vẫn đưa ra một độ lệch tâm ngẫu nhiên để tăng thêm độ an toàn. Mặt khác cọc nhồi có sức mang tải lớn, tức là nó làm việc bằng nghiều lần cọc đóng nên nó là quan trọng hơn vì vậy cần phải an toàn hơn. Cũng như một người làm việc thay thế cho nhiều người phải được hưởng lương cao hơn, chính vì như vậy mà bê tông cọc nhồi thường được quy định có mác không nhỏ hơn 250 kg/cm2 và cường độ thiết kế không lớn hơn 0.25 lần mác bê tông.
      3) Mực nước ngầm tất nhiên là ảnh hưởng nhiều đến phần móng trên tất cả các giai đoạn trong suốt đời từ khi sinh ra đến khi kết thúc của móng, không rõ "n1982" đặt vấn đề từ góc độ nào.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Móng Barrette

        ket cau ben tren truyen xuong mong la to hop nhieu truong hop tai ; vay ta co the lay Nmax; Qmax; Mmax cho 2 phuong trong tat ca cac truong hop duoc khong??? xin cac su phu chi giao

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Móng Barrette

          Các bạn nói như vậy là đúng và đủ lắm rồi. Khi tôi làm cọc barette cho các tường vây một lò luyện thép Martin thì thấy rằng cọc barette rất có lợi để làm tường vây, nó chịu momen uốn do sức đẩy (ngang) của đất. Ta có thể khoan xuyên qua để neo cáp neo trong đất cho những chiều sâu quan t rọng.
          Nhưng dùng cọc barette để chịu sức tải thẳng đứng thì thận trọng, trong nhiều trường hợp, cọc barette cần phải đụng tầng đá, mặt đá có thể nghiêng, cho nên cái mũi cạp đất của máy barette bị chận lại, không móc được hết đất, cho nên khi đổ bê-tông, nó chỉ chịu trên một góc của barette thôi. Có thể trường hợp này không xảy ra trên các đất phù sa đồng bằng sông.
          Bạn Lê-văn-Minh : dĩ nhiên là phải tính cọc nhồi (tiết diện tròn) theo hai phương, và lựa trị giá Max.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Móng Barrette

            Nhân đề tài này xin mọi người cõ thể gỡ rối giùm.
            Khi thiết kế cọc nhồi, tôi nhớ là có câu, thiết kế cọc sao cho sức chịu tải theo vật liệu là tương đương so với đất nền để tiết kiệm. Nếu như vậy khi thí nghiệm, theo tiêu chuẩn thì tải thí nghiệm phải đạt từ 2-2,5 lần sức chịu tải => cọc sẽ bị phá hoại?
            Có người nói rằng cọc TN thường được thiết kế tốt hơn nhưng tôi thấy không phải như vậy.
            Có ý kiến khác lại cho rằng, khi tính sức chịu tải theo vật liệu cho cọc thì cường độ của BT và thép đã tính với hệ số rất nhỏ => SCT cọc lớn hơn rất nhiều, nhưng tôi không nghĩ như vậy, vì theo tôi các hệ số đó là kể đến các điều kiện do thi công tạo ra, không thể dựa vào đó để tăng khả năng chịu tải theo VL của cọc lên được,
            Tôi chưa có cách giải thích nào thuyét phục vậy xin ý kiến của mọi người!

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Móng Barrette

              em cần có những thông tin về khuyết tật của cọc barette.Rất mong được sự chỉ giáo của các Sư Huynh do nha!!!!!!Cảm ơn các Đại Sư Huynh nhiều lắm lắm

              Ghi chú

              Working...
              X